Chất lượng cuộc sống của người bệnh loét dạ dày- tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2021
Chất lượng cuộc sống của người bệnh loét dạ dày- tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2021
Hà Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Thị Thanh Luyến
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc trên 87 người bệnh loét dạ dày tá tràng trong năm 2021 với mục tiêu mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh và xác định một số yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung bình chất lượng cuộc sống theo thang điểm SF-36 (thang điểm 100) là 65,2 ± 19,8. Phần lớn người bệnh loét dạ dày tá tràng có chất lượng cuộc sống theo thang điểm SF-36 mức độ trung bình với tỷ lệ là 69,0%. Tỷ lệ người bệnh có chất lượng cuộc sống ở mức độ thấp là 4,6%. Có mối liên quan giữa nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên, tần suất đau trên 2 lần/tháng, đau vào thời điểm ban đêm, đau có liên quan đến bữa ăn, mức độ đau trung bình và nặng, có triệu chứng mệt mỏi với chất lượng cuộc sống ở mức độ trung bình và thấp cao hơn so với nhóm người bệnh còn lại với p < 0,05. Bệnh viện cần nghiên cứu các giải pháp cải thiện triệu chứng đau ở người bệnh loét dạ dày tá tràng để người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt hơn đặc biệt là ở người cao tuổi.
Bệnh loét dạ dày tá tràng là một nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh tật và tử vong trên khắp thế giới ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người trong cuộc sống hàng ngày của họ.1 Đây là một bệnh thường xuyên xảy ra, phổ biến trên thế giới và thường hay tái phát, với tỷ lệ mắc hàng năm là 1,1 – 3,3% và tỷ lệ hiện mắc là 1,7 – 4,7%. Khoảng 10% số người bị bệnh này trong suốt cuộc đời của họ ở Hoa Kỳ.2 Tỷ lệ loét dạ dày tá tràng ở Iran dao động từ 13,6% đến 47,2%.3 Tại Việt Nam, có tới 26% dân số mắc bệnh loét dạ dày tá tràng, 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh dạ dày, nguy cơ mắc loét dạ dày ở nam giới gấp 4 lần so với nữ và tăng dần theo tuổi.4Các biểu hiện lâm sàng chính của bệnh bao gồm đau thượng vị, khó tiêu, buồn nôn, nôn, chán ăn, giảm cân, thiếu máu do thiếu sắt và đi ngoài phân đen.4 Bệnh có thể dẫn đến đau, chảy máu, thủng dạ dày và tắc nghẽn đường tiêu hóa trong một số trường hợp.5 Mặc dù đây không phải là những tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng có thể làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, có thể cản trở các hoạt động hàng ngày của một người và có thể gây ra gánh nặng kinh tế và xã hội.6 Các nghiên cứu cho thấy chất lượng cuộc sống và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng bị ảnh hưởng bởi bệnh.7 Việc cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh
Nguồn: https://luanvanyhoc.com