Cây Lá móng tay – Vị thuốc chống viêm kháng khuẩn giãn gân cốt

Cây Lá móng tay – Vị thuốc chống viêm kháng khuẩn giãn gân cốt

Cây Lá móng tay – Vị thuốc chống viêm kháng khuẩn giãn gân cốt

Từ xa xưa, dân gian đã biết nhiều loại cây mọc hoang nhưng lại mang giá trị chữa bệnh tuyệt vời. Một số đó đặc biệt phải kể đến lá móng tay.

Vậy lá móng tay có đặc điểm gì, thường ứng dụng với công dụng ra sao, cách thức sử dụng như thế nào? Tất cả những vướng mắc của bạn liên quan đến loại cây này sẽ được thông tin bài viết này giải mã.

Lá móng tay là loại dược liệu được sử dụng rộng rãi

Lá móng tay là loại dược liệu được sử dụng rộng rãi

Lá móng tay là gì?

  • Tên khoa học: Lawsonia inermis
  • Họ: Tử vi (Lythraceae)
  • Tên gọi khác: Cây Henna, móng tay nhuộm, cây lá móng, lựu mọi, tán mạt hoa, chỉ giáp hoa…

Lá móng tay thuộc loài thực vật thân nhỏ, cao khoảng 3-4m. Thân có gai, không nhọn, vỏ nhẵn. Phiến lá hình trứng, đơn, 2 đầu dẹp, mọc đối xứng, cuống ngắn.

Hoa mọc tập trung thành chùm ở đầu cành, hình thùy. Ban đầu hoa ra màu trắng, khi già chuyển màu đỏ, vàng sậm, mùi thơm hắc.

Quả cây lá móng hình cầu, to cỡ hạt tiêu, có 4 cạnh dọc, vỏ dai, dày. Bên trong chia 4 ngăn, chứa nhiều hạt nhỏ.

Khi cây được 2-3 năm tuổi, có thể thu hái lá móng tay. Người ta sẽ cắt cả cành rồi đem phơi khô, nghiền thành bột để thuận tiện sử dụng và bảo quản.

Mỗi năm dược liệu được thu hoạch làm 2 lần. Quá trình cắt cành giữ lại gốc cao chừng 50cm để cây tiếp tục phát triển. Việc thu hái đúng cách có thể cho phép kéo dài mục đích 10-30 năm.

Hoa cây lá móng tay

Hoa cây lá móng tay

Cây lá móng tay mọc ở đâu?

Lá móng tay bắt nguồn từ khu vực Bắc Mỹ, Tây Nam Á và xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Cây vừa làm cây cảnh, thuốc nhuộm cho đến điều trị một số loại bệnh.

Người ta biết dùng nguyên liệu làm thuốc nhuộm tóc từ cách đây khoảng hơn 6.000 năm. Từ thời nữ hoàng Cleopatra, Nefertiti, người La Mã cổ đại.

Ấn Độ là quốc gia có cây lá móng tay đảm bảo chất lượng tốt nhất thế giới. Tại Việt Nam, lá móng tay mọc hoang nhiều tại các tỉnh miền núi, đặc biệt ở khu vực Tây Bắc.

Xưa kia, một số đồng bào dân tộc đã dùng lá móng để nhuộm móng tay, chân, vẽ hình lên cơ thể vào dịp Tết Đoan Ngọ. Hơn hết, phụ nữ người Dao đỏ ở Lào Cai còn dùng lá móng nhuộm tóc cho màu tự nhiên quyến rũ.

Tác dụng của cây lá móng tay

Ở trạng thái tươi, lá móng tay có chứa heterosid. Khi thủy phân do men sẽ tạo ra chất lawsone, hàm lượng tính theo dược liệu khô khoảng 1%.

Chất này kết tinh hình kim màu đỏ, ít bị tan trong nước lạnh và tan nhiều khi gặp nước nóng. Được liên kết cùng với protein trong tế bào da hoặc tóc, lawsone cho ra màu nâu đỏ.

Từ tính chất đó, lá móng tay được ứng dụng rộng rãi như loại thuốc nhuộm tự nhiên trên thế giới. Phục vụ mục đích nhuộm tóc, nhuộm vải hay nghệ thuật vẽ hình cơ thể.

Bột cây lá móng tay

Lá móng tay đực bào chế để làm thuốc nhuộm tự nhiên

Phổ biến nhất về cách sử dụng lá móng tay làm thuốc nhuộm tóc được thực hiện như sau: Sau khi thu hái, phơi khô dược liệu, tán thành bột mịn.

Đem trộn cùng nước cốt chanh tươi sao cho hỗn hợp sền sệt. Ủ trong thời gian 6-8 giờ đồng hồ rồi lấy ra dùng. Bôi đều nguyên liệu lên các phần tóc, tập trung chủ yếu vào các khu vực muốn nhuộm.

Tiếp tục, quấn kín phần tóc nhuộm trên đầu bằng khăn hay mũ nilon. Giữ ủ 2-4 giờ rồi gội đầu bằng nước sạch. Tránh việc sử dụng dầu gội, nếu không sẽ ảnh hưởng đến màu thuốc nhuộm.

Ngoài công hiệu nhuộm màu, lá móng tay còn có chức năng kháng khuẩn, chống viêm, lợi mật, lợi tiểu, kháng estrogel hiệu quả.

Lá móng tay chữa bệnh gì?

Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã tìm thấy trong thành phần lá móng tay có chứa nhiều các chất quan trọng. Với tannin, saponin, flavonoid, acid hữu cơ, chất béo, tinh dầu, đường khử. Ngoài ra còn hợp chất polysaccharide, steroid…

Bên cạnh đó, lá móng tay trong Đông y được biết đến về tính chất chống viêm, kháng khuẩn, giãn gân cốt hiệu quả…

Lá móng tay chữa bệnh gì

Lá móng tay góp mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh quan trọng

Từ đây, dược liệu tham gia vào nhiều bài thuốc điều trị bệnh. Đem lại hiệu quả bất ngờ đối với đối tượng sử dụng đúng mục đích.

1, Chữa hắc lào, ghẻ lở

Nguyên liệu chuẩn bị gồm 200g lá móng tay tươi, 100g mỗi loại lá sả và lá ổi. Cho vào nấu chung cùng 3 lít nước, áp dụng tắm liên tục trong vòng 2 tuần.

Kết hợp thêm việc giã nhuyễn lá móng tay đã rửa sạch, để khô. Cho 1/2 thìa muối tinh vào, trộn cùng 3 thìa giấm nuôi.

Phần nước dùng uống, phần xác đắp vào vị trí cảm thấy ngứa ngáy. Kiên trì đều đặn thực hiện ngày 2 lần, kéo dài 10 ngày.

2, Điều trị bệnh nấm móng

Hàng ngày, bạn dùng lá móng giã nhuyễn để đắp lên vị trí nấm móng, lấy vải buộc lại. Áp dụng 3-4 tuần sẽ thấy chuyển biến rõ rệt.

3, Chữa bế kinh

Cần có 50g lá móng tay, 40g ích mẫu, 30g nghệ đen. Tất cả sắc chung cùng 500ml nước, lấy cạn 200ml, chia uống ngày 3 lần. Thời gian sử dụng bài thuốc là vào khoảng 15 ngày trước chu kỳ kinh.

4, Chữa sưng đau tại các vị trí tỳ, vị, hạ sườn, hông:

Bạn dùng 20g lá móng tay, rửa sạch, cắt khúc chừng 3cm. Thêm 20g rau má tươi, 15g cỏ mực. Sao khô nguyên liệu, hạ thổ, sắc với 1 lít nước, lấy còn 300ml. Chia làm 3 lần uống hết trong ngày, kéo dài liên tục 4 tuần.

5, Điều trị viêm loét cổ tử cung

Bài thuốc sử dụng gồm có sự kết hợp của lá móng tay, lá mỏ quạ, phèn phi. Hoặc thay thế với hoàng bá, hoàng đằng.

Sự tác động của các nguyên liệu làm thay đổi độ pH âm đạo, giảm tiết dịch. Đồng thời, ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh phụ khoa, tái tạo mô nhanh chóng.

6, Chữa đau nhức cột sống, bị té ngã chấn thương

Lựa chọn lá móng tay, hoặc dùng toàn thân cây đều được, lượng 150g, đem sao vàng khử thổ. Bổ sung thêm 50g cốt toái bổ (cạo sạch lông, xắt mỏng và đem phơi 3 nắng), 10g cam thảo, ngũ gia bì và cẩu tích mỗi thứ 15g.

Nguyên liệu bạn đem tất cả sắc cùng 1.000ml, lấy còn 300ml. Chia uống 4 lần/ngày, áp dụng liên tục bài thuốc trong 30 ngày.

7, Trị hói đầu, kích thích mọc tóc

Lá móng tay tươi, bạn đem rửa sạch, phơi ở bóng râm đến khi khô hoàn toàn, sau đó tán thành bột mịn. Dùng 60g bột hòa cùng 250g dầu mù tạt, đun nóng, lọc qua vải thưa, bảo quản bằng lọ kín.

Hàng ngày, bạn lấy 1 ít thoa lên vùng da đầu bị hói. Đều đặn duy trì đến khi đạt kết quả mong muốn.

Cách thức sử dụng lá móng tay đa dạng theo từng nhu cầu

Cách thức sử dụng lá móng tay đa dạng theo từng nhu cầu

Cách sử dụng lá móng tay

Thông thường, lá móng tay được dùng ở dạng giã nát, đắp ngoài, hay sắc nước uống. Mỗi cách thức sẽ có cách thực hiện riêng, tùy thuộc theo từng tính chất bài thuốc.

Đối với dược liệu giã nát, phục vụ nhu cầu chữa trị các bệnh nấm ngoài da, bị ghẻ lở, hắc lào. Thêm chút muối hoặc giấm để nâng cao hiệu quả.

Trong khi đó, lá móng tay sắc uống sẽ nâng cao tác dụng khi người dùng kết hợp thêm một số dược liệu khác. Điều quan trọng nhất đó là bạn cần lưu ý đến liều lượng cụ thể.

Tác dụng phụ của lá móng tay

Cây lá móng tay hay bị nhầm lẫn với bông móng tay (thuộc họ nhà bóng nước). Để tránh gặp phải mối nguy hiểm, bạn cần phân biệt giữa hai loại cây này.

Ngoài ra, lá móng tay sẽ gây ra tác dụng phụ đối với phụ nữ đang mang thai, người có chứng ứ huyết. Bởi vậy, trong quá trình sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối.

Phụ nữ mang thai không được dùng lá móng tay

Lá móng tay không được dùng cho phụ nữ có thai

Lá móng tay bán ở đâu Hà Nội và TP.HCM?

Hiện nay, thị trường dược liệu ngày càng ghi nhận sự ra đời của nhiều cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng bán hàng đúng chuẩn. Vì thế, bạn cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về địa chỉ mua lá móng tay.

Trước đắn đo về đa dạng lựa chọn, bạn hoàn toàn có thể dành sự tin tưởng ở caythuoc.org. Tại đây, bạn sẽ yên tâm về lá móng tay xuất xứ minh bạch, chất lượng tốt, giá cả hợp lý và phục vụ chuyên nghiệp.

Hình ảnh lá móng tay

Tác dụng của lá móng tay

Công dụng của lá móng tay

Cây móng tay có tác dụng gì

Như vậy, đến đây bạn đã trang bị cho mình kiến thức hữu ích về lá móng tay. Chúc bạn áp dụng các bài thuốc theo hướng dẫn đạt hiệu quả như ý.

4.8/5(5
bình chọn
)

NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM:

Bài Cùng Chuyên Mục Cây Thuốc Nam

Leave a Comment