Chẩn đoán trước sinh bệnh Thalassemia trên 290 trường hợp thai

Chẩn đoán trước sinh bệnh Thalassemia trên 290 trường hợp thai

α- và β-thalassemia là bệnh thiếu máu di truyền phổ biến tại Việt Nam. Chẩn đoán trước sinh nhằm phát hiện sớm và can thiệp các trường hợp thai mang gen bệnh đồng hợp tử là biện pháp phòng ngừa tích cực và hiệu quả. Mnc tiêu: Phân tích đặc điểm phân bố đột biến gen thalassemia trên các trường hợp chẩn đoán trước sinh tại Bệnh viện Từ Dũ từ 1/12/2007 đến 31/3/2010. ðoi tu¤ng và phuơng pháp: Tất cả các trường hợp thai của các cặp vợ chồng mang ñột biến gen α- hoặc β-thalassemia được chọc ối và chẩn đoán tìm alen đột biến bằng kỹ thuật ARMS, gap-PCR, enzyme hạn chế và MLPA. Ket quá: 290 thai được chẩn đoán trước sinh, phát hiện 207 thai có đột biến (207/290; 71,4%). Trong số ñó, 128 thai bị đột biến α-thalassemia (128/290; 44%) cao hơn 2 lần so với số thai bị đột biến β-thalassemia (59/290; 20,3%), 20 thai (20/290; 6,9%) mang đồng thời đột biến α- và β-thalassemia. Có 62 thai (62/290; 21,4%) mang kiểu gen nặng gồm: Hb Bart’s (38/290; 13,1%), Hb H (9/290; 3,1%), β-thalassemia nặng (15/290; 5,2%). Tỉ lệ alen đột biến α-thalassemia (67,2%) hơn gấp đôi β-thalassemia (32,8%) trong tổng số 287 alen được phát hiện. đột biến –SEA và Hb E chiếm đa số, tiếp theo là -α3.7, codon 41/42 –TCTT và codon 17 +A. Có 59 trường hợp đã đồng ý chấm dứt thai kỳ (59/290; 20,3%). 100% kết quả kiểm định sau sinh đều phù hợp với chẩn đoán trước sinh. Ket lu¾n: Tỉ lệ α-thalassemia cao hơn 2 lần so với β- thalassemia. đột biến –SEA, – α3.7, Hb E, codon 41/42 –TCTT và codon 17 +A là các đột biến phổ biến nhất. Chọc ối và chẩn đoán trước sinh bằng kỹ thuật multiplex ARMS, multiplex gap-PCR chính xác và an toàn.Thalassemia là nhóm bệnh thiếu máu di truyền lặn theo quy luật Mendel do ñột biến gen globin làm giảm hoặc không sản xuất globin ñể tạo thành hemoglobin (Hb). Bệnh có 2 nhóm phổ biến là α- và β-thalassemia tùy theo  nguyên  nhân  ñột  biến  ở  gen  α-  hay β-globin. Các gen α-globin nằm trên nhiễm sắc thể 16 (16pter-p13.3; MIM ID +141880 và + 141850) gồm 2 gen α1 và α2 rất đồng dạng. Người bình thường có 4 gen α-globin, ký hiệu αα/αα.  Mức độ thiếu máu tùy thuộc số gen α-globin  bị ñột  biến. Bệnh Hb  Bart’s là thể nặng nhất, phù thai,  phù  nhau và chết lưu trong tử cung do đột biến 4 gen α-globin. Thể bệnh HbH do đột biến 3 gen α-globin gây thiếu máu từ nhẹ ñến nặng. Thể α-thalassemia 1 và α-thalassemia 2 xảy ra ở người có 2 hoặc 1 gen α-globin đột biến, có thiếu máu nhược sắc nhẹ nhưng thường không có biểu hiện lâm sàng. Gen β-globin nằm trên nhiễm sắc thể 11(11p15.5; MIM ID +141990). Người bình thường có 2 gen β-globin, ký hiệu β/β. Người mang gen dị hợp tử có 1 gen β-globin bị đột biến β-thalassemia, thiếu máu nhược sắc nhẹ nhưng không biểu hiện lâm sàng. Thể bệnh β-thalassemia nặng do kiểu gen ñồng hợp tử, 2 ñột biến β-thalassemia. Trẻ thường bị thiếu máu nhược sắc nặng, khởi phát sớm từ 6 tháng tuổi. đột biến Hb E là thể đặc biệt vì vừa gây ra vị trí ghép nối giả khi hình thành RNA thông tin tạo kiểu hình β-thalassemia, vừa sản xuất ra loại variant β-globin Hb E có axít amin tại  vị  trí  26  là  glutamin  bị  thay  bằng  lysin. Người mang 1 đột biến Hb E kết hợp với 1 ñột biến    β-thalassemia    sẽ    có    kiểu    hình β-thalassemia nặng [3]. Thalassemia rất phổ biến tại Việt Nam. Tỉ lệ người mang gen đột biến khá cao, thay ñổi theo ñịa dư và nhóm dân tộc. Một số nơi tỉ lệ mang gen Hb E hơn 70%,   các   β-thalassemia  khác   gần   25%, α-thalassemia gần 9% [9]. Ở vùng Đông Nam Á, α-thalassemia chủ yếu do các đột biến mất đoạn – SEA, -α3.7, -α4.2  và ñột biến ñiểm αCSα tạo Hb Constant Spring tại codon 142 TAA->CAA của gen α2 [6] có thể phát hiện hiệu quả bằng kỹ thuật multiplex gap-PCR và enzyme hạn chế [2;5]. Tám đột biến điểm -28 A>G, codon  17  AAG>TAG,  IVS  1-1  G>T,  codon 41/42 –TTCT, codon 71/72 +A, codon 95 +A, pháp cột lọc với Mini Blood Kit (Qiagen). ADN sau cô lập được đánh giá nồng ñộ và ñộ tinh sạch bằng máy Biophotometer Plus (Eppendorf) ở bước sóng 260/280nm và lưu trữ ở 40C trước khi chẩn đoán và -300C sau khi phân tích. Tế bào dịch ối được nuôi cấy trong môi trường Amniomax và FCS (Gibco) ở điều IVS 2-654 C>T và codon 26 GAG>AAG (tạo kiện 370C, 5% CO trong 7 – 10 ngày, thu Hb E) chiếm 98,7% các trường hợp β- thalassemia tại Việt Nam có thể phát hiện hiệu quả bằng kỹ thuật ARMS và multiplex ARMS [1;8]. Tuy nhiên đặc điểm phân bố các đột biến gen này còn chưa thống nhất trong các nghiên cứu trước. Mục tiêu: phân tích đặc điểm phân bố đột biến gen thalassemia trên các trường hợp chẩn đoán trước sinh tại bệnh viện Từ Dũ từ 1/12/2007 ñến 31/3/2010.

 
 

 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment