Cấu tạo cơ thể & cách sử dụng đúng: Dây chằng

Cấu tạo cơ thể & cách sử dụng đúng: Dây chằng

Biến dễ thành khó: Dây chằng và cách sử dụng đúng trong luyện tập

Dây chằng và hệ thống kết nối kì diệu

Lê Hải đã nói với các bạn về cấu tạo hệ xương của chúng ta và đặc biệt là đã hướng dẫn bạn cách sử dụng hệ xương này theo cách khoa học, có phân tích, có đối chiếu nhằm giúp bạn có khả năng chăm sóc bộ xương chủ động và khoa học. (Cấu tạo cơ thể & cách sử dụng đúng: Bộ khung xương) Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm đâu là thành phần để kết nối các đoạn xương lại với nhau và đó chính là hệ thống dây chằng.

Bộ xương con người có một số loại xương khác nhau như xương dài – xương cánh tay, xương đùi, xương dẹt – xương sọ, xương sườn, xương ngắn – xương bàn tay, bàn chân. Các xương này nối với nhau tại những nơi gọi là khớp xương, nhưng để mấu nối này được bền chặt, thì phải có những sợi dây để buộc lại và người ta gọi đó là hệ thống dây chằng. Dây = là những đoạn, sợi, chằng = để buộc chắc 2 hoặc nhiều đoạn lại với nhau. Giống như lạt buộc bánh trưng, bánh tét, bó giò, hoặc đơn giản là sợi dây chun buộc tóc, hay buộc những cây tre lại để tạo thành ngôi nhà.

Dây chằng trong cơ thể người có sự khác biệt rất lớn với sợi dây buộc thông thường bởi vì nó luôn luôn thay đổi, sự sửa chữa, có sự đàn hồi, mềm mại nhưng lại vô cùng dẻo dai, bền vững. Để có được những tính chất trên, cấu trúc của dây chằng rất phức tạp và vô cùng vi tế, tuy nhiên nhiệm vụ của chúng ta không phải là mổ xẻ cấu trúc của nó bởi vì đấy là nhiệm vụ của những nhà nghiên cứu. Quan trọng là chúng ta biết cách sử dụng dây chằng làm sao cho đúng mà thôi.

Hình ảnh bên dưới chúng ta thấy rất rõ ràng dây chằng “buộc” các đầu xương lại với nhau như thế nào ngoài ra bạn còn thấy dây chằng chạy dọc cột sống mặt trước, mặt sau và cả hai bên. Bạn nên phóng to hình ảnh trong bài viết này ra, để nhìn kĩ hơn nhé.

day chang
Hệ thống dây chằng kì diệu bên trong cơ thể

Dây chằng và những chức năng quan trọng

  • Kết nối xương với xương khác để tạo thành khớp, giữ vai trò quan trọng trong việc sắp xếp trật tự khớp xương và điều khiển sự trượt, lướt trơn tru của bề mặt khớp, giúp cơ thể vận động.

  • Ở một vài khu vực như chân và sống lưng, dây chằng có nhiệm vụ nâng đỡ bộ xương và làm cho cơ thể giữ được hình dạng đặc trưng ví dụ: đường cong sinh lý cột sống, sự ổn định của trục khớp

  • Dây chằng xương có các đầu dây thần kinh cảm giác riêng biệt giúp gửi thông tin liên tục nên não để duy trì tư thế. Các cảm biến trong dây chằng giống như những cảm biến cân bằng trên ô tô, nếu như cơ thể thay đổi tư thế trong vận động, tập luyện, làm việc thì những cảm biến này sẽ liên tục ghi nhận để giúp não có “cơ sở dữ liệu” để điều chỉnh cơ thể cho phù hợp thông quan vận động của cơ, tuần hoàn, hơi thở

  • Một số dây chằng lại hạn chế khả năng di chuyển của khớp nối hoặc ngăn chặn các cử động nhất định, đặc biệt xảy ra khi bị chấn thương.Ví dụ các dây chằng tại đầu gối, khuỷu tay nó sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi những vận động quá mức gây chấn thương.

Hướng dẫn sử dụng dây chằng đúng cách

  • Vận động thận trọng để nuôi dưỡng dây chằng: điều này nói thì ai cũng có thể hiểu được là phải cẩn thận trong mỗi hành động của chúng ta nhưng hôm nay các bạn sẽ biết rằng chúng ta làm chậm để đây chằng ở các khớp, cột sống được vận động phù hợp để nuôi dưỡng. Ví dụ chúng ta đi bộ là động tác mà chúng ta rất thành thạo kể từ 1 tuổi, vì thế đến bây giờ khi chúng ta đi thì thường là không để ý nhiều đến đôi chân của mình, vì thế có thể bước đi của chúng ta đã mất dần khả năng nuôi dưỡng các dây chằng của cổ chân, khớp gối, khớp háng… do đó chúng ta dễ bị thoái hoá. Vì  thế, khi bạn hiểu hơn về hệ thống dây chằng và việc cần phải thận trọng hơn trong những động tác của mình thì cũng là lúc hệ thống dây chằng của bạn bắt đầu cảm ơn bạn rồi đấy.
  • Kéo giãn khoa học và có từng cấp độ: Lê Hải có cơ hội được giảng dạy bộ môn giải phẫu Yoga cho hàng nghìn học viên và hàng trăm khoá đào tạo 200h, 300h do đó nhận thấy được khi tập luyện cần phải rất cẩn thận và từ từ để làm giãn các khớp. Khi mở khớp vai, khớp háng hay cột sống thì chúng ta luôn bị giới hạn là do nhiều cấu trúc khác nhau như gân, cơ, khớp và đặc biệt là dây chằng. Mọi thứ cần phải được nuôi dưỡng và chuyển hoá từ từ, do đấy bạn cần hết sức lắng nghe cơ thể, cảm nhận từng vùng khớp để việc mở khớp, kéo giãn khớp được khoa học, không gây hại và tạo ra nhiều lợi ích về sức khoẻ cho cơ thể
  • Ăn quá nhiều đồ chua, uống nhiều nước lạnh làm yếu dây chằng: đồ chua là yếu dây chằng vì làm yếu tổ chức Collagen và uống quá nhiều nước lại làm co thắt mạch máu. Hai yếu tố này sẽ làm yếu hiểu tổ chức và trong đó có dây chằng.
tap luyen day chang
Tập kéo giãn chậm rãi, từ từ và theo hơi thở có khả năng nuôi dưỡng dây chằng cực kì tốt

Chăm sóc dây chằng chủ động

  • Thường xuyên xoa bóp, bấm huyệt giúp nuôi dưỡng dây chằng hoàn hảo: Xoa bóp, bấm huyệt làm thông kinh mạch, làm tăng cường tuần hoàn máu nuôi dưỡng dây chằng. Động tác xoa bóp giúp chất dinh dưỡng thấm sâu vào từng sợi dây chằng, giúp tăng cường đàn thôi, tăng cường dẻo dai và sự bền vững của dây chằng
  • Vận động nhẹ nhàng, kéo giãn, xoay tròn khớp thật chậm + hơi thở là cách tập luyện cực kì tốt để làm khoẻ dây chằng
  • Ngủ đầy đủ: giúp dây chằng được thư giãn trong tư thế nằm, vì thế nó sẽ tái hấp thu nước, tái hấp thu chất dinh dưỡng và phục hồi những sai sót do vận động không đúng trong ngày gây ra
  • Ăn uống đầy đủ và an toàn: đừng ăn quá nhiều chất chua và uống nước lạnh sẽ giúp dây chằng khỏe hơn

Bên dưới là video giới thiệu bài tập kéo giãn giúp giảm đau mỏi cổ gáy, bài tập vừa tốt cho các tổ chức dây chằng vùng cổ, vừa tốt cho cơ, khớp tại vùng này, bạn hãy xem và thực hành nhé. Còn nếu bạn muốn biết thêm những bài tập khác về cổ thì có thể xem chương trình học thử của chúng tôi.

* Đọc thêm các bài viết liên quan: Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống (Phần 1) 

 

hoc thu mien phi

 

dang ki tu van

 

Leave a Comment