Cây Nhội, thần dược trị tiêu chảy, bệnh đường tiêu hóa ít người biết
Cây Nhội, thần dược trị tiêu chảy, bệnh đường tiêu hóa ít người biết
Cây nhội ngoài tác dụng làm cảnh, cây xanh công viên, sân vườn, đường phố còn có tác dụng tuyệt vời như trị tiêu chảy, khí hư, hỗ trợ điều trị ung thư đường tiêu hóa,…
Đây là loại cây mọc hoang, khá dễ trồng, sức sống mãnh liệt, nhưng thời gian sinh trưởng khá dài. Nếu biết tận dụng tối đa công dụng của nó sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho con người.
Cây nhội là cây gì?
Nhội là loại cây thân gỗ lớn, mọc nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bài, Lào Cai,…
Ở các thành phố lớn, được trồng lấy bóng mát, lá để ăn gỏi cá rất ngon. Lá nhội cũng xuất hiện nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh, dùng khô hay tươi đều được.
- Tên khoa học: Bischofia javanica – Blume
- Họ: Diệp hạ châu
- Tên gọi khác: Cây nhội tía, cơm nguội, thu phong, bích hợp, ô dương, trọng dương mộc,…
Nhội có chiều cao cây trưởng thành từ 10-30m. Mỗi lá gồm 3 lát chét hình trứng hoặc mác rộng, dài 10-15cm, đầu nhọn, đáy nhọn, mép có răng cưa tù, chung 1 cuống dài 7-10cm.
Hoa nhội màu hồng, mọc tại kẽ lá, gồm hoa đực và hoa cái móc khác gốc. Trong đó, hoa cái bầu 3 ô, mỗi ô gồm 2 noãn, có 5 lá đài; hoa đực có 5 nhị và 5 lá đài.
Quả hình cầu màu nâu hoặc hồng nhạt, có thịt, đường kính 1-1,5cm, vị chát, vỏ dai, bên trong chứa 2-3 hạt màu nâu. Nhội ra hoa vào cuối xuân đầu hạ.
Cây nhội mọc ở đâu?
Ngoài các tỉnh phía Bắc nước ta vừa liệt kê bên trên, cây nhội còn phân bố ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia.
Bên cạnh đó, ở các thành phố lớn còn trồng làm cây cảnh, cây xanh khuôn viên, đường phố,… bởi vì lá của nó rất nhiều, um tùm và xanh lâu.
Cây nhội có tác dụng gì?
Theo Đông y, cây nhội có tính mát, vị chát, hơi cay, vào 2 kinh là Tỳ và Đại tràng.. công dụng hoạt huyết, hành khí, giải độc, tiêu thũng… Thường dùng lá tươi (khô) nấu nước uống hoặc nấu thành cao bôi ngoài.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây nhội
1. Trị chứng khí hư
Lá nhội khô 20g (hoặc tươi 40g) đun nước uống mỗi ngày. Có thể dùng nước lá nhội để vệ sinh âm đạo.
Một số số cổ còn hướng dẫn cách trị khí hư do trùng roi bằng cách nấu cao 1kg lá nhội với nhiều nước cho đặc còn 50ml, dùng cao đó bôi lên âm đạo.
2. Trị tiêu chảy, đi ngoài
Lá nhội khô 20g hoặc tươi 40g ăn trực tiếp, hoặc đun nước uống mỗi ngày. Chỉ cần dùng 1-2 lần là khỏi vì hiệu quả rất cao.
Lá nhội được dùng để ăn gỏi cá mục đích là để phòng ngừa tiêu chảy khi ăn món tươi sống này.
3. Hỗ trợ điều trị ung thư đường tiêu hóa
Dùng 25g lá nhội khô và 35g cây xạ đen, tất cả đun với 1 lít nước cho còn 300ml. Chia ra uống 3 lần/ngày giúp điều trị ung thư thực quản và dạ dày.
4. Trị mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng
Dùng 50g lá nhội và 50g câu dâu da, giã nhỏ, trộn với giấm, dùng bôi lên chỗ mụn nhọt, dị ứng, mẩn ngứa.
5. Chữa viêm gan virus
Dùng 20g lá nhội, 12g rau má, 20g chó đẻ răng cưa và 16g cam thảo đất. Tất cả sức nước uống 2-3 lần/ngày.
6. Trị chàm, nước ăn chân
Dùng lá tươi nấu nước ngâm chân hoặc chỗ bị chàm.
7. Trị phong thấp, đau nhức xương khớp
Dùng 12g vỏ cây nhội, 12g dây đau xương sao và 12g thổ phục linh. Tất cả sắc nước uống 2-3 lần/ngày, liệu trình 10-15 ngày.
8. Chữa viên gan siêu vi
Sách cổ Trung Quốc chia sẻ bài thuốc gồm 60g lá nhội tươi, 15g hợp hoan bì, 30g rau má và 15g đường phèn sắc nước uống.
Lưu ý: Khi dùng lá nhội trị bệnh, nhất là uống trong cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Tránh tự ý áp dụng khi không có người hướng dẫn!
NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM: