Cây Nguyệt Quế – Loài cây cảnh tài lộc với những cộng dụng thần kì
Cây Nguyệt Quế – Loài cây cảnh tài lộc với những cộng dụng thần kì
Cây nguyệt quế là cây cảnh rất được ưa chuộng hiện nay. Với vẻ đẹp mộc mạc giản dị cùng mùi hương dễ chịu, là biểu tượng của sự chiến thắng và tài lộc. Cây nguyệt quế luôn được ưa thích và trồng làm cảnh ở trong nhà. Trong đông y, cây có nhiều công dụng chữa bệnh nhưng không phải ai cũng biết đến, hãy đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn nữa về loại cây này.
Nguồn gốc của cây nguyệt quế
Nguyệt quế hay còn gọi là cây nguyệt quới có nguồn gốc ở các nước châu Á. Loại cây này rấ phù hợp với khi hậu nhiệt đới. Trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy khi được du nhập về Việt Nam. ó rất phù hợp với khí hậu của Việt Nam. Tại đây, Nguyệt quế được trồng làm cây cảnh. Loại cây mà người ta thường gọi là cây bonsai.
Loài cây thường để làm vòng nguyệt quế của người Hy Lạp cổ đại. Loại vòng thường được dùng làm phần thưởng cho người chiến thắng tại các cuộc thi đấu Pythia và Olympic của người Hy Lạp cổ đại.
Đặc điểm của cây nguyệt quế
Nguyệt quế là loại cây thân gỗ. Có tên khoa học là Muraya paniculata L. Trong môi trường tự nhiên cây có thể cao đến 8m. Tuy nhiên khi được trồng làm cảnh, kích thước của cây đã bị thu nhỏ. Vỏ nguyệt quế thường có màu trắng ngà. Nguyệt quế thuộc dòng cây lá kép mọc so le nhau hình bầu dục hoặc ngọn giáo, mặt lá bóng láng.
Hoa nguyệt quế có màu trắng tinh khiế và mùi thơm dịu nhẹ. Hoa nguyệt quế thường có 5 cánh mọc ở nách lá hoặc đầu ngọn cành. Thoạt đầu nhìn hoa nguyệt quế khá giống với hoa của cây chanh. Quả nguyệt quế có hình bầu dục, nhọn 1 đầu. Khi chưa chín quả có màu xanh, khi chín chuyển sang mau đỏ đậm, 1 quả chứa từ 1 đến 2 hạt.
Cây nguyệt quế có mấy loại
Để hiểu hết được những đặc điểm của loài cây này. Cần nắm bắt được đặc tính của 3 loại cây nguyệt được trồng hiện nay.
Nguyệt quế lá lớn
Loại nguyệt quế này có lá to, khá giống với cây thưa. Loại này thường được dùng cho loại bonsai lớn. Nguyệt quế lá lớn ưa sống ở đất phù sa, chịu hạn rất tốt. Tuy nhiên vào mua mưa, nó lại chịu úng rất kém. Nếu ngập nước lâu nó có thể bị héo hoặc chết.
Nguyệt Quế Lá Nhỏ
Loại nguyệt quế này có lá nhỏ hơn và kích thước cũng nhỏ hơn. Hiện nay cây nguyệt quế lá nhỏ đang rất được ưa chuộng bởi có kích thước vừa phải. Đặc biệt loại này thường rất nhiều hoa và đem lại hương thơm rất thanh khiết. Loại cây này được coi là loại Nguyệt Quế quý và có giá trị cao trong các loại Nguyệt Quế hiện có ở Việt Nam.
Nguyệt Quế Lá Nhỏ Thân Xoăn
Cây nguyệt quế lá nhỏ thân xoăn là loại cây chỉ cao chừng 40cm. Nó được gọi lá nhỏ thân xoăn bởi vì lá của nó bé và thân của của nó xoắn lại như một sợi dây vô cùng độc đáo và khác lạ, hiếm gặp. Loại Cây Nguyệt Quế có lá nhỏ thân xoăn cực độc và có bộ rễ rất đẹp. Đẹp hơn nhiều những Cây Nguyệt Quế Lá Nhỏ. Chính vì vậy, loại nguyệt quế này tuy nhỏ nhưng giá trị của nó lại rất cao và được nhiều người săn lùng.
Cây nguyệt quế trong phong thủy
Hiện nay, nguyệt quế được rất nhiều gia đình trồng trong nhà. Với mong muốn con cháu của họ luôn đạt được thành công, gặp nhiều may mắn và gặt hái được nhiều tài lộc trong cuộc sống. Bởi trong phong thủy cây nguyệt quế được xem là loài cây của sự chiến thắng và tài lộc.
Ngoài ra nhiều người cho rằng loại cây này còn có tác dụng trừ ma, đuổi tà. Đêm lại sự yên bình cho ngôi nhà của gia chủ.
Tác dụng của cây nguyệt quế
1. Tốt cho tiêu hóa
Do có tính hơi ấm, dùng lá nguyệt quế trong nấu ăn hoặc xoa tinh dầu nguyệt quế lên vùng bụng để làm tăng tiết mật, men và dịch tiêu hóa.
2. Tốt cho hô hấp
Dùng lá nguyệt quế khô, tươi hoặc tinh dầu nguyệt quế để xông hơi giúp làm sạch chất nhầy trong phổi, kích thích đường hô hấp. Đặc biệt tốt cho người bị dị ứng hoặc hen suyễn.
3. Tốt cho tim mạch
Axit caffeic có trong lá nguyệt quế có tác dụng loại bỏ cholesterol xấu trong máu, tăng cường thành mạch bảo vệ tim.
4. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Theo nghiên cứu cho thấy 3g lá nguyệt quế được tiêu thụ vào cơ thể mỗi ngày có thể làm giảm nồng độ glucose. Hoạt chất có trong lá có khả năng điều trị bệnh tiểu đường typ 2.
5. Giảm stress
Khi đốt lá nguyệt quế từ từ cho mùi hương tỏa trong phòng, sẽ tạo cảm giác thư giãn, loại bỏ sự mệt mỏi và khiến tinh thần phấn chấn, tỉnh táo hơn.
6. Viêm đường tiết niệu
Một cốc sữa có pha thêm chút bột nguyệt quế giúp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả.
7. Chống viêm
Dùng tinh dầu nguyệt quế xoa lên các khớp xương và bổ sung vào các món ăn sẽ giảm đau và kháng viêm rất tốt.
8. Trị gàu
Khi gội đầu có thể cho thêm một vài giọt tinh dầu nguyệt quế vào dầu gội hàng ngày vừa sạch gàu vừa ngăn gàu phát triển.
9. Kích thích mọc tóc
Dùng tinh dầu nguyệt quế trộn với tinh dầu vỏ bưởi hoặc dầu jojoba rồi ủ lên tóc khoảng 15-20 phút. Sau đó, xả sạch tóc với nước.
10. Trị khó tiêu ở dạ dày
Lấy lá nguyệt quế hãm lấy nước uống trong ngày.
11. Điều trị bệnh tiểu đường
Mỗi lần lấy 5g bột nguyệt quế uống với nước sôi để nguội hoặc dùng bột dạng cà ri để nấu ăn.
12. Chữa da bị kích thích
Dùng lá và quả nguyệt quế tán bột mịn và trộn cùng Vaseline rồi bôi lên vùng da bị kích thích.
13. Điều hòa kinh nguyệt, chữa khí hư, trị tiêu chảy
Lấy quả nguyệt quế sắc lấy nước uống trong ngày.
14. Chống nhiễm trùng trên vết thương hở
Dùng lá nguyệt quế tán bột rồi đắp lên vết thương hoặc vết đứt vừa giảm đau vừa kháng khuẩn.
15. Chữa ho, cảm lạnh
Xoa tinh dầu nguyệt quế pha với dầu nền massage lên ngực, gan bàn chân. Hoặc nhỏ 5-10 giọt tinh dầu vào bát nước sôi, ngâm miếng vải vào bát và đặt nó lên ngực.
16. Thư giãn
Cho một vài giọt tinh dầu nguyệt quế vào bồn tắm để ngâm mình khoảng 10-15 phút vừa giảm cảm giác mệt mỏi vừa chống cảm lạnh.
17. Giúp ngủ ngon
Nhỏ một vài giọt tinh dầu nguyệt quế vào chiếc khăn và đặt dưới gối ngủ mỗi đêm. Hoặc dùng máy khuếch tán tinh dầu trong phòng trước khi ngủ 15-20 phút.
Lưu ý khi dùng cây nguyệt quế
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú và trẻ em không nên dùng cây nguyệt quế.
- Không dùng nguyệt quế cho những người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với nó.
- Và không dùng chung nguyệt quế với những thuốc điều trị tiểu đường hoặc insulin.
- Không dùng quá nhiều lá nguyệt quế vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến tiêu hóa và hệ hô hấp.
Nên tham khảo ý kiến của thầ y thuốc trước khi áp dụng chữa bệnh.
NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM: