Cập nhật điều trị và tiến triển trong bệnh thông liên thất đơn thuần

Cập nhật điều trị và tiến triển trong bệnh thông liên thất đơn thuần

Thông liên thất (TLT) là bệnh bẩm sinh hay gặp nhất sau động mạch chủ 2 lá van, thông liên thất đơn thuần chiếm khoảng 20% các bệnh tim bẩm sinh. TLT gặp 1,5 đến 3,5/1000 trẻ sống sau khi sinh đủ tháng, tỷ lệ này cao hơn ở trẻ sinh thiếu tháng: 4,5 đến 7/1000 trẻ [43]. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều ở người lớn do lỗ thông có thẻ đóng tự nhiên [43].
Thông liên thất đơn thuần là bệnh lý có biểu hiện và tiến triển bệnh rất khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm giải phẫu của lỗ thông và tình trạng mạch máu phổi. Henri
Roger, năm 1879, lần đầu tiên mô tả chính xác lâm sàng TLT, đưa ra thuật ngữ “bệnh Roger” [4]. Hiện nay, TLT thể Roger để chỉ các trường hợp lỗ thông liên thất nhỏ, không gây ảnh hưởng đến phát triển cơ thể, cũng như không có hậu quả của shunt trái phải lớn. Tuy nhiên cũng rất nhiều trường hợp TLT có biểu hiện nặng, tiến triển đến bệnh lí mạch máu phổi, không có khả năng điều trị cứu sống người bệnh.
Phẫu thuật TLT được tiến hành lần đầu vào giữa những năm 50 của thế kỉ 20 [54]. Mô tả trường hợp phẫu thuật TLT đầu tiên của Lillehei CW [63] vào năm 1955 đã mở ra kĩ thuật phẫu thuật tim mở với tuần hoàn ngoài cơ thể [57]. Từ đó đến nay, cùng với tiến bộ của kĩ thuật ngoại khoa, còn có biện pháp đóng lỗ thông không cần phẫu thuật cũng đem lại nhiều triển vọng trong điều trị bệnh.
Chuyên đề “Cập nhật điều trị và tiến triển trong bệnh thông liên thất đơn thuần” được thực hiện nhằm các mục đích sau:
1. Các phương pháp điều trị can thiệp bệnh thông liên thất và tiến triển sau điều trị
2. Tiến triển tự nhiên của bệnh thông liên thất đơn thuần.
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment