Cấu tạo cơ thể & hiểu biết đúng về: Tim và mạch máu
Tim & mạch máu vận hành như thế nào
Có lẽ không trả lời thì ai cũng biết là tim và mạch máu có nhiệm vụ làm cho dòng máu chảy liên tục trong cơ thể, để nuôi dưỡng các tế bào bằng việc đưa hồng cầu đến hầu hết mọi ngõ ngách trong cơ thể để đảm bảo nhu cầu Ôxi, nhu cầu dinh dưỡng và nhu cầu làm sạch của các tế bào trong cơ thể chúng ta.
Có thể người bao gồm hàng nghìn tỷ tế bào, có 200 trăm loại tế khác nhau trong cơ thể nằm ở những vị trí khác nhau, có chức năng khác nhau và nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Do đó, để đảm bảo nuôi dưỡng đầy đủ những tế bào này thì hệ thống tuần hoàn phải liên tục hoạt động không ngừng nghỉ thì mới đảm đương được công việc vất vả này. Tuy nhiên, vì không hiểu biết về cách vận hành của Tim và mạch máu do đó trong những vận động và sinh hoạt hàng ngày đa phần chúng ta đã vô tình gây cản trở cho nhiệm vụ của hệ thống dẫn truyền máu này, vì thế mà chúng luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, lao động quá sức và phải đối diện với những nguy cơ bệnh tật đáng tiếc trong tương lai
Tim: rất đơn giản nó làm nhiệm vụ bơm máu đi và nhận máu về, vì thế ta thấy nhịp tim cứ “bụp” – nghỉ – “bụp” – nghỉ cứ như thế khoảng hơn 80.000 lần một ngày. Nếu như cơ thể hay bị tắc nghẽn, ứ trệ do các nguyên nhân sai tư thế, cơ bắp co cứng, dinh dưỡng không đủ, cảm xúc bất ổn… thì nó sẽ làm cho quả tim của chúng ta làm việc mệt mỏi hơn, giống hệt như bạn cắm máy bơm vào nguồn điện không ổn định, nó sẽ chạy chập chờn, năng suất làm việc không cao và hơn thế nữa nó còn rất dễ bị hỏng hóc
Mạch máu: nó giống như ống nước nối từ máy bơm đến những nơi chứa nước, nếu vì một lý do nào đó những đoạn ống nước này bị gập khúc, xoắn vặn, dẹp xuống, vỏ ống bị lão hoá, hoặc ống bị thủng thì nước sẽ không đáp ứng được nhu cầu của những nơi cần thiết, ngoài ra nó còn làm cho máy bơm (quả tim) phải tăng cường công suất để bù vào những chỗ thiếu hụt
Hoạt động cơ bắp và thần kinh là hay gây trở ngại nhất cho tuần hoàn
Tất nhiên, nói như thế là quá sai? vâng đúng vậy đấy, chỉ ở một khía cạnh nào đó thì hoạt động của cơ bắp và cảm xúc mới gây trở ngại cho tuần hoàn mà thôi. Còn trong hoạt động thông thường, chính 2 yếu tố này giúp cho tuần hoàn lưu thông khoẻ mạnh.
Cơ bị co cứng, bó chặt gây trở lại rất lớn cho hệ tuần hoàn. Tại Hình 1 chúng ta thấy rất rõ trên hình ảnh giải phẫu các mạch máu và cơ nằm đan xem với nhau. Có một việc rất dễ để bạn hiểu ngay cấu tạo đan xen này đó là mỗi khi bạn bị đứt tay bạn thấy có máu chảy ra ngay đúng không, vùng tay bị đứt là cơ ở tay và cơ bị đứt là máu bị chảy ra ngay. Hoặc trường hợp bạn bị đụng dập làm cho chân tay bị bầm tím ở bên trong, đó là do lực từ bên ngoài là dập cơ và mạch máu cũng bị dập theo. Vì thế có thể suy ra rằng, nếu cơ bị bó cứng, bị thắt chặt, bị xiết lại trong thời gian dài sẽ làm cản trở rất lớn đối với tuần hoàn mạch máu và sự hoạt động ổn định của trái tim. Đọc thêm bài viết về cơ bắp tại link sau: Cấu tạo cơ thể & cách sử dụng đúng: Cơ bắp
Tinh thần bị stress còn gây cản trở tuần hoàn nhiều hơn là cơ bị bó. Đúng như vậy, hệ thống thần kinh điều khiển mọi chức năng hoạt động trong cơ thể, trong đó có các loại cơ toàn thân. Thần kinh điều khiển bằng cách đưa ra các tín hiệu thần kinh (các dòng điện truyền thông tin giống như sóng điện thoại, điều khiển tivi, điều hoà, quạt) làm cho cơ co hoặc duỗi phù hợp với mục đích, yêu cầu vận động của cơ thể. Có một bí mật là, khi chúng ta chỉ mới nghĩ thì thần kinh đã bắt đầu điều khiển các cơ quan để phục vụ suy nghĩ đấy rồi.
Ví dụ: bạn nghĩ là bạn đi bộ vào sáng hôm sau thì ngay lập tức lúc bạn nghĩ như vậy thì nga lập tức cơ thể đã âm thầm chuẩn bị cho nhiệm vụ chạy bộ vào sáng ngày hôm sau rồi, não bộ sẽ tính toán năng lượng cần thiết, quãng đường chạy bao nhiêu, thời gian chạy, tốc độ chạy, số lượng cơ tham gia, và cả giờ bạn sẽ dậy, tối bạn ăn gì… tất tần tật mọi thứ đều được tính toán chỉ trong thời gian cực kì ngắn (chắc khoảng vài giây), vì não bộ con người là một siêu máy tính khổng lồ được thu nhỏ lại.
Nếu có quá nhiều suy nghĩ mà bạn không biến nó thành hiện thực thì các hệ thống trong cơ thể sẽ rất dễ bị rối loạn ở mức tiềm tàng, ví dụ: bạn nghĩ sáng mai sẽ chạy bộ, rồi vài phút sau bạn nghĩ sẽ ngồi thiền, rồi vài phút sau bạn lại nghĩ sẽ tập khí công và rồi nửa tiếng sau bạn nghĩ sáng mai sẽ phải đi làm sớm… bạn có quá nhiều suy nghĩ và bão bộ đã phải ra mệnh lệnh ngấm ngấm cho các cơ quan đến âm thầm chuẩn bị cho những dự định của bạn vào sáng ngày hôm sau. Quá nhiều mệnh lệnh giống như bạn chạy nhiều chương trình máy tính cùng lúc sẽ làm cho máy dễ bị tắc nghẽn, rối loạn.
Tim mạch là cơ quan cung cấp năng lượng cho vận động, vì thế nếu có quá nhiều vận động được tính toán, chuẩn bị trong Não mà không được thực hiện, ngày nọ chồng thêm vào ngày kia thì Tim mạch cũng rối loạn theo, nó không biết phải chiều Não bộ như thế nào nữa. Lâu dần người ta sẽ bị suy nhược thần kinh, suy nhược hệ tuần hoàn dẫn đến một loạt các bệnh lý liên quan đến huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, giấc ngủ và rồi là nội tiết, thần kinh, bệnh nan y.
Cột sống & kinh mạch ảnh hưởng đến hoạt động của Tim và mạch máu
Cột sống chứa Tuỷ sống thuộc hệ thần kinh trung ương (cùng với não), vì thế hoạt động của Tim và mạch máu sẽ liên quan đến cấu trúc của các thành phần trong cột sống như dây chằng, đốt sống, đĩa đệm và đặc biệt liên quan đến sự ngay ngắn, cân đối, mềm mại của toàn bộ cột sống. Nếu cột sống bị gù, vẹo, lệch hoặc bạn bị các vấn đề liên quan đến đĩa đệm, dây chằng, thoái hoá cột sống thì sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động bình thường của Tim và mạch máu. Nhiều bệnh nhân sau khi điều chỉnh những sai lệch của cột sống đã loại bỏ được hoàn toàn vấn đề tăng huyết áp, nhịp tim mạch, hồi hộp trống ngực
Kinh mạch là đường vận chuyển năng lượng trong cơ thể, có những đường kinh mạch liên quan trực tiếp đến não bộ và cột sống, vì thế kinh mạch tắc nghẽn sẽ làm cho hoạt động của Tim và mạch máu gặp cản trở theo. Bạn xem hình ảnh bên dưới để biết thêm về sự liên quan này:
Hướng dẫn cách sử dụng Tim và mạch máu đúng phương pháp
- Hãy luôn giữ cơ thể ngay ngắn: ngồi ngay ngắn, đi đứng ngay ngắn, lái xe, tập luyện ngay ngắn để giúp cho các mạch máu được thẳng tự nhiên, dễ dàng hơn trong vận chuyển máu và chất dinh dưỡng
- Giải quyết nhanh chóng những điểm bó cơ, cứng cơ vì để lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động tuần hoàn: nếu bạn bị đau mỏi vai gáy, cơ cổ bị cứng, hoặc cơ vùng hông bị bó chặt, lệch lạc thì hãy tìm cách để cải thiện những vấn đề này càng sớm càng tốt. Bạn có thể dùng các phương pháp xoa bóp bấm huyệt, massage trong những khoá học mà tôi giảng dạy tại link sau: Massage trị liệu lưng và phòng chống thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, Thư giãn và phục hồi cổ vai gáy
- Thư giãn tâm trí càng nhiều càng tốt: thư giãn tâm trí là cách tốt nhất giúp bạn giải phóng những gánh nặng vô hình, âm thầm đè năng lên trái tim và hệ tuần hoàn
- Nếu bạn có thói quen gù cột sống, ưỡn cột sống hoặc ngồi lệch một bên (chân nọ vắt lên chân kia) thì tôi mong rằng bài viết này sẽ là lời cảnh báo và nhắc nhở đủ sức nặng để bạn thay đổi tư thế.
- Nếu bạn mắc phải những bệnh liên quan đến Tim mạch và hệ tuần hoàn thì ngoài việc uống thuốc thì vấn đề quay trở lại thay đổi cơ thể, thay đổi thói quen, thay đổi tư thế như những gì phân tích tròn bài viết này là vô cùng quan trọng, nếu không chịu thay đổi thì bạn chắc chắn sẽ phải dùng thuốc cả cuộc đời
- Thường xuyên xoa bóp bấm huyệt, tập luyện kéo giãn sẽ giúp giải phóng những năng lượng ứ trệ, những chỗ tắc nghẽn tiềm tàng hoặc giải phóng những nguy cơ gặp phải vấn đề bệnh tật liên quan đến Tim mạch trong tương lai. Bạn không cần nhiều thời gian, những chỉ cần chăm chỉ áp dụng những bài tập luyện, xoa bóp, bấm huyệt giải dị mà tôi hướng dẫn thì chắc chắn sẽ có sự thay đổi rõ rệt.
!!! Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống