Chăm sóc sức khỏe trước và sau khi sinh của phụ xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An hiện nay

Chăm sóc sức khỏe trước và sau khi sinh của phụ xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An hiện nay

Chăm sóc sức khỏe trước và sau khi sinh của phụ xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An hiện nay.Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi con người, có sức khỏe, con người sẽ tạo ra được nhiều của cải vật chất phục vụ cho hoạt động sống của mình, đáp ứng những nhu cầu cơ bản và ngày càng cao của xã hội loài người. Việc chăm sóc sức khỏe, chống bệnh tật có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân và cả cộng đồng.

Xã hội ngày nay phát triển mạnh mẽ, con người ngày càng tạo ra nhiều của cải vật chất, đời sống ngày càng được nâng cao, cùng với nó là nhiều vấn đề xã hội nảy sinh, trong đó có bệnh tật và những vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt là những vấn đề về sức khỏe sinh sản.
Sức khoẻ sinh sản (SKSS) là một trong những lĩnh vực quan trọng được Đảng, Nhà nước, nhiều tổ chức cũng như toàn xã hội quan tâm. Chương trình SKSS của Liên hiệp quốc họp tại Cairo- Ai Cập năm 1994 đã xác định SKSS bao gồm mười nội dung cơ bản trong đó CSSK bà mẹ trước, trong, sau khi sinh và trẻ sơ sinh là nội dung quan trọng bậc nhất.
Chăm sóc sức khỏe trước, trong và sau sinh nhằm đảm bảo cho người phụ nữ có một kỳ sinh đẻ an toàn, đảm bảo sự phát triển bình thường, khỏe mạnh của những đứa con, tránh hiện tượng tai biến sản khoa.
Theo Báo cáo chiến lược quốc gia về chăm sóc SKSS tại hội nghị quốc gia về dân số và phát triển bền vững cho thấy tỷ lệ các bà mẹ được khám thai và khi đẻ được cán bộ chuyên môn giúp còn thấp, việc chăm sóc sau sinh, việc hướng dẫn cho bú và cách nuôi con chưa được chú ý làm tốt. Điều đó đã để lại nhiều hậu quả cho người phụ nữ. Vì vậy, GDSK nâng cao nhận thức của người dân cũng như củng cố hệ thống y tế được coi là những giải pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng này.
 Thanh Long là xã nghèo của huyện Thanh Chương, do đặc điểm vị trí địa lý không mấy thuận lợi nên nền kinh tế – văn hóa – xã hội ở đây có nhiều hạn chế hơn so với các xã khác trong huyện cũng như các địa phương khác trong cả nước. Một trong những vấn đề xã hội nổi cộm ở xã Thanh Long là tình trạng gia đình sinh con thứ 3 trở lên còn khá phổ biến. Công tác DS – KHHGD chưa phát huy hiệu quả. Mặc dù đã được sự quan tâm của nhà nước cũng như tỉnh, huyện nhưng công tác y tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản của nhân dân, không những thế nhận thức về vấn đề sinh sản, chăm sóc sức khỏe của người dân trong xã còn nhiều hạn chế.
Là xã kém phát triển, ngoài sản xuất nông nghiệp, các hoạt động kinh tế  kém phát triển, tình trạng thiếu việc làm, đặc biệt là sau mỗi mùa vụ khá phổ biến. Vì vậy lao động thanh niên và nam giới trong xã thường đi đến các địa phương khác tìm kiếm việc làm trong thời gian rảnh rỗi hoặc ra thành phố làm việc. Phụ nữ trở thành lao động chính, đảm đương các công việc trong gia đình cũng như xã hội. Những công việc trong gia đình, dòng họ, làng xã… làm cho người phụ nữ không có thời gian chăm sóc cho sức khỏe bản thân, kể cả khi mang thai và sau khi sinh đẻ.
Vì những lí do trên nên tôi chọn: “Chăm sóc sức khỏe trước và sau khi sinh của phụ xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu  vấn đề CSSK trước và sau sinh của phụ nữ nông thôn có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn to lớn. Đã có rất nhiều những nghiên cứu về SKSS nhưng phần lớn những nghiên cứu đó là những nghiên cứu ở góc nhìn y hoc, nhân học xã hội. Việc CSSK trước và sau khi sinh của người phụ nữ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bình thường, khỏe mạnh của những đứa trẻ, đến thể chất, tinh thần của người mẹ. Tuy vậy, không phải người phụ nữ nào cũng nhận thức được điều đó, không những thế, việc chăm sóc sức khỏe không đúng cách còn có thể gây tác động ngược trở lại. 
2.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu vấn đề chăm sóc sức khỏe trước và sau sinh của phụ nữ xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An nhằm tìm hiểu thực trạng việc CSSKSS, vấn đề khám, chữa bệnh cho người phụ nữ thời kì mang thai và sau khi sinh con đến khi đứa trẻ được 12 tháng tuổi.
Đồng thời nghiên cứu cũng góp phần tìm hiểu nhận thức của người phụ nữ và nam giới trong việc CSSKSS cho người phụ nữ cũng như những hạn chế, khó khăn mà người phụ nữ gặp phải trong việc CSSK.
Nghiên cứu CSSK trước và sau sinh của người phụ nữ xã Thanh Long nhằm tìm hiểu nguyên nhân cản trở việc tiếp cận các DVCSSK của người phụ nữ, từ đó có sự đánh giá, nhìn nhận, giải thích về vấn đề trên quan điểm của công tác xã hội.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu góp phần đánh giá thực trạng việc CSSK trước và sau sinh của phụ nữ xã Thanh Long
Nghiên cứu nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng DVCSSK cho người phụ nữ
3. Đối tượng, khách thể, mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Chăm sóc sức khỏe trước và sau sinh của người phụ nữ.
3.2 Khách thể nghiên cứu:
Nghiên cứu tiến hành với 16 đối tượng bằng các phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, cụ thể:
– Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu với 9 đối tượng trong đó 5 đối tượng là phụ nữ và 4 đối tượng là nam giới.
– Nghiên cứu tiến hành 3 cuộc thảo luận nhóm (Với 7 đối tượng trong đó có 5 phụ nữ và 2 đàn ông) nhằm tìm hiểu thông tin về 3 nội dung được đặt ra trong giả thuyết nghiên cứu.
Cách thức chọn mẫu: 
 + Với phụ nữ: Tiến hành nghiên cứu CSSK trước và sau sinh của phụ nữ xã Thanh Long, Tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để chọn mẫu là phụ nữ
Bước 1: Lập danh sách các hộ gia đình đang sinh sống tại 3 xóm 2,3,4 xã Thanh Long (do trưởng xóm 2,3,4 cung cấp): Xóm 2 có 79 hộ gia đình, xóm 3 có 72 hộ gia đình, xóm 4 có 96 hộ gia đình. Như vậy, tổng thể là 247 hộ gia đình.
Bước 2: Đối chiếu với danh sách “phổ cập giáo dục” và sổ theo dõi dân số của cán bộ phụ nữ xóm 2,3,4 và những thông tin thu thập được về số phụ nữ đang mang thai tại 3 xóm, từ đó lựa chọn ra được 69 gia đình có: 
 * Cặp vợ – chồng mới kết hôn
 * Gia đình có phụ nữ đang mang thai
 * Gia đình có con từ 0 đến 36 tháng tuổi
Bước 3: Lập danh sách những người phụ nữ trong 69 gia đình theo thứ tự từ 1 đến 69. Chọn ra những người có số thứ tự lẻ, lấy 10/35 người.
+ Với nam giới: Để chọn ra đối tượng nghiên cứu là nam giới, Tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất (mẫu phán đoán). Theo tôi trong nghiên cứu này cần phải thu thập thông tin từ phía cán bộ y tế và cán bộ xóm để bổ sung và xác thực nguồn thông tin nên tôi lựa chọn 1cán bộ trạm y tế xã Thanh Long và 1 trưởng xóm (trưởng xóm 3) làm đối tượng phỏng vấn sâu. Cũng theo phương pháp đó, tôi lựa chọn ra 2 người đàn ông (25 đến 45 tuổi) trong 247 gia đình  thuộc xóm 2, 3, làm đối tượng phỏng vấn sâu.
3.3 Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng CSSK trước và sau sinh của phụ nữ nông thôn tại xã Thanh Long
 Mục tiêu cụ thể: 
– Việc tiếp cận với các dịch vụ CSSK của người phụ nữ: khám thai định kỳ, tiêm chủng, điều trị các bệnh phụ khoa…
– Chế độ dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân của người phụ nữ tại xã Thanh Long
– Thời gian làm việc và tính chất công việc của người phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh 12 tháng.
– Sự tham gia của nam giới vào việc CSSK của người phụ nữ thời kỳ mang thai và sau khi sinh
3.4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Phạm vi thời gian: từ ngày 30 tháng 12 năm 2010 đến 30 tháng 04 năm 2011
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp phỏng vấn (phỏng vấn sâu)
Phỏng vấn là phương pháp cụ thể để thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thông qua việc tác động tâm lý – xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu.
Trong nghiên cứu khoa học, phỏng vấn phải tuân thủ theo mục tiêu, đối tượng, khách thể nghiên cứu được thể hiện trong chương trình nghiên cứu.
Có nhiều loại phỏng vấn khác nhau: Phỏng vấn sâu, phỏng vấn tiêu chuẩn, phỏng vấn bán tiêu chuẩn, phỏng vấn trực diện, phỏng vấn qua điện thoại…
Phỏng vấn sâu là dạng phỏng vấn mà trong đó người ta xác định sơ bộ những vấn đề cần thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, người phỏng vấn tự do hoàn toàn trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn, trong cách xếp đặt trình tự các câu hỏi và ngay cả cách thức đặt các câu hỏi nhằm thu thập được thông tin mong muốn. Mục tiêu của phỏng vẫn sâu không phải để hiểu một cách đại diện, khái quát về tổng thể,mà giúp chúng ta hiểu sâu, hiểu kỹ về một vấn đề nhất định.
Tiến hành thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu, tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu. 
Trước khi tiến hành phỏng vấn tôi chuẩn bị một số câu hỏi cần thu thập theo mục tiêu nghiên cứu. Tùy thuộc vào hoàn cảnh và sự quan sát, tình huống phỏng vấn mà tôi tiến hành các cuộc phỏng vấn theo các cách thức khác nhau nhằm thu được thông tin có hiệu quả cao nhất.
Trong nghiên cứu này tôi tiến hành phỏng vấn sâu 9 đối tượng trong đó:
 Phỏng vấn sâu với đối tượng là phụ nữ: 5 đối tượng, thuộc 3 xóm: Xóm 2, 3,4
 Phỏng vấn sâu với đối tượng là nam giới: 4 đối tượng, trong đó có 1 cán bộ trạm y tế, 1 cán bộ xóm và 2 người dân tại xóm 3.
4.2 Phương pháp quan sát
Trong quá trình nghiên cứu, quan sát là một trong những phương pháp được sử dụng xuyên suốt, gắn liền với tiến trình nghiên cứu. 
Quan sát là cách thức thu thập thông tin về đối tượng một cách đầy đủ. Đồng thời, qua quan sát những thông tin chi tiết về nhận thức, thái độ, suy nghĩ, hành vi, cử chỉ (ngôn ngữ và phi ngôn ngữ) của đối tượng được nhìn nhận một cách chính xác, đầy đủ, là cơ sở bổ sung và làm hoàn thiện, làm rõ hơn cho câu trả lời của đối tượng.
Trong nghiên cứu này, quan sát hòa nhập là một phương pháp được sử dụng có hiệu quả. Việc hòa nhập như một thành viên trong cộng đồng và quan sát phát huy hiệu quả tối đa. 
 
4.3 Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp thảo luận nhóm là việc nhân viên xã hội đưa ra một vấn đề, có thể là thông qua một số câu hỏi hay nội dung gợi ý và yêu cầu các thành viên nhóm thảo luận trong một khoảng thời gian nhất định.
Thảo luận nhóm là một phương pháp thu thập thông tin được sử dụng phổ biến trong công tác xã hội.
Để làm rõ nghiên cứu này, trong quá trình nghiên cứu, Tôi đã tiến hành 3 buổi thảo luận nhóm.
Đối tượng tham gia thảo luận nhóm là những người phụ nữ và đàn ông được chọn ra trong phương pháp chọn mẫu.
4.4 Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu thứ cấp
Tiến hành nghiên cứu này, tôi đã sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích một số tài liệu như báo cáo công tác y tế năm 2010 của trạm y tế xã Thanh Long, báo cáo đại hội Đảng bộ xã Thanh Long nhiệm kỳ 2005 – 2010… và một số tài liệu liên quan khác.
5. Giả thuyết nghiên cứu
– Nhận thức của người phụ nữ về vấn đề CSSK trước và sau sinh còn nhiều hạn chế
– Hoàn cảnh kinh tế gia đình ảnh hưởng lớn đến vấn đề CSSK trước và sau sinh của người phụ nữ.
– CSSK trước và sau sinh của người phụ nữ chưa được sự quan tâm đúng mức từ phía người chồng, và gia đình.
MỤC LỤC 
Trang 
LỜI CẢM ƠN    0
MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT    0
MỤC LỤC    0
PHẦN 1: MỞ ĐẦU    1
1. Tính cấp thiết của đề tài    1
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài    2
3. Đối tượng, khách thể, mục đích và phạm vi nghiên cứu    3
4. Phương pháp nghiên cứu    5
5. Giả thuyết nghiên cứu    7
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH    8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI    8
1.1 Cơ sở lý luận    8
1.1.1 Các lý thuyết làm cơ sở cho vấn đề nghiên cứu    8
1.1.2 Các khái niệm làm công cụ nghiên cứu    12
1.2 Cơ sở thực tiễn    19
1.2.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu    19
1.2.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về CSSK cho nhân dân    21
1.2.2.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về CSSK nói chung cho nhân dân    21
1.2.2.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về CSSK trước và sau sinh cho phụ nữ    24
1.2.3 Đặc điểm kinh tế – xã hội của địa bàn nghiên cứu    29
Chương2: THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRƯỚC VÀ SAU SINH CỦA PHỤ NỮ XÃ THANH LONG, HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN    32
2.1 Thực trạng vấn đề CSSK trước và sau sinh của phụ nữ tỉnh Nghệ An    32
2.2 Thực trạng CSSK trước và sau sinh của phụ nữ  xã Thanh Long, huyện Thanh Chương    35 
2.2.1 Nhận thức của người phụ nữ về CSSK trước và sau sinh    36
2.2.2 Hoàn cảnh kinh tế gia đình ảnh hưởng lớn đến vấn đề CSSK trước và sau sinh của người phụ nữ    43
2.2.3 CSSK trước và sau sinh của người phụ nữ chưa được sự quan tâm đúng mức từ phía người đàn ông, người chồng và gia đình    46
2.2.4 Nguyên nhân cản trở việc CSSK trước và sau sinh của người phụ nữ    48
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc CSSK trước và sau sinh của phụ nữ xã Thanh Long, huyện Thanh Chương    49
2.3.1 Yếu tố kinh tế – xã hội    49
2.3.2  Dịch vụ y tế    50
2.3.3 Hoạt động của các tổ chức đoàn thể    51
2.3.4 Những thuận lợi và khó khăn của quá trình nghiên cứu    53
2.4 Một số các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ CSSKSS cho phụ nữ xã Thanh Long, huyện Thanh Chương    54
2.4.1 Tăng cường số lượng và chất lượng các DVCSSK – KHHGĐ cho người phụ nữ    54
2.4.2  Các giải pháp đối với người phụ nữ    55
2.4.2.1 Nâng cao nhận thức cho người phụ nữ trong việc CSSK trước và sau sinh    55
2.4.2.2 Chính sách dành cho phụ nữ    56
2.4.3 Huy động sự tham gia của nam giới vào công tác CSSK trước và sau sinh của người phụ nữ    60
2.4.4 Giải quyết tốt các vấn đề xã hội khác trong cộng đồng    61
2.4.5 Giáo dục sức khỏe    61
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ    63
3.1 Kết luận    63
3.2 Khuyến nghị    64
TÀI LIỆU THAM KHẢO    66
PHỤ LỤC    68

Leave a Comment