Cấu tạo cơ thể & cách sử dụng đúng: Kinh nguyệt nhẹ nhàng bằng 2 huyệt dễ tìm
8 nguyên nhân gây đau bụng chẳng mấy ai để ý:
- Cấu trúc vùng khung chậu bị lệch: Tử cung nằm gọn trong vùng khung chậu, nó được neo vào khung chậu bởi các dây chằng, phía trên nó là ruột, phía dưới là cơ sàn chậu. Nếu khung chậu bị lệch hay các khớp háng bị lệch, khớp cùng chậu bị đau đều gây ảnh hưởng tới sự co bóp của tử cung và ngược lại. Đây là nguyên nhân gây đau bụng kinh rất ít người để ý đến
- Bệnh cột sống thắt lưng như thoái hoá cột sống, phình đĩa đệm đốt sống, thoát vị đĩa đệm, lệch đốt sống đều có khả năng làm ảnh hưởng đến hoạt động co bóp của tử cung vì vùng cột sống thắt lưng liên quan đến vùng tuỷ sống điều khiển hoạt động co bóp của tử cung
- Cơ vùng thắt lưng, vùng mông, vùng đùi bị bó cứng cũng là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn kinh nguyệt do khi những cơ vùng này bị bó chặt lại sẽ gây cản trở lớn đến khả năng nuôi dưỡng tử cung của các động mạch. Ngoài ra, nó còn làm cho hoạt động dẫn truyền thần kinh điều hoà hoạt động co bóp tử cung cũng mất đi tính nhanh nhạy bình thường
- Ăn uống quá nhiều đồ lạnh như uống nước đá, cà phê đá làm cho kinh mạch và huyệt đạo vùng bụng dưới bị lạnh, làm giảm tính mềm mại của các tổ chức bao quanh tử cung, vì thế khi tử cung co bóp sẽ tạo ra tình trạng đau hơn bình thường
- Tắm khuya và thức đêm: theo YHCT kinh nguyệt thể hiện tình trạng khí huyết đầy đủ và điều hoà trong cơ thể người phụ nữ, tắm khuy + thức đêm làm cho khí huyết bị suy yếu gây tình trạng kinh nguyệt không điều hoà, lúc đến sớm, lúc quá trễ, lúc thì bị ngắt quãng
- Ăn quá nhiều đồ cay nóng: ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn, ăn nhiều ớt, ăn nhiều mỳ tôm làm cho cho cơ thể trong tình trạng hoá Nhiệt + Hoả, làm cho phần huyết bị nhiệt gây tình trạng đau bụng kinh + mụn nhọt
- Táo bón do ăn ít rau xanh, ít chất xơ cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự co bóp của tử cung. Vì về mặt giải phẫu tử cung có liên quan gần đến trực tràng
- Cáu giận, bực tức, ấm ức, khó tính sẽ gây tình trạng Stress làm rối loạn hormone cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh nguyệt
- Ăn chế độ giảm cân không phù hợp, hoặc chế độ vận động để giảm cân quá sức chịu đựng của cơ thể làm cho khí huyết bị hư nhược, thiếu máu, thiếu năng lượng cũng làm cho rối loạn kinh nguyệt
Trọng điểm giải phẫu
Kinh nguyệt nhẹ nhàng bằng 2 huyệt dễ tìm:
(1) Huyệt Khí hải
Vị trí: Dưới rốn 1,5 thốn
Tác dụng đối với kinh nguyệt:
- Làm ấm vùng bụng dưới vì thế làm giảm đau bụng kinh
- Làm ấm tử cung vì giúp bồi bổ nguyên khí
- Giảm đau thắt lưng, giảm cường độ đau
- Giúp an thần, ngủ ngon, ngủ sâu giấc
- Giúp thư giãn, giảm stress, xả bỏ cảm giác bực bội, khó chịu, bứt rứt
(2) Huyệt Quan nguyên
Vị trí: Dưới rốn 3 thốn
Tác dụng đối với kinh nguyệt:
- Có khả năng phối hợp mạnh với huyệt Khí hải để tăng cường tác dụng
- Làm ấm vùng bụng dưới vì thế làm giảm đau bụng kinh
- Làm ấm tử cung vì giúp bồi bổ nguyên khí
- Giảm đau thắt lưng, giảm cường độ đau
- Giúp an thần, ngủ ngon, ngủ sâu giấc
- Giúp thư giãn, giảm stress, xả bỏ cảm giác bực bội, khó chịu, bứt rứt
Lý do phải dùng 2 huyệt
Đó là tạo ra tác dụng hiệp đồng của 2 huyệt này, 1 huyệt để mở cửa cho nguyên khí đi vào hay nói các khác là tạo điều kiện để phục hồi nguyên khí (huyệt Quan nguyên). Khi cửa đã mở, nguyên khí đã có thể lưu thông thuận lợi thì huyệt Khí hải sẽ phát huy tác dụng quy tụ nguyên khí về gốc (Đan điền) vì thế mà nên sử dụng phối hợp 2 huyệt này cùng lúc với nhau.
Khi nguyên khí được hồi phục, đầy đủ thì cũng là lúc kinh nguyệt điều hoà, tình trạng đau cũng giảm nhẹ, chị em phụ nữ cũng thấy dễ chịu, bớt cáu bẳn mỗi khi kì kinh đến. Ngoài ra, nguyên khí đầy đủ cũng là lúc cơ thể tái tạo máu tốt hơn, hoạt động sinh hồng cầu trong tuỷ xương được đẩy mạnh để bù đắp cho lượng máu bị mất đi, vì thế mà chị em vẫn giữ được sự tươi tắn, hồng hào.
!! Bí kíp:
- Khi ấn những huyệt có ở 2 bên cơ thể, bạn hãy thận trọng cảm nhận sự khác nhau giữa cảm giác của huyệt mỗi bên, xem bên nào huyệt tỏ ra nhạy cảm hơn hoặc ít cảm giác hơn, bì bì hơn.
- Nếu bạn nhận thấy có sự khác biệt thì hãy dành thời gian day ấn nhiều hơn những huyệt ít cảm giác, bì bì hơn.
- Thời gian bấm huyệt kết thúc khi những biểu hiện đau nhức, khó chịu, ứ trệ, tắc nghẽn tan biến từ 70-100%.
- Nếu bạn tìm mọi cách tác động vào huyệt mà không thấy bất kì sự cải thiện nào, thì hãy tham khảo ý kiến nhà chuyên môn.
Bài viết liên quan (rất hay)
!!! Một số hướng dẫn để thành công trong sử dụng xoa bóp bấm huyệt
!!! Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống