Cấu tạo cơ thể & hiểu biết đúng về: Chất dinh dưỡng

Cấu tạo cơ thể & hiểu biết đúng về: Chất dinh dưỡng

Cấu tạo cơ thể & cách sử dụng đúng: Chất dinh dưỡng

Nguồn dinh dưỡng nhìn thấy

Cơ thể con người nói đi nói lại thì vẫn có thể gọi là một cỗ máy cực kì hoàn hảo mà tự nhiên đã sáng tạo ra. Vì thế cỗ máy đó cũng cần được cung cấp đúng nguồn năng lượng để có thể vận hành một cách trơn chu, bền bỉ và ít hỏng hóc. Nói về dinh dưỡng cho cỗ máy con người thì nó khó hơn cỗ máy thông thường một chút là bởi vì con người có phần tri thức, tâm hồn, cảm giác, cảm xúc, trí thông minh… vì thế dinh dưỡng cho bộ máy con người là sự kết hợp giữa dinh dưỡng nhìn thấy và dinh dưỡng không nhìn thấy, đồng nghĩa với 2 thành phần cơ thể là thân và tâm

Dinh dưỡng nhìn thấy là những chất dinh dưỡng cần thiết để đáp ứng nhu cầu năng lượng của hoạt động trái tim, của phổi, của tiêu hoá, của gan, của thận, của não… tóm lại là dinh dưỡng phải cung cấp đủ nguồn năng lượng cho những cơ quan, hệ thống và những tế bào trong cơ thể vận hành bình thường.

Có điều ít người biết đó là cơ thể con người phải phân giải các chất dinh dưỡng từ thức ăn thành ATP – một loại chất chứa năng lượng mà tế bào cơ thể có thể sử dụng trong mọi hoạt động của sự sống. Nói các khác, dù bạn ăn cái gì, uống cái gì thì để cơ thể sử dụng được những cái bạn nạp vào thì cơ thể phải bằng mọi cách chuyển nó thành đạng ATP, nếu không thì những chất bạn tiếp nhận cũng chỉ bỏ đi mà thôi.

Nguồn dinh dưỡng nhìn thấy là nguồn các chất được cơ thể sử dụng để tạo ATP

  1. Chuyển hoá Glucid (Tinh bột): có chức năng cung cấp năng lượng hoá học, và phần lớn phản ứng là song hành với tổng hợp ATP. Chất Glucid  chủ yếu trong cơ thể là Glucose. Glucose với sự có mặt của Ôxi chuyển hành thành CO2 và nước, giải phóng ra năng lượng dưới dạng ATP và nhiệt năng. Nhiệt năng để sử dụng nhằm ổn định mức nhiệt 37độC liên tục không đổi ở bên trong cơ thể
  2. Chuyển hoá Lipid (chất béo): *Lipid trong cơ thể gồm ó mỡ trung tính hay Triglyceride liên quan chặt chẽ với chuyển hoá Glucose, 2 chất này chuyển hoá qua lại mới nhau nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng và dự trữ năng lượng của cơ thể. * Thành phần thứ 2 là Cholesterol & phospholipid là những chất béo có chức năng cấu tạo lên màng tế bào. Tuy nhiên, nếu Cholesterol trong máu tăng sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng quá trình nhiễm mỡ và hình thành mảng vữa bám vào thành mạch. Giống như đường ống nhà bếp, bát đũa của bạn có nhiều dầu mỡ, thì bạn rửa lâu này mà không thông cống thì mỡ sẽ bám vào thành ống, gây tắc nghẽn và hôi thối
  3. Protein (chất đạm): chuyển hoá trong cơ thể rất phức tạp, nó được cấu tạo từ các acid amin do cơ thể tự tổng hợp hoặc phải lấy từ bên ngoài qua đường thức ăn. Chuyển hoá chất đạm có sản phẩm cuối cùng là một số hợp chất chữa ni tơ ví dụ ammonia (NH3) là chất độc tế bào, vì thế chúng ta không cần phải tiếp nhận quá nhiều chất Đạm

3 chất Tinh bột – Mỡ – Đạm đều có thể chuyển hoá qua lại với nhau

Đúng như vậy, cả 3 chất trên đều có khả năng thay nhau chuyển thành năng lượng ATP để cơ thể sử dụng khi cần thiết. Chúng giống như gia đình có 3 người còn, ai cũng có thể đi làm để kiếm tiền về nuôi sống gia đình. Tuy nhiên, mỗi chất lại có một “tính cách” riêng, khả năng tạo ra năng lượng cũng có sự khác nhau nhất định. Đường dễ tạo ra năng lượng nhất, Mỡ tạo ra năng lượng khó hơn, Đạm tạo ra năng lượng khó hơn nữa. Giống như các thành viên trong gia đình, có người đi làm ruộng, có người làm nội trợ, có người xây nhà, có người bảo vệ nhà khỏi những mối nguy hại… không ai hơn ai, không cái nào tốt hơn cái nào, không cái nào ưu việt hơn cái nào, vì thế chúng ta phải sử dụng đúng chức năng của mỗi loại chất đinh dưỡng này thì mới có thể vận hành bộ máy cơ thể một cách thành công.

Tỷ lệ các chất dinh dưỡng thế nào là phù hợp nhất, thì những nhà dinh dưỡng học đã nghiên cứu rất nhiều năm để đưa ra Tháp dinh dưỡng, cực kì khoa học và chính xác.

thap dinh duong

Nguồn dinh dưỡng không nhìn thấy

Đó là nguồn dinh dưỡng được cơ thể lựa chọn thông qua trí thông minh, cảm giác chân thực của chính mình. Lựa chọn bằng cách nào? đó chính là cảm giác sảng khoái, dễ chịu, nhẹ nhàng, thư thái sau khi chúng ta ăn. Có thể bạn lựa chọn rất đúng bữa ăn theo tháp dinh dưỡng, nhưng khi ăn xong bạn lại thấy bụng mình khá ậm ạch, cảm giác đầy bụng, khó chịu, tâm trí không thoải mái, không sảng khoái… thì đấy chính là bạn đã chọn đúng thực phẩm nhìn thấy và sai thực phẩm không nhìn thấy. Tức là cảm giác ngon miệng thì có, nhưng cảm giác khoan khoái, dễ chịu sau bữa ăn lại không có. 

Một loại thực phẩm mang trong mình 2 nguồn dinh dưỡng dùng để nuôi thân thể hiện bằng mùi vị, màu sắc, giá trị trị dinh dưỡng được xác nhận qua các nhà khoa học. Và dinh dưỡng để nuôi tâm là cảm giác dễ chịu, khoan khoái sau khi ăn thực phẩm đó, dinh dưỡng nuôi tâm chỉ được đo bằng cảm giác sau khi ăn + sự thay đổi tâm trạng của bạn sau khi tâm trí bạn tiếp xúc trọn vẹn với chất dinh dưỡng đó.

Lựa chọn dinh dưỡng đúng cách

Tóm lại, khi chúng ta lựa chọn nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể mình, thì mỗi người luôn phải nhận ra cơ thể mình có 2 thành phần là Thân và Tâm, vì thế với 1 loại thực phẩm bạn sẽ rất dễ nhận ra giá trị dinh dưỡng hữu hình của nó, còn giá trị vô hình thì bạn cần phải để tâm trí của mình kiểm tra và thẩm định. Hãy chỉ dùng loại thực phẩm nếu nó đem đến cho bạn nguồn dinh dưỡng cân bằng cho cả thân và tâm.

 

!!! Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống

hoc tri lieu online

 

dang ki tu van

 

 

Leave a Comment