Cây chút chít: Loài cây mọc hoang chứa thần dược trị bách bệnh

Cây chút chít: Loài cây mọc hoang chứa thần dược trị bách bệnh

Cây chút chít: Loài cây mọc hoang chứa thần dược trị bách bệnh

Cây chút chít là một loài cây dại thường mọc ven bờ sống, suối. Ngày nay chúng ta rất khó để tìm thấy nó. Và cũng ít ai biết chút chít là một vị thuốc dân gian trong đông y được gọi là thổ địa hoàng. Những thông tin thuvieny.com cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn đọc biết rõ hơn về công dụng chữa bệnh của cây.

Cây chút chít là gì

Cây chút chít

Còn có tên gọi khác là lưỡi bò, dương đề, thổ đại hoàng. Tên khoa học là Rumex wallichii Meissn, thuộc họ Rau Răm (Polygonaceae).

Cây chút chít là cây thuốc quý, rễ khỏe, thân mọc thẳng đứng, có rãnh, cao đến 1m, ít phân nhánh.

Lá mọc gần gốc có kích thước lớn hơn các lá mọc phía trên, phiến lá hình mũi mác dài, hẹp, hai đầu nhọn, lá nhẵn, mép lá nguyên, hai mặt một màu. Các lá ở phần giữa có cuống và phiến hẹp hơn, còn các lá mọc trên cùng hình thuôn dài, phiến rất hẹp, bẹ chìa mỏng, khá phát triển. Lá của cây chút chít thường hay bị ấu trùng của một số loài côn trùng thuộc bộ Lepidopteraphá hoại.

Hoa họp thành chùy ở ngọn và tạo thành những xim mang rất nhiều hoa màu xanh, mọc sát nhau. Trên cụm hoa có nhiều lá hẹp hình đài, cuống hóa mảnh và có đốt ở phần gốc. Quả hình 3 cạnh, nằm trong bao hoa.

Dược liệu: Mấu rễ tròn, dài 10-20cm, đường kính 1-1,5cm, vỏ ngoài có màu vàng nâu hoặc nâu tươi, có vết nhăn dọc, vết cắt ngang không bằng phẳng, có mùi thơm nhẹ.

Phân bố và thu hái cây chút chít

Ở Việt Nam, cây mọc dại ở bờ ruộng ẩm, trong các đất ruộng sâu. Thường xuất hiện ở các tỉnh Hà Tây, Hà Nội, Nam Hà ở Lâm Đồng từ tháng 11-12 cho đến tháng 6.

Thu hái: Rễ được thu hái quanh năm, đặc biệt tốt nhất là vào tháng 8.9.10 (mùa thu đông). Rễ được

đào về, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, để nguyên củ hoặc thái mỏng rồi đem sấy hoặc phơi khô.

Thành phần hóa học của cây chút chít

Trong rễ và lá cây chút chít có chứa antraglucozit gồm rumicin, emodin, acid chrysophanic, crizarobin, tamin, nhựa. Tỷ lệ antraglucozit toàn phần trung bình là 3-3,4% trong đó chừng 2,54% ở dạng kết hợp và 0,47% ở dạng tự do.

Theo đông y, chút chít có vị đắng và tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, thông đại tiện và sát khuẩn. Lá và rễ đun nước tắm trị ghẻ. Lá non còn được hái làm rau ăn.

Cây chút chít có công dụng gì

Tác dụng của cây chút chít

1. Chữa mẩn ngứa do nóng

Lấy 15g lá chút chít tươi, rửa sạch, giã nát, chà xát vào nơi bị ngứa, sau đó rửa lại và lau khô. Ngày làm 2 lần.

2. Trị mụn nhọt sưng đau chưa vỡ mủ

Dùng 15g rễ cây chút chít, rửa sạch, thái mỏng, cho thêm ít dấm vào, rồi đắp vào nốt mụn và để như vậy khoảng 1-2h, ngày làm 2 lần. Đắp liên tục 3 ngày.

3. Chữa táo bón

Bài thuốc 1: Lấy 4g rễ chút chít, 4g cam thảo, rửa sạch, sắc cùng với 3 bát nước cho đến khi còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày, uống khi còn nóng. Liệu trình 3 ngày.

Bài thuốc 2: Dùng 8g rễ chút chít khô thái mỏng, đun 1 bát nước sôi, sau đó bỏ thuốc vào, đun lại cho sôi rồi tắt bếp luôn, không đun kỹ làm mất tác dụng của thuốc. Chia nước uống 2 lần trong ngày.

4. Trị ngứa ngáy có trùng

Lấy rễ cây chút chít rửa sạch, đâm nát trộn cùng mỡ lợn, thêm vào chút muối, bôi vào chỗ ngứa, ngày 2-3 lần.

5. Chữa đại tiện ra máu

Dùng rễ chút chít để nguyên vỏ, rửa sạch, gừng giã nhỏ, mỗi thứ nửa bát rồi đem sao đỏ, tẩm giấm đem sắc lấy nước uống trong ngày.

6. Trị ngứa lâu ngày không khỏi

Dùng rễ chút chít đâm nát, vắt lấy nước cốt rồi trộn thêm bột khinh phấn cho sền sệt và bôi vào chỗ ngứa 3-5 lần sẽ có kết quả.

7. Trị mụn trứng cá và ghẻ

Lấy rễ cây chút chít ngâm rượu trong 10 ngày, sau đó dùng bông gòn thấm nước chấm lên nốt mụn và vết ghẻ, mỗi ngày 1 lần, dùng liên tục cho đến khi khỏi.

8. Chữa viêm amidan cấp tính

Dùng 30g rễ chút chít tươi sắc lấy nước, chia uống trong ngày.

9. Trị trĩ nội ra máu, đau nhức không yên

Lấy 30g rễ chút chít tươi, 120g thịt lợn (nửa mỡ nửa nạc). Nấu cho thịt mỡ nhừ, lấy nước uống và ăn thịt.

10. Chữa hắc lào

Cho 90g rễ chút chít phơi khô ngâm với 600ml rượu gạo, mỗi ngày lắc bình 1 lần. Sau 10 ngày là có thể dùng được, lọc lấy nước bôi vào vùng da bị hắc lào, ngày làm 1 lần. Làm liên tục trong 5 ngày.

11. Chữa đầu nổi vảy trắng

Dùng rễ chút chít đâm nát cùng nước mật của con dê rồi bôi lên trên đầu.

12. Chữa đại tiện bí

Lấy 8-10g củ tươi nhai sống hoặc sắc nước uống. Hoặc áp dụng bài thuốc kết hợp 9g chút chít, 9g chỉ xác và 6g mộc thông sắc lấy nước uống, sau 1 giờ mà vẫn chưa đi được thì sắc thêm lần nữa để uống tiếp.

13. Trị xuất huyết nội, tím do dị ứng

Dùng 30g rễ chút chít tươi sắc lấy nước uống. Hoặc lấy rễ nghiền bột mịn, mỗi làn uống 9g với nước sôi để nguội, ngày uống 2 lần.

14. Trị viêm da thần kinh, ngưu bì tiễn

Lấy 8 chỉ (1 chỉ là 3,75g) rễ chút chí và 6g khô phàn. Tán bột trộn chung với dấm rồi bôi vào chỗ đau ngứa, ngày bôi 1-2 lần.

15. Thuốc xổ

Lấy 8g rễ chút chít thái mỏng, 4g cam thảo sắc với 300ml nước. Cho đến khi còn 150ml, chia uống nhiều lần trong ngày.

16. Da mặt nổi từng vết đỏ như đồng tiền lớn

Dùng 120g rễ chút chít đâm nát lấy nước, 10g xuyên sơn giáp đốt tồn tính, 15g xuyên tiêu tán bột, 120g gừng sống giã lấy nước cốt.  Trộn tất cả các vị nghiền nát, cho vào vải bọc sát vào vết ngứa. Nếu khô thì cho tiếp dấm vào để dùng.

17. Da nổi lên từng đám nhỏ kết thành về, ra mồ hôi thì ngứa

Lấy 2 lượng (1 lượng là 37,8g) rễ cây chút chít, 3g khinh phấn, 6g khô phàn, nửa lượng sinh khương. Tất cả quyết nhuyễn lấy nước rửa, bóc nhẹ lớp vảy trên da cho thuốc thấm vào trong.

Lưu ý khi dùng cây chút chít

Ngoài việc sử dụng làm thuốc lá của cây chút chít cũng được đùng để nấu ăn. Do lá của nó có vị chua nên nó được thêm vào các món xà lách để tăng thêm hương vị. Lá của nó cũng có thể dùng trong các món xúp và nước xốt. Nó cũng là thành phần cơ bản trong món xúp lòng đỏ trứng của người châu Âu.

  • Những người tư hàn và tiêu chảy không nên dùng chút chít.
  • Lá chút chít có vị chua nên có thể làm rau ăn hoặc thêm vào món xà lách để tăng thêm hương vị. Hoặc có thể nghiền nhuyễn trong các món súp và nước sốt, đặc biệt là món súp lòng đỏ trứng của người châu Âu.

Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng người bệnh nên hỏi ý kiến của thầy thuốc.

NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM:

Bài Cùng Chuyên Mục Cây Thuốc Nam

Leave a Comment