Chăm sóc bệnh nhân sau mổ u tuyến yên bằng phương pháp nội soi qua xoang bướm tại khoa Ngoại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội
Luận văn Chăm sóc bệnh nhân sau mổ u tuyến yên bằng phương pháp nội soi qua xoang bướm tại khoa Ngoại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội.U tuyến yên xuất phát từ thuỳ trước tuyến yên. U tuyến yên chiếm khoảng 8 – 15% u nội sọ, đứng hàng thứ ba sau u thần kinh đệm (Glioma) và u màng não (Meningoma) [1], [2]. Trong đó, hơn 99% là u lành tính và thường phát triển rất chậm [3].
U tuyến yên được chia làm 2 loại chính là u không tăng tiết và u tăng tiết hormone. Với u tăng tiết, biểu hiện lâm sàng sớm là các rối loạn nội tiết như vô kinh, tăng tiết sữa, to viễn cực… Với u không tăng tiết thì thường có biểu hiện lâm sàng muộn hơn khi đã có chèn ép vào thần kinh thị giác gây giảm thị lực, bán manh dễ nhầm với các bệnh lý về mắt, vì vậy nhiều trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn muộn.
Việc điều trị khối u tuyến yên phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nội tiết, kích thước và sự lan toả của khối u, tuổi và các biểu hiện lâm sàng, tình trạng người bệnh. Điều trị cần phối hợp nhiều chuyên khoa như phẫu thuật, nội tiết và xạ trị, nhưng phẫu thuật vẫn là chủ yếu.
Trước thế kỉ 20, phẫu thuật lấy khối u qua đường mở sọ, nhiều nguy cơ trong và sau mổ, người bệnh nằm viện lâu ngày. Năm 1907, lần đầu tiên Schlooffer thực hiện thành công phẫu thuật u tuyến yên qua xoang bướm. Do phẫu thuật này đi qua sàn hố yên để vào khối u mà không vén vào tổ chức nã o nên tỷ lệ biến chứng cũng giảm. Tới năm 1969 Hardy thực hiện thành công với sự trợ giúp của phương tiện vi phẫu, giúp giảm thiểu được những khó khăn và giảm tỷ lệ biến chứng.
Năm 1991, Jankowski đã mổ thành công 3 ca u tuyến yên bằng phương pháp nội soi qua mũi xoang bướm [4]. Đến năm 1993, Jho và Carrau tiếp tục phát triển và hoàn thiện kỹ thuật mổ này với 58 trường hợp [5].
Phẫu u thuật nội soi u tuyến yên mới được thực hiện tại Việt Nam từ năm 2010. Phương pháp này lần đầu tiên được thực hiện thành công bởi Đồng Văn Hệ và cộng sự [6]. Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội cũng là một trong những trung tâm áp dụng đầu tiên phương pháp này.
Nhận thấy mức độ phổ biến của phẫu thuật u não nói chung và u tuyến yên nói riêng, vai trò của người điều dưỡng ngoại khoa với người bệnh sau mổ, tầm quan trọng của việc chăm sóc và theo dõi người bệnh sau mổ nội soi u tuyến yên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Chăm sóc bệnh nhân sau mổ u tuyến yên bằng phương pháp nội soi qua xoang bướm tại khoa Ngoại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả kết quả chăm sóc sau mổ người bệnh u tuyến yên bằng phương pháp nội soi qua xoang bướm.
2. Xây dựng quy trình chăm sóc người bệnh sau mổ nội soi u tuyến yên tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Chăm sóc bệnh nhân sau mổ u tuyến yên bằng phương pháp nội soi qua xoang bướm tại khoa Ngoại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội
1. Lý Ngọc Liên (2003), Nghiên cứu áp dụng phương pháp mổ u tuyến yên qua đường xoang bướm tại bệnh viện Việt Đức 2000-2002, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại Học Y Hà Nội.
2. M.D.Daniel F.Kelly (2010), About Pituitary Tumors, American Brain Tumors Association.
3. Antonio Ciccarelli Adrian F.Daly & Albert Beckers (2005), The epidemiology of prolactinomas, Pituitary 8: tr 3- 6.
4. Jankowski R, Auque J, Simon C, Marchai Jc và cs (1992), Endoscopic pituitary tumor surgery, Laryngoscope, 102: tr. 198 – 202.
5. Carrau RI, Jho Hd & Ko Y (1996), Transnasal-transsphenoidal endoscopic surgery of the pituitary gland, Laryngoscope, 106:tr.914- 918.
6. Đồng Văn Hệ, Lý Ngọc Liên, Nguyễn Đức Hiệp & cs (2011). Phẫu thuật nội soi u tuyến yên, Y học thực hành, 774, 144-147.
7. Kennedy Dw & Zinreich Sj (1990), The internal carotid artery as it relates to endonasal sphenethmoidectomy, Am. J. Rhinol,4.
8. Howard L.Levine M Pais Clemente (2005), Encodopic and Microscopic Approaches, 327.
9. Bệnh viện Bạch Mai (2008), Bài giảng chăm sóc người bệnh chuyên khoa Tai Mũi Họng, Hà Nội, 84 – 85.
10. Tô Thu Hoà (2013), Nhận xét quá trình theo dõi và chăm sóc người bệnh vỡ nền sọ tại khoa phẫu thuật thần kinh – Bệnh viện Việt Đức, Khoá luận tốt nghiệp Cử nhân y khoa, Trường Đại Học Y Hà Nội.
11. Bộ y tế (2004), Hướng dân quy trình chăm sóc người bệnh, tập 2, Nhà xuất bản Y học, 176.
12. http://ycantho.com/qa/showthread.php?9846-Thang-điểm-đau-(pain-scale).
13. Nguyễn Thanh Xuân (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật u tuyến yên qua đường xoang bướm tại bệnh viện Việt Đức, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại Học Y Hà Nội.
14. Trần Quang Trung (2013), Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua xoang bướm điều trị u tuyến yên tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại Học Y Hà Nội.
15. Guidetti B, Fraioli B, Cantore GP (1987), Results of surgical management of 319pituitary adenomas. Acta Neurochirurgia, 117 – 124.
16. Shimon I, Cohen ZR, Ram Z, Hadani M (2001), Transsphenoidal surgery for Acromegaly: Endocrinological Flow – up of 98 patients. Neurosurgery, Vol 48,6,1239 – 1245.
17. Bronson SR, Patterson RH (1971), Surgical experience with chromophobe adenomas of the pituitary gland. J Neurosurg 34: 726 – 729.
18. Hardy J (1989), Transsphenoigaly approach to the pituitary for
Acromegaly: Endocrinological follow – up of the patients.
Neurosurgery, vol 48, No 6.
19. Peter MC,Black, Nicholas T. Zervas, Guillermo Candida (1988).
Management of large pituitary adenomas by transphenoidal surgery. Surg Neural Vol 29, p 443 – 447.
20. Lê Công Định (2008), Bài giảng chăm sóc người bệnh chuyên khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
21. Bùi Thị Hoà (2014), Đánh giá kết quả theo dõi và chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật u não bán cầu tại khoa Ngoại – Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, khoá luận tốt nghiệp Cử nhân y khoa, Đại Học Y Hà Nội.
22. Nguyễn Thuý Hằng, Chu Mạnh Khoa (2005). Tình hình nhiễm khuẩn tiết niệu ở người bệnh đặt ống thong bàng quang tại khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Việt Đức, Hội nghị khoa học điều dưỡng, Hà Nội.
23. Ngô Thị Mận (2008), Đánh giá kết quả chăm sóc ống thông niệu đạo ở người bệnh chấn thương sọ não kín tại khoa phẫu thuật thần kinh – bệnh viện Việt Đức, Khoá luận tốt nghiệp Cử nhân y khoa, Đại Học Y Hà Nội.
24. Fred G.Barker, Anne Klibanski & Brooke Swearingen (2003), Transsphenoidal Surgery for Pituitary Tumors in the United States, 1996 – 2000: Mortality, Morbidity, and the Efects of Hospital and Surgeon Volume, The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism 88 (10) tr: 4709 – 4719.
25. Peitro Mortini, Marco Losa, Raffaella Barzaghi, Nicola Boari (2005), Results of transsphenoidal in a large series of patients with pituitary adenoma, Neurosurgery, 56 (6): tr. 1222 – 1223.
26. Nguyễn Đức Anh (2012), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật u tuyến yên tăng tiết prolactine, luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại Học Y Hà Nội.
27. Đồng Văn Hệ, Lý Công Định, Trần Thị Thu Hằng (2013). Phẫu thuật nội soi u tuyến yên – kết quả bước đầu và triển vọng mới, Tạp chí Y học Việt Nam, 405, 67 – 68.
LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu 3
1.2. Chăm sóc sau mổ u tuyến yên 7
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu 14
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 19
3.2. Tiến triển các triệu chứng sau phẫu thuật 23
3.3. Đánh giá chăm sóc sau mổ 25
3.4. Kết quả điều trị và các biến chứng sau phẫu thuật 29
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 31
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 31
4.2. Tình trạng các triệu chứng sau phẫu thuật 33
4.3. Chăm sóc và kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật 35
4.4. Kết quả sau điều trị và các biến chứng sau phẫu thuật 39
KẾT LUẬN 41
KHUYẾN NGHỊ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACTH Adreno Corticotropic Hormone
BC Bạch cầu
ĐM Động mạch
ĐMCT Động mạch cảnh trong
FSH Follice-stimulating Hormone
GCS Glasgow Coma Scale
GH Growth hormone
GOS Glasgow Outcome Scale
TD Theo dõi
TSH Thyroid-stimulating Hormone
VAS Visual Analog Scale
Bảng 3.1: Lý do vào viện 20
Bảng 3.2: Các triệu chứng khi vào viện 21
Bảng 3.3: Tiền sử điều trị bệnh 22
Bảng 3.4: Thời gian nằm điều trị sau phẫu thuật 23
Bảng 3.5: Tình trạng đau đầu theo VAS 23
Bảng 3.6: Liên quan giữa tình trạng đau sau phẫu thuật và liều sử dụng
thuốc giảm đau trong ngày 24
Bảng 3.7: Tình trạng cải thiện thị giác sau phẫu thuật 25
Bảng 3.8: Tình trạng tri giác của người bệnh 25
Bảng 3.9: Tình trạng chăm sóc Merocel hàng ngày 26
Bảng 3.10: Thời gian rút Merocel 26
Bảng 3.11: Biến chứng sau rút Merocel 27
Bảng 3.12: Theo dõi nước tiểu 24h đầu và chăm sóc thông tiểu 27
Bảng 3.13: Thời gian rút thông tiểu 28
Bảng 3.14: Tình trạng hô hấp sau phẫu thuật 28
Bảng 3.15: Đường nuôi dưỡng sau phẫu thuật 29
Bảng 3.16: Kết quả điều trị khi ra viện 29
Bảng 3.17: Các biến chứng sau phẫu thuật 30
Bảng 4.1: So sánh với một số tác giả về tuổi và giới 31
Bảng 4.2: So sánh tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật 39
Biểu đồ 3.1: Phân bố theo nhóm tuổi 19
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ theo giới 20
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ phân bố thể loại bệnh 22
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ người bệnh sốt sau phẫu thuật 25
Biểu đồ 3.5: Tình trạng sử dụng Naphazolin 27
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ người bệnh buồn nôn, nôn sau phẫu thuật 29
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Vị trí và liên quan của tuyến yên 3
Hình 1.2: Giải phẫu khoang mũi 5