Chẩn đoán và kết quả điều trị bệnh rối loạn chuyển hoá bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Trung Ương 2005 – 2008

Chẩn đoán và kết quả điều trị bệnh rối loạn chuyển hoá bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Trung Ương 2005 – 2008

Rối loạn chuyển hoá bẩm sinh (RLCHBS) là nhóm bệnh di truyền bẩm sinh lần đầu tiên ở Việt Nam được nghiên cứu tại bệnh viện Nhi trung ương. Mục tiêu: xác định tỷ lệ mắc bệnh và đặc điểm lâm sàng bệnh RLCHBS trong nhóm trẻ có nguy cơ cao. Đối tượng nghiên cứu: 417 trẻ trong nhóm nguy cơ cao về lâm sàng, xét nghiệm hoặc có yếu tố gia đình được điều trị tại BVNTƯ từ 2005 đến 6/2008. Phương pháp nghiên cứu: mô tả ca bệnh và định lượng axít amin và aclycarnitine trong máu bằng Tandem MS,và axít hữu cơ trong nước tiểu bằng GC/MS tại Học viện Shimane, Nhật Bản. Kết quả: 417 ca có nguy cơ cao được sàng lọc phát hiện 50 trường hợp bị bệnh RLCHBS chiếm 12% với 16 bệnh RLCH khác nhau. Tỷ lệ mắc RLCHBS hàng năm 1/3000 trong số bệnh nhân điều trị nội trú. Tuổi bị bệnh từ 2 ngày đến 14 tuổi. Giới nam/nữ là 26/24. Tỷ lệ phân bố mắc bệnh có 37/50 ca (74%) RLCH hữu cơ, 9/50 ca (18%) RLCH axít amin, 4/50 ca (8%) RLCH axít béo. Đặc điểm lâm sàng nổi bật trong RLCH axít hữu cơ là li bì và toan chuyển hoá chiếm 86,5%, chậm phát triển vận động tinh thần là triệu chứng hay gặp trong RLCH axít amin (66,6%), RLCH axít béo (75%) biểu hiện thường sớm, giảm trương lực cơ và hôn mê. Yếu tố gia đình có trên 1 con bị bệnh gặp 50% bệnh nhân. Kết quả điều trị ban đầu cứu sống không để lại di chứng 24%, để lại di chứng 28%. Không có bệnh nhân RLCH axít béo nào tử vong nhưng tỷ lệ biến chứng cao gặp hầu hết 3/4 trường hợp. 11/37 ca RLCH axít hữu cơ được điều trị và không bị di chứng. Trong RLCH axít amin, cả 5 ca MSUD đều tử vong; 4 ca PKU đều bị chậm phát triển tinh thần vận động. Kết luận: qua sàng lọc nguy cơ cao bệnh RLCHBS tại bệnh viện Nhi TƯ, tỷ lệ phát hiện bệnh là 12%. Tỷ lệ mắc bệnh RLCHBS của bệnh nhân điều trị nội trú hàng năm là 1/3000. Tỷ lệ mắc giữa 2 giới tương đương nhau.Tuổi phát hiện bệnh trước 1 tuổi chiếm 74%. Tỷ lệ mắc RLCH axít hữu cơ chiếm chủ yếu 74%, axít amin 18% và axít béo  chiếm 8%. Yếu tố gia đình có trên 1 con bị bệnh  chiếm 50%. Đặc điểm RLCH axít hữu cơ là diễn biến cấp tính, toan chuyển hoá và tăng lactate; do axít béo thấy chậm phát triển tinh thần vận động, tăng lactate và LDH; do axít amin thấy chậm phát triển tinh thần vận động và tăng NH3. Tỷ lệ cứu sống bệnh khỏi hoàn toàn chiếm 24% và thường là RLCHBS axit hữư cơ.
Rối loạn chuyển hoá bẩm sinh (RLCHBS) là nhóm   bệnh   do  thiếu   hụt   enzyme,  receptor, protein vận chuyển hoặc yếu tố  đồng vận trong quá trình chuyển hoá. Nguyên nhân của RLCHBS là do đột biến gen mã hoá cho các enzyme đặc hiệu hoặc yếu tố đồng vận [2; 5]. Cho đến nay có khoảng 500 các loại RLCHBS đã được tìm thấy với tỷ  lê  mắc bệnh là  1/ 5000 [7]. Nhiều nước trên  thế  giới  đã  tiến  hành  sàng  lọc  sơ sinh để
phát hiện các RLCHBS nhằm giảm tỷ lệ tử vong và thiểu năng trí tuệ do bệnh gây ra [2; 5; 10].
Tại Việt Nam, RLCHBS chưa được chú ý, nhiều bác sĩ nhi khoa còn coi đây là nhóm bệnh không điều trị được. Bệnh viện Nhi Trung ương (BVNTƯ) là nơi nhận 1 số bệnh nhân vào viện tử vong nhanh, hoặc gia đình có nhiều con bị bệnh tử vong sớm trong giai đoạn sơ sinh đã trở thành mối quan ngại của bệnh viện. Xuất phát từ thực tiễn trên, BVNTƯ nơi đầu tiên trong toàn quốc tiến hành nghiên cứu sàng lọc nhóm nguy cơ cao bị RLCHBS nhằm mục tiêu:
1.    Xác định tỷ lệ mắc RLCHBS qua sàng lọc nhóm nguy cơ cao tại bệnh viện.
2.    Đánh  giá  đặc  điểm  lâm  sàng  và  một  số yếu tố gia đình liên quan đến bệnh nhân.
II.    ĐỐI   TƯỢNG   VÀ   PHƯƠNG   PHÁP NGHIÊN CỨU
1.    Đối tượng nghiên cứu
417 bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao bị RLCH điều trị tại BVNTƯ từ tháng 1 năm 2005 tới tháng 6 năm 2008.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm: Bệnh diễn biến cấp tính từng đợt, thở nhanh, ly bì , giảm hoặc tăng trương lực cơ, co giật, hôn mê, hoặc vàng da không rõ nguyên nhân. Xét nghiệm khí máu pH giảm và toan chuyển hoá. Trong máu tăng lactate, NH3, LDH , SGOT, SGPT, có  thể  rối
loạn điện giải, và hạ đường huyết. Muộn hơn trẻ bị chậm phát triển tinh thần vận động, tiền sử gia đình có trên 1 con cùng bị bệnh.
2.    Phương pháp nghiên cứu
Mô tả ca bệnh và phỏng vấn gia đình.
Chỉ số đánh giá: khí máu, NH3, lactate, LDH, đường  máu,  xét  nghiệm  nước  tiểu,  men  gan, điện giải đồ, công thức máu, CT não …
Phương pháp kỹ thuật: bệnh phẩm máu & nước tiểu được lấy vào giấy thấm đặc biệt S&S. Định lượng axít amin và acylcarnitine trong máu bằng Tandem MS. Phân tích các axít hữu cơ trong nước tiểu bằng hệ thống GC/MS. Các mẫu bệnh   phẩm   được   phân   tích  tại   học   viện Shimane – Nhật Bản.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment