Chẩn đoán bệnh rối loạn chuyển hoá bẩm sinh bằng kỹ thuật sắc ký khí khối phổ

Chẩn đoán bệnh rối loạn chuyển hoá bẩm sinh bằng kỹ thuật sắc ký khí khối phổ

Bệnh  rối  loạn  chuyển  hoá  bẩm  sinh (RLCHBS ) thuộc các bệnh di truyền nói chung. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tình trạng  nặng,  tỷ  lệ  tử  vong cao. Biểu  hiện  của bệnh là tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng, suy chức năng các cơ quan, thường được chẩn đoán là nhiễm trùng huyết, viêm não [5].
Nguyên nhân của RLCHBS do đột biến gen, làm thiếu hụt các enzym, coenzym, receptor từ đó làm thay đổi các chu trình tổng hợp hoặc thoái hoá  của các  chất trong cơ thể, tạo  thành các  sản  phẩm  bất  thường  gây  ngộ  độc  cho tế bào, suy chức năng các cơ quan. Cho đến nay, đã xác định được khoảng 500 loại RLCHBS, tỷ lệ mắc từ 1/50000 – 1/1000000 trẻ đẻ sống [3]. Ở nhiều nước tiên tiến, nhiều bệnh RLCHBS đã được phát hiện, nhiều trẻ đã được điều trị kịp thời [3; 5]. Ở nước ta, có nhiều bệnh nhân tử vong hoặc  di chứng  do chưa chẩn  đoán  xác định được bệnh RLCHBS. Trong dự án hợp tác về RLCHBS giữa Việt Nam và Nhật Bản, một số loại RLCHBS đã được xác định, một số trường hợp được cứu sống. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
Xác định loại RLCHBS bằng kỹ thuật sắc ký khí khối phổ (Gas chromatography mass spectrometry – GCMS).
I.    ĐỐI   TƯỢNG   VÀ   PHƯƠNG   PHÁP NGHIÊN CỨU
1.    Đối tượng và chất liệu nghiên cứu:
–    Đối  tượng  là  128 bệnh  nhân  có  nghi  ngờ RLCHBS điều trị tại BV Viện Nhi TW, BV Nhi Hải  Phòng,  khoa  nhi  BV  đa  khoa  tỉnh  Lâm Đồng,  BV Nhi Đồng  1 thành  phố  HCM trong thời gian từ 1/2006 – 4/2007.
–    Chất liệu nghiên cứu: là 128 mẫu giấy thấm nước tiểu và máu được gửi tới Học viện Shimane
–    Nhật  Bản.  Các  bệnh  phẩm  được  chẩn  đoán xác định loại RLCHBS bằng kỹ thuật sắc ký khí khối  phổ  GCMS và  sắc  ký  lỏng  khối  phổ  đôi Tandem  Mass  (LC/MS/MS).  Trong  nghiên  cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến kỹ thuật GCMS sử dụng mẫu giấy thấm nước tiểu
–    Phương pháp đánh giá: Để xác định chính xác loại RLCH, trong biểu đồ phân tích khối phổ cần phải có phức hợp bắt buộc, được coi là chuẩn  vàng  để  chẩn  đoán.  Từ  các  peak  tìm được, sau khi xử lý bằng 1 chương trình phần mềm  nhằm  lượng  hoá  nồng  độ  của  các  phức hợp này, nồng độ có thể tăng gấp 2 – 3 lần nồng độ  bình thường.  Tuy nhiên,  với  một  số  RLCH, chỉ cần có sự xuất hiện các peak bất thường (small peak) cũng đủ để chẩn đoán bệnh. Ngoài các peak đặc hiệu, các phức hợp cần thiết xuất hiện trong biểu đồ chỉ có tính chất gợi ý loại RLCH. Để chẩn đoán chính xác, cần phải kết hợp với phân tích trên mẫu giấy thấm máu, sử dụng kỹ thuật Tandem MS.
2.    Phương pháp nghiên cứu
    Thiết kế: nghiên cứu mô tả hồi cứu.
    Phương pháp kỹ thuật, chất liệu,  hoá chất, thiết bị sử dụng [6]
    Chất liệu:
Giấy chuyên dụng kích thước 50 x 50 mm , thấm  nước  tiểu  tươi (khoảng  1,2ml nước  tiểu). Để khô trong vòng 4 giờ ở nhiệt độ phòng, bảo quản được 10 ngày ở nhiệt độ bình thường, 2 – 80C được 3 tuần, – 200C được vài tháng.
    Hoá chất
Acid picric, xút, creatinine, acid chlohydric, hydroxylamine chloride, magaric acid (IS1), DL
–    tropic acid (IS2), ethylacetat, natri sulfat, N.O Bis  trimethylsylyl  tri  fluoroacetamide  (BSTFA), trimetylchlorosilane (TMCS).
    Dụng cụ, thiết bị
Hệ thống sắc ký khí khối phổ GCMS QP 5000, cột sắc ký, bình khí nitơ, heli, máy li tâm lạnh, máy lắc, máy ủ, pipet các loại…
Bệnh rối loạn chuyển hoá bẩm sinh (RLCHBS) là một trong các bệnh di truyền phân tử, do sự thiếu hụt  các  enzym, coenzym, receptor làm  thay đổi  các  chu trình tổng  hợp  hoặc  thoái  hoá  của  các chất trong cơ thể, tạo thành các sản phẩm độc cho tế bào. Biểu hiện của bệnh là tình trạng nhiễm độc, suy giảm chức năng của các cơ quan. Mục tiêu: xác định loại RLCHBS bằng kỹ thuật sắc kí khí khối phổ, để chẩn đoán và điều trị. Đối tượng nghiên cứu: 128 mẫu nước tiểu của bệnh nhân có nguy cơ cao điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Nhi Hải Phòng, khoa nhi bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng, bệnh viện Nhi Đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ 1/2006 – 4/2007. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hồi cứu. Kết quả và kết luận: 24/128mẫu (+) (18,75%), RLCH acid hữu cơ 11/24 (45,8%), RLCH acid amin 5/24 (20,8%), RLCH acid béo 4/24 (16,7%), MSUD 4/24 (16,7%).

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment