Cấu tạo cơ thể & cách sử dụng đúng: Bữa ăn và hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch bao gồm những gì?
Để sống khoẻ mạnh thì con người cần phải được bảo vệ khỏi những yếu tố gây hại từ môi trường như các loại virus, vi khuẩn, kí sinh trùng, những chất hoá học độc hại.v.v… Nhưng như thế vẫn chưa đủ bởi vì con người cần phải có thêm khả năng tự thay đổi linh hoạt trước sự biến đổi không ngừng nghỉ của các loại virus, vi khuẩn, chất hoá học mà cơ thể phải tiếp xúc hàng ngày. Để làm được việc đó, chúng ta cần phải có một hệ miễn dịch khoẻ mạnh, làm việc chăm chỉ và chính xác, an toàn.
Hệ thống miễn dịch được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Chúng phối hợp với nhau để bảo vệ con người chống lại vi trùng và vi sinh vật có trong cuộc sống hàng ngày. Một trong những tế bào quan trọng của hệ miễn dịch là tế bào bạch cầu, bao gồm hai loại cơ bản kết hợp với nhau để tìm kiếm và tiêu diệt các sinh vật truyền nhiễm – “những kẻ xâm lược” có hại cho sức khỏe. Hệ miễn dịch tấn công những yếu tố gây bệnh cho cơ thể con người thông qua một loạt các bước được gọi là phản ứng miễn dịch.
Hệ miễn dịch của cơ thể phức tạp và nằm ở khắp các nơi trong người, bao gồm:
- Amidan cổ họng
- Hệ thống tiêu hóa
- Tủy xương
- Da
- Hạch bạch huyết
- Lá lách
- Niêm mạc mỏng bên trong mũi, họng và bộ phận sinh dục
Việc phân bố rải rác ở nhiều vị trí giúp hệ miễn dịch hình thành và lưu trữ các tế bào, cũng như duy trì hoạt động liên tục nhằm giữ cho toàn bộ cơ thể luôn khỏe mạnh
Ăn gì để hệ miễn dịch khoẻ mạnh?
Ở đây chúng ta sẽ cùng nói về những nguyên lý trong việc lựa chọn thực phẩm để tăng cường miễn dịch, chứ không bàn luận về những phương pháp cụ thể hay một kinh nghiệm của người nào đó bởi vì mỗi người có một hệ Gen khác nhau do đó có nhu cầu và cách hấp thu, chuyển hoá thức ăn hoàn toàn khác nhau. Đọc thêm: Cấu tạo cơ thể & cách sử dụng đúng: Thức ăn & thân tâm
- Ăn làm sao phải cảm thấy cơ thể khoan khoái, nhẹ nhàng: dù bạn ăn gì đi chăng nữa, theo bất kì chế độ ăn uống nào thì điều quan trọng làm cảm giác sau khi ăn của bạn phải khoan khoái, nhẹ nhàng. Bởi vì đây là biểu hiện của chế độ ăn với các thành phần dinh dưỡng hợp lý, cân đối, dễ hấp thu, dễ chuyển hoá. Hiện nay có rất nhiều loại chế độ ăn khác nhau, nhưng bạn không nên chỉ vì nghe nói chế độ đó tốt, chế độ đó giúp bạn cải thiện sức khoẻ nhanh chóng thì bằng mọi giá bạn cứ phải ăn theo chế độ đó. Ăn đúng chế độ mà sau khi ăn bạn thấy mệt mỏi, uể oải, ậm ạch, khó tiêu thì chắc chắn chế độ đó đang không phù hợp với sự hấp thu của cơ thể bạn. Nói cách khác, nó giống như bạn đổ nhầm loại xăng cho xe máy bạn đang dùng.
- Ăn nhiều thức ăn gia vị, cay ấm nóng để tăng cường miễn dịch. Có thể bạn ăn nhiều tỏi hơn, dùng nhiều hạt tiêu, ớt, quế hoặc nhiều hành hơn trong bữa ăn với mong muốn kích hoạt hệ thống miễn dịch nhưng lại thấy bị ngứa, mụn nhọt, nhiệt miệng, táo bón... thì đây cũng là một báo hiệu của cơ thể bạn về việc quá dư thừa những chất cay nóng ấm đó. Các biểu hiện trên là do cơ thể đã không thể sử dụng toàn bộ những gì bạn đưa vào và nó buộc phải đào thải ra bằng những biểu hiện như trên. Việc làm này giống như bạn nấu canh với lửa bếp quá to, canh sẽ bị trào ra ngoài và mất đi nhiều chất dinh dưỡng quan trọng.
- Ăn quá nhiều rau xanh và giảm tối đa chất đạm: để hệ miễn dịch khoẻ mạnh thì chúng ta cần nguyên liệu để tạo nên những tế bào miễn dịch và trang bị vũ khí cho chúng. Một tế bào được tạo thành cần đủ các chất dinh dưỡng như Tinh bột, Mỡ, Đạm, chất khoáng thì tế bào mới trưởng thành toàn diện và có đầy đủ năng lực để làm việc được. Nếu bạn vì nghĩ rằng ăn nhiều chất đạm làm cho cơ thể bị trì trệ, mệt mỏi và chuyển sang chế độ ăn “xanh” một cách cực đoan thì đây là một sai lầm rất lớn. Điều bạn làm giống như bạn xây nhà không dùng sắt, thép, xi măng mà chỉ dùng vôi vữa gạch. Xem thêm: Cấu tạo cơ thể & cách sử dụng đúng: chế độ ăn tối ưu
- Ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp: không nói thì bạn cũng biết những thực phẩm này không tốt bởi vì đơn giản nó chứa quá nhiều hoá chất bảo quản, làm cho cơ thể bạn phải sử dụng thêm nhiều năng lượng nữa để tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng từ những thực phẩm này, do đó nó sẽ làm cho hệ miễn dịch của bạn bị thiếu năng lượng và ngày càng mệt mỏi hơn.
- Tăng cường tắm nắng cho nội tạng: muốn cơ thể khoẻ mạnh thì bạn phải có những hoạt động ngoài trời và muốn nội tạng khoẻ mạnh thì bạn phải cho nội tạng tắm nắng. Tắm nắng bằng cách sử dụng nhiều chất diệp lục, vâng đấy chính là chất diệp lục ở những ra ăn lá. Chất diệp lục chính là công cụ để thực vật biến ánh nắng mặt trời thành chất dinh dưỡng nuôi sống toàn bộ các loài động vật trong đó có con người. Bạn sử dụng diệp lục tức là bạn đã gián tiếp giúp toạn bộ lục phủ ngũ tạng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (vì thế tôi gọi là tắm nắng cho nội tạng). Hãy thường xuyên sử dụng các loại rau ăn lá, sử dùng sống hoặc say thành sinh tố đều tốt cả.
Cách ăn như thế nào để làm khoẻ hệ miễn dịch?
Trong cơ thể thì hệ thống thần kinh và nội tiết có trách nhiệm điều hoà mọi hoạt động của các cơ quan, tế bào. Hệ miễn dịch cũng không nằm ngoài sự kiểm soát này của hệ thần kinh và nội tiết vì thế chúng ta cần phải tuân theo một số nguyên lý sau trong cách chúng ta tiếp nhận thực phẩm (cách ăn uống) để giúp hệ miễn dịch khoẻ mạnh hơn.
- Dành thời gian thực sự cho việc ăn: bạn có bao nhiêu phút cho bữa ăn của mình thì hãy dành thời gian cho việc đó. Tóm lại là ăn cho ra ăn, uống cho ra uống. Bởi vì khi tập trung vào việc ăn uống thì bạn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn, các giác quan của bạn tiếp xúc với mùi vị thức ăn trọn vẹn hơn, nhờ đó mà hệ thần kinh, nội tiết, các enzyme tiêu hoá làm việc hiệu quả hơn hẳn.
- Bỏ điện thoại, máy tính sang 1 bên: dùng thiết bị điện tử là cách làm bạn tiêu tốn thời gian nhiều nhất, kể cả để chiếc điện thoại bên cạnh mà không nhìn vào màn hình thì tâm trí bạn vẫn có xu hướng tưởng tượng, phán đoán những gì có thể diễn ra với Facebook của bạn, kênh YouTube của bạn hoặc lời bình luận của bạn trên các mạng xã hội. Những sự phân tầm này làm rối loạn quá trình hấp thu chất dinh dưỡng nhiều hơn bạn nghĩ đấy.
- Nhai kĩ: một điều tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại tỏ ra rất khó làm trong cuộc sống của mỗi người. Bạn cần biết rằng dạ dày của bạn không có răng, thức ăn cần được nghiền nát bởi răng để quá trình tiêu hoá tiếp theo ở dạ dày được đảm bảo. Nếu ngay từ giai đoạn đầu là nhai thức ăn mà bạn đã làm sai thì nó kéo theo một loạt cái sai trong những quá trình tiêu hoá ở các công đoạn tiếp theo tại dạ dày, ruột non, ruột già
- Ăn đúng nhịp sinh học cơ thể và tự nhiên: cơ thể nào cũng hoạt động có nhịp điệu và nội tạng cũng có lịch làm việc của nó. Những nhịp điều và lịch làm việc này do sự vận hành của tự nhiên, mặt trời, mặt trăng và công việc của mỗi người. Không có bất kì lời khuyên cụ thể nào về giờ nào ăn bao nhiêu là đủ, nhưng có một điều chắc chắn đúng đó là bạn nên ăn nhiều vào lúc năng lượng của tự nhiên tăng lên và nên ăn ít đi khi năng lượng của tự nhiên giảm xuống. Buổi sáng mặt trời lên thì bạn nên ăn khá khá, buổi trưa năng lượng trời lên cực điểm bạn cũng không cần phải ăn quá nhiều vì buổi trưa năng lượng tăng rồi lại giảm, buổi tối thì năng lượng giảm nhiều vì thế bạn cũng không cần phải ăn nhiều do ăn nhiều cơ thể lại mất thêm năng lượng để tiêu hoá. Tất nhiên, nếu cơ thể bạn đã quen làm việc buổi tối theo ca, theo giờ thì đương nhiên bạn phải ăn nhiểu vào buổi tối.
Hiểu hơn về cách lắng nghe cơ thể, chủ động chăm sóc sức khoẻ bản thân qua Talkshow của Bs. Lê Hải tại trung tâm VMC