Cấu tạo cơ thể & hiểu biết đúng về: Chế độ ăn tối ưu
Bản chất chế độ ăn là để tạo ra nhiên liệu ATP
Có lẽ bạn đã nghe nói đến quá nhiều kiểu chế độ ăn trong sách vở cũng như qua những phương tiện truyền thông, vì thế bài viết này không có mục đích liệt kê hay giới thiệu bất kì chế độ ăn đặc biệt nào. Mục đích bài viết hướng đến đưa ra nguyên lý về việc sử dụng chế độ ăn uống làm sao để phù hợp với nhu cầu hoạt động của cơ thể, nhằm mục đích giúp cho cơ thể tươi trẻ, bền bỉ, giảm nguy cơ lão hoá không đáng có
Chế độ ăn dù có theo hình thức, lý luận gì đi chăng nữa thì cuối cùng những thực phẩm được cơ thể tiếp nhận sẽ bị nghiền nát trong dạ dày tạo thành một hỗn hợp chất nhuyễn, sau đó được đưa xuống ruột phân tách và hấp thu từ từ các chất dinh dưỡng, cuối cùng xuống đại tràng tiếp tục trở thành nguyên liệu cho những hoạt động của các hệ vi khuẩn tại ruột và cung cấp năng lượng cho những công việc khác tại đây, cuối cùng là đi ra ngoài theo đường đại tiện, tiểu tiện.
Vì thế, dù bạn có ăn theo chế độ gì đi chăng nữa thì thực phẩm bạn tiếp nhận vẫn có bản chất là tạo ra năng lượng cho cơ thể sử dụng dưới dạng chất hoá học ATP – là chất chứa năng lượng dưới dạng các liên kết hoá học để cơ thể tiện sử dụng. Tất cả các tế bào trong cơ thể, tất cả mọi hoạt động trong cơ thể như hoạt động co cơ, suy nghĩ, tiêu hoá, hô hấp, tim đập… tất tần tật đều phải sử dụng loại nhiên liệu ATP này.
Nói tóm lại là các cơ quan trong cơ thể chúng ta cũng không quan tâm lắm đến việc tâm trí quyết định sẽ lựa chọn chế độ ăn nào, bởi vì điều quan trong với cơ thể là nó sẽ được cung cấp bao nhiêu ATP để sử dụng, và cách tạo ra ATP có sạch và an toàn hay không.
Nhiệt liệu ATP giống như xăng để chạy xe máy, có loại xăng khi đốt tạo ra nhiều năng lượng và ít chất thải, có loại chất lượng kém hơn thì vừa tạo ít năng lượng vừa tạo nhiều chất thải, tóm lại là cùng một loại nhiên liệu ATP nhưng cách tạo ra chúng khác nhau thì sẽ ảnh hưởng đến cơ thể khác nhau. Nhiên liệu sạch giúp các tế bào, cơ quan, nội tạng hoạt động tối ưu và độ bền cao. Ngược lại, nhiên liệu đầu vào kém, không sạch, không tối ưu thì hoạt động của tế bào, nội tạng, cơ quan hoạt động yếu, kém, không hết công suất và độ bền thấp.
Chế độ ăn tạo ra nhiều ATP và không phát sinh chất thải
- Chế độ ăn cân bằng theo tháp dinh dưỡng: là một chế độ ăn được khoa học hiện đại nghiên cứu trong thời gian dài và phù hợp với đại số mọi người. Chế độ ăn này đêm lại sự cân bằng và khoẻ mạnh cho cơ thể ở mọi lứa tuổi miễn là các thực phẩm bạn lựa chọn trong chế độ ăn đó sạch.
- Có người theo chủ chương ăn ít: ăn ít và thiên về ăn thực vật, hạn chế ăn thịt sẽ giúp tâm trí con người nhẹ nhàng, cơ thể nhẹ nhõm thì dù lượng ATP tạo ra không phải nhiều, nhưng cũng đủ cung cấp năng lượng cho cơ thể bởi vì tâm trí hoạt động nhẹ nhàng, trơn tru nên không cần quá nhiều năng lượng.
- Chế độ ăn chỉ ăn thực vật bao gồm lá cây, rễ cây, hoa quả. Bạn có thể lựa chọn chế độ ăn này nếu như cơ thể bạn có sự cân đối, tâm trí cân bằng, thân tâm hợp nhất, những vận động của thân thể và tâm trí nhẹ nhõm, yên bình, thông thoáng. Chế độ ăn này có thể gọi là vừa ăn vừa uống thuốc thảo dược
- Chế độ ăn chỉ uống nước hoặc ăn không khí: chế độ ăn này yêu cầu cơ thể và tâm trí bạn phải vô cùng nhẹ nhõm và hoà hợp, vì theo chế độ ăn này không tạo ra nhiều ATP vì thế cơ thể phải ở trong sự vận hành rất tối ưu, giống như tàu điện chạy bằng đệm từ trường, chạy rất nhanh và tốn rất ít năng lượng. Chế độ ăn đa phần dành cho người tu luyện và ở những nơi nước và không khí có chất lượng hoàn hảo
Chế độ ăn tạo ít ATP và tạo ra nhiều chất thải
- Ăn quá nhiều chất: ăn quá nhiều chất làm cơ thể phải vất vả phân giải chất đó thành năng lượng, giống như công nhân trong nhà máy phải làm quá nhiều việc, làm quá giờ, làm ca kíp quá nhiều. Nó cũng tạo ra năng lượng ATP nhưng kèm theo đó là nhiều nguy cơ tai nạn, nhiều phản ứng phụ trong cảm xúc, nhiều chất thải nguy hiểm. Vì thế cơ thể nhận 1 ATP thì cũng nhận thêm 1 rác thải nguy hại.
- Ăn quá nhiều loại thực phẩm khác nhau trong 1 bữa ăn: giống kiểu bạn đi ăn tiệc, ăn đủ loại món thì nó giống như 1 công nhân đang quen công việc trong 1 dây truyền nhưng vì nhiều việc chồng chất nên phải chạy đi lại các dây truyền khác nhau để xử lý công việc, vì thế dễ xảy ra sai sót, dễ nhầm lẫn và dễ bị tai nạn lao động. Kiểu ăn uống này tạo vừa ít ATP và vừa nhiều nguy cơ
- Ăn quá nhiều Thịt: ăn nhiều chất Đạm nói chung sẽ tạo ra nhiều ammoniac, chất bạn ngửi thấy trong phòng vệ sinh, mùi rất khó chịu và làm ức chế não. Ăn nhiều thịt làm não bị trì trệ, suy nghĩ chậm chạp, tư tưởng khá bế tắc.
- Ăn quá nhiều rau sống: ăn nhiều rau sống sẽ hoàn toàn không tốt với người bị lạnh bụng, tiêu hoá kém, vì thế nó không những không giúp cơ thể tạo ra ATP mà còn làm cơ thể hao tổn thêm ATP để sưởi ấm những loại rau sống này.
- Uống đồ uống lạnh: nhiều loại sữa, nước ép, nước dinh dưỡng… khuyến khích uống lạnh mới ngon. Thực tế, uống lạnh làm cơ thể mất thêm ATP để sưởi ấm các loài nước này để hấp thu chúng, vì thế tính ra bạn cũng chẳng được lãi tẹo ATP nào nếu như sử dụng các loại nước dinh dưỡng trong trạng thái lạnh.
- Ăn uống bỏ qua kinh nghiệm truyền thống: không ít các bạn trẻ ngày này không biết gì đến những cách chế biến món ăn kiểu truyền thống và những kinh nghiệm nấu nướng cổ truyền ví dụ: thịt gà phải dùng với lá chanh, thịt lợn phải dùng thêm hành, thịt chó thì giềng, cá trê phải giềng mẻ, bún ốc phải có lá lốt + tía tô… Bản chất của việc kết hợp này chính là làm cho món ăn dễ tiêu hơn, hoá giải được nhiều độc tố trong quá trình nấu ăn. Ăn mà không có sự kết hợp các loại thực phẩm đúng cách sẽ tạo ra nhiều độc tố hơn, ít ATP hơn và làm cơ thể bệnh tật nhanh hơn.
- Đem thói quen ăn nhậu vào bữa cơm hàng ngày: ăn nhậu thường ăn thức ăn, đồ nhắm trước rồi sau đó cuối cùng mới ăn cơm. Còn trong bữa cơm truyền thống thì luôn dùng cơm và ăn kèm với thức ăn. Thói quen ăn quá nhiều đồ ăn làm cho tỉ lệ chất dinh dưỡng bị mất cân đối rất nghiêm trọng theo tháp dinh dưỡng, vì thế chúng ta cần nghiêm túc xem xét lại gia đình mình có thói quen ăn nhậu trong bữa cơm hàng ngày hay không. Thói quen ăn nhậu tàn phá cơ thể nhanh khủng khiếp, bởi vì có quá nhiều cái sai trong quá trình ăn nhậu, vì thế việc đánh đổi sức khoẻ và giá trị của việc ăn nhậu hay không là tuỳ thuộc vào mỗi người.
Tóm lại:
Chúng ta hãy lựa chọn chế độ ăn dựa theo nguyên lý trên và quan trọng hơn nữa là dựa vào cảm nhận của cơ thể sau khi ăn. Nếu sau khi ăn thấy thoải mái, dễ chịu, nhẹ nhàng thì chắc chắn chế độ ăn của bạn là đúng. Nếu ngược lại, bạn cảm thấy nặng nề, ậm ạch, mệt người sau bữa ăn thì chắc chắn chế độ ăn bạn lựa chọn đã sai.
Talkshow chăm sóc sức khoẻ chủ động – Bí quyết thành công.
Bác sỹ Lê Hải sẽ làm rõ tại sao chúng ta cần phải trân trọng những cảm giác của cơ thể.
!!! Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống