Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc cấp
BỆNH HỌC
Các ngộ độc cấp thường gặp
Thuốc ngủ, an thần: seduxen, gardenal.
Thuốc liệt hạch thần kinh: aminazin.
Thuốc phiện, ma tuý.
Thuốc chuột.
Thuốc trừ sâu.
Triệu chứng: khác nhau tuỳ loại ngộ độc
Thuốc ngủ, an thần:
Hôn mê yên tĩnh, tụt HA, thở yếu hoặc ngừng thở nếu ngộ độc nặng.
Thuốc liệt hạch thần kinh:
Hôn mê, kích thích- tăng trương lực cơ, có thể co giật, tụt HA.
Thuốc phiện:
Hôn mê – thở chậm hoặc ngừng thở- đồng tử hai bên co nhỏ – vết tiêm chích.
Thuốc chuột tầu:
Co giật, suy tim, RL nhịp tim.
Thuốc trừ sâu PPHC:
Da tái lạnh, ẩm- mạch chậm-đồng tử hai bên co nhỏ-tăng tiết(nước bọt, dịch phế quản, nôn…).
Máy cơ, co giật-có thể hôn mê.
Mùi thuốc trừ sâu.
Xử trí
Hồi sức:
Đảm bảo chức năng hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, điều chỉnh các RL nước điện giải, toan kiềm…
Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể:
Rửa dạ dày (nếu ngộ độc đường uống) và bơm than hoạt. Tắm rửa, gội đầu, thay quần áo (nếu ngộ độc qua da).
Truyền dịch và cho thuốc lợi tiểu.
Chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng.
Thuốc kháng độc đặc hiệu: tuỳ theo từng loại NĐ.
CHĂM SÓC
Nhận định
Các chức năng sống
Hô hấp:
Đường thở: ứ đọng đờm dãi, tụt lưỡi
Nhịp thở (nhanh,chậm,ngừng thở), biên độ thở (nông, yếu)
Đo SpO2 (độ bão hoà oxy máu động mạch)
Dấu hiệu suy hô hấp: tím, vã mồ hôi, vật vã hoảng hốt…
Tuần hoàn:
Mạch, HA, nhịp tim (nghe tim, máy monitoring, ghi điện tim)
Dấu hiệu sốc: da lạnh,ẩm, vân tím- đái ít- vật vã,lo lắng
Các dấu hiệu khác: nhiệt độ, ý thức…
Hỏi bệnh sử và nhận định các dấu hiệu của ngộ độc:
Hoàn cảnh ngộ độc: tự tử, đầu độc, tai nạn, ngộ độc nhiều lần
Số lượng và thời gian bị ngộ độc
Dấu hiệu đặc trưng của các ngộ độc: mùi thuốc sâu, đồng tử co, co giật, tăng trương lực cơ…
*Thảo luận với bác sỹ để hiểu rõ hơn tình trạng và xu hướng diễn biến của ngộ độc
Lập kế hoạch chăm sóc
Bảo đảm hô hấp.
Bảo đảm tuần hoàn.
Chống co giật.
Điều trị thải chất độc.
Điều trị thuốc đặc hiệu.
Bilan xét nghiệm.
Bilan theo dõi.
Chăm sóc cơ bản(vệ sinh, ăn uống, tư thế …)
Thực hiện kế hoạch chăm sóc
Đảm bảo hô hấp:
Tư thế nằm nghiêng an toàn nếu BN nôn, HM
Móc họng, hút đờm dãi, đặt canuyn miệng nếu tụt lưỡi
Bóp bóng Ambu nếu ngừng thở hoặc thở yếu
Thở oxy nếu khó thở, suy hô hấp
Hỗ trợ đặt NKQ và thở máy nếu suy hô hấp nặng: chuẩn bị dụng cụ đặt NKQ, máy thở.
Đảm bảo tuần hoàn:
Đặt đuờng truyền tĩnh mạch
Nếu tụt HA: truyền dịch hoặc kết hợp truyền thuốc nâng HA tuỳ theo từng trường hợp cụ thể .
Nếu cần đặt ống thông TMTT: chuẩn bị dụng cụ và hỗ trợ BS làm thủ thuật.
Điều trị co giật:
Đặt canuyn miệng tránh cắn vào lưỡi
Thuốc chống co giật: valium, thiopental
Điều trị thải chất độc:
Rửa dạ dày (NĐ đường uống, đến trước 6 giờ):
Chuẩn bị dụng cụ và thực hiện rửa dạ dày đúng kỹ thuật.
Than hoạt và thuốc nhuận tràng (sorbitol).
Gội đầu, tắm, thay quần áo (nếu NĐ qua da).
Dùng thuốc lợi tiểu hoặc chuẩn bị chạy TNT đối với một số ngộ độc: seduxen, gardenal.
Điều trị thuốc đặc hiệu: tuỳ theo loại NĐ:
Seduxen: Anexat
Thuốc phiện: Nalorxon
Thuốc trừ sâu PPHC: PAM, atropin
Bilan xét nghiệm:
Xét nghiệm cơ bản: CTM, ĐGĐ, ure, đường máu và một số xét nghiệm khác tuỳ loại NĐ.
Xét nghiệm độc chất: lấy bệnh phẩm xét nghiệm (dịch dạ dày, nước tiểu, máu…)
Bilan theo dõi: tuỳ theo từng tình trạng BN:
M, HA, nhịp thở, SpO2, nhiệt độ
Theo dõi nước tiểu 24 h
Các dấu hiệu ngộ độc
Chăm sóc cơ bản:
Nếu BN hôn mê:
.Phòng chống loét
.Chú ý vệ sinh thân thể, mắt, các hốc tự nhiên
Chế độ ăn uống: kiêng mỡ, sữa với NĐ PPHC.
Đánh giá kết quả
Tốt:
BN tỉnh, hô hấp và huyết áp ổn định.
Cải thiện và hết các dấu hiệu ngộ độc.
Xấu:
Tình trạng hô hấp và HA không ổn định.
Dấu hiệu ngộ độc kéo dài hoặc nặng thêm.
Xuất hiện các biến chứng: sặc vào phổi, nhiễm trùng, rối loạn nước điện giải…