Chẩn đoán các dị tật bẩm sinh của thai nhi bằng siêu âm sỡng lọc vỡ xử trí lâm sỡng các dị tật bẩm sinh tại khoa sản bệnh viện Bạch Mai.
Việc mang thai, sinh đẻ an toàn lμ một quan tâm lớn của các cặp vợ chồng cũng như của các bác sỹ sản khoa và sơ sinh.
Các nghiên cứu gần đây của các tác giả trong n-ớc vμ ngoài nước đều cho thấy tỉ lệ dị tật bẩm sinh của thai nhi tăng lên so với các năm trước đây [1, 2, 8]. Để đảm bảo cho trẻ sinh ra được khoẻ mạnh đòi hỏi ngành y tế, đặc biệt là ngành phụ sản phải làm tốt công tác chăm sóc trước sinh, phải xác định và phân loại được các dị tật bất thường của thai nhi khi còn trong bụng mẹ để có thái độ xử trí thích hợp cũng như đình chỉ thai nghén hoặc có biện pháp can thiệp đúng lúc trong khi chuyển dạ đẻ. Siêu âm là phương pháp chẩn đoán nhanh, có hiệu quả để phát hiện các dị tật bẩm sinh của thai nhi đồng thời cho đến ngày nay người ta cũng chưa phát hiện thấy nó gây hại cho sức khoẻ của thai phụ. Ngoài ra, siêu âm chẩn đoán còn lμ một phừơng pháp đơn giản về kỹ thuật, chi phí hợp với khả năng tμi chính của ngừời dân.
Trong thời gian từ 1/1999 đến tháng 9/2004 khoa phụ – sản bệnh viện Bạch Mai đã tiến hμnh nghiên cứu đề tμi chẩn đoán các dị tật bẩm sinh của thai nhi vμ xử trí lâm sàng tất cả các trường hợp thai nhi có dị tật bẩm sinh cho tất cả các thai phụ khám thai và đăng ký đẻ tại khoa nhằm môc tiêu:
II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả các thai phụ đến khám thai và quản lý thai nghén tại khoa Sản bệnh viện Bạch Mai.
2. Phương pháp nghiên cứu:
– Khám lâm sàng và khai thác tiền sử thai nghén, t
– Siêu âm thai để đánh giá về các cấu trúc đầu,cổ, ngực, bụng vμ chi của thai nhi ở các tuổi thai 11
– 12 tuần và 18 – 22 tuần cho tất cả các thai phụ đến khám thai.
– Các trường hợp thai nghén có nguy cơ cao (tiền sử thai có dị tật, thai chết lưu, mẹ lớn tuổi…) được siêu âm vào các tuần 14 – 16 của thai kỳ.
– Các trường hợp nghi ngờ thai có dị tật được hẹn làm lại siêu âm sau 1 – 2 tuần.
– Các tr-ờng hợp thai phụ đ-ợc phát hiện thai nhi có dị tật bẩm sinh đều đ-ợc tư vấn để quyết định biện pháp xử trí thích hợp vμ tiến hành các thăm dò cận lâm sàng để khẳng định chẩn đoán (triple test, chọc ối để lμm nhiễm sắc thể đồ…)
– Đình chỉ thai nghén đối với các trường hợp thai nhi có dị tật bẩm sinh lớn bằng thuốc (Prostaglandin). Đặt Cytotec 50ỡg một lần vào túi cùng sau âm đạo các lần đặt cách nhau 6 giờ, tổng liều không quá 300ỡg để gây chuyển dạ. Nếu thất bại thì chuyển sang đình chỉ thai nghén bằng các phương pháp khác. So sánh kết quả chẩn đoán của siêu âm với các dị tật của thai khi ra ngoài.
3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Tất cả các trường hợp thai nhi có dị tật bẩm sinh, thai phụ và gia đình đều được tư vấn đầy đủ, rõ ràng về tình trạng dị tật bẩm sinh của thai nhi, các nguy cơ có thể xảy ra khi tiến hành đình chỉ thai nghén, các phơng pháp đình chỉ thai nghén. Thai phụ, chồng vμ gia đình chấp nhận, lựa chọn phương pháp đình chỉ thai nghén và có đơn đề nghị được phá thai.
Các hình ảnh cũng như mẫu bệnh phẩm đều được gia đình cho phép sử dụng.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích