Cấu tạo cơ thể & hiểu biết đúng về: Bộ khung xương

Cấu tạo cơ thể & hiểu biết đúng về: Bộ khung xương

Biến dễ thành khó: Hệ xương khớp và cách sử dụng đúng

Cấu trúc bộ khung xương

Để cơ thể người có hình dáng và sự vững chắc, cân đối và vận động linh hoạt thì chúng ta phải kể đến hệ thống xương của cơ thể, bộ xương con người được phần thành 2 phần chính là xương thân và xương chi

  • Vùng thân: là xương nằm ở giữa, gồm các cấu phần là hộp sọ, cột sống, khung xương sườn và khung chậu. Đây là trục chứa những cơ quan nội tạng và thần kinh trung ương phụ trách các chức năng như cung cấp năng lượng – bộ máy tiêu hoá + hô hấp, nuôi dưỡng tế bào – hệ tuần hoàn, bài tiết chất thải – hệ tiết niệu, điều khiển hoạt động – hệ thần kinh, nội tiết
  • Các chi: là 2 tay và 2 chân, có nhiệm vụ giúp cơ thể vận động và bảo vệ phần xương thân. Các xương này có đặc điểm là sự nối kết với nhau qua thân, tức là nếu tay bị đau thì có thể liên quan đến chân, hoặc nếu chân bị đau thì có thể liên quan đến tay. Sự liên quan về chức năng thế này thuộc vệ tự nhiên, sinh ra đã có nhằm mục đích giúp các bộ phận trong cơ thể thống nhất với nhau trong vận động
co the nguoi hoc tri lieu
Tổng quát về bộ khung xương của chúng ta

Chức năng bộ khung xương

  1. Nâng đỡ cơ thể: cơ thể con người sống trên trái đất và luôn chịu lực hút của trái đất từng giây từng phút, vì thế nếu không có bộ xương vững chắc thì cơ thể không thể sống khoẻ mạnh được với lực hút liên tục từ trái đất
  2. Tạo máu: có rất nhiều bạn nhầm giữa tuỷ sống và tuỷ xương, tuỷ sống là thần kinh trung ương, nằm trong ống cột sống. Còn tuỷ xương là tuỷ nằm trong phần lõi của xương, nơi đây là không gian sinh sống của các tế bào máu còn non như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Những tế bào máu này được sinh ra từ những tế bào gốc trong tuỷ xương, phát triển, lớn lên và trưởng thành và được đưa vào dòng máu để làm nhiệm vụ theo từng chức năng riêng. Hồng cấu – xe chở Ôxi, Bạch cầu – là công an, bộ đội bảo vệ cơ thể, Tiểu cầu – công nhân vá những chỗ thủng của mạch máu, giúp cầm máu
  3. Vận động: nếu không có bộ xương thì các cơ không có chỗ để bám vào, vì thế cơ thể không thể vận động được nếu thiếu bộ xương
  4. Bảo vệ các cơ quan nội tạng: các cơ quan nội tạng thì mềm, như phổi, gan, tim, thận…vì thế phải được bao bọc bởi các khung xương vững chắc, có thể ví bộ xương như người mẹ ôm em bé là những nội tạng để bảo vệ che trở
  5. Liên tục thay đổi để tạo ra xương mới nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể: bộ xương rất chắc chắn và mạnh mẽ, nhưng bên trong nó luôn luôn diễn ra quá trình thay cũ đổi mới liên tục không ngừng nghỉ, và sự thay đổi xương dựa vào nhu cầu và cách vận động của cơ thể
Khung xuong va noi tang
Xương bao bọc nội tạng như “mẹ bao bọc con”

Hướng dẫn sử dụng bộ xương đúng cách

  • Tư thế ngay ngắn, cân đối: người đọc có thể để ý kĩ bộ xương chúng ta rất cân đối theo chiều phải trái đúng không? bên trái có gì là bên phải có cái đấy. Ngoài ra, bộ xương còn cân đối theo chiều trước sau và trên dưới nữa. Vì thế luôn giữ cho cơ thể ngay gắn, cân đối thì các khớp xương mới có sự ổn định và ngay ngắn, giống như xe bánh xe, nếu nó bị lệch trục thì sẽ ảnh hưởng đến sự di chuyển của toàn bộ chiếc xe
  • Lệch trục là nguyên nhân của thoái hoá khớp: bộ xương gồm 206 xương ghép lại với nhau, chỗ ghép lại tạo thành các khớp xương, muốn khớp khoẻ mạnh thì phải có trục, giống hệt như chúng ta xây bức tường phải thẳng hàng, thẳng lỗi thì khả năng chịu lực mới tốt, nhà mới bền và đẹp.
  • Nội tạng khoẻ thì bộ xương khoẻ: bộ xương bao bọc nội tạng, ngược lại nội tạng lại nuôi dưỡng bộ xương qua Tim, Phổi, Dạ dày… vì thế cần giữ cho nội tạng khoẻ thì bộ xương mới bền khoẻ lâu dài được
  • Bộ xương phải được vận động phù hợp mới không bị loãng xương: loãng xương là do ít vận động, vì đặc tính của xương là nếu cơ thể không cần chống đỡ thì bộ xương sẽ giảm sự vững chắc vốn có, và nếu vận động nhiều, tốt thì bộ xương sẽ tăng độ vững chắc.

Chăm sóc chủ động bộ xương

Với các phương pháp chăm sóc sức khoẻ dựa trên y học truyền thống như cách xoa bóp, bấm huyệt, tập luyện, và sự hiểu biết về kinh lạc, huyệt đạo sẽ giúp chúng ta nắm được cách chăm sóc bộ xương theo đúng cách của những bậc Thầy Đông y nổi tiếng trước đây.

Nó là những phương pháp giản dị, dễ thực hiện và đặc biệt vô cùng hiệu quả bởi vì chúng ta có thể thực hiện liên tục, hàng ngày mà không phải phụ thuộc vào bất kì phương tiện nào. Chỉ cần chăm chỉ, biết yêu thương cơ thể, biết lắng nghe cơ thể là đã thành công 80% rồi. Lê Hải giới thiệu một số cách hữu hiệu giúp bạn làm giảm những đau mỏi liên quan đến đau nhức xương khớp như Đau cổ vai gáy, Đau thắt lưng trong các video bên dưới.

* Đọc thêm các bài viết liên quan: Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống (Phần 1) 

 

Leave a Comment