Chất lượng cuộc sống của người bệnh vảy nến đến khám tại khoa Da liễu bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2021

Chất lượng cuộc sống của người bệnh vảy nến đến khám tại khoa Da liễu bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2021

Báo cáo đề tài tốt nghiệp Chất lượng cuộc sống của người bệnh vảy nến đến khám tại khoa Da liễu bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2021.Vảy nến là một bệnh da mạn tính rất hay gặp ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới. Sinh bệnh học bệnh vảy nến còn có những vấn đề chưa rõ, nhưng cho đến nay đa số các tác giả đã thống nhất cho rằng bệnh vảy nến là một bệnh có cơ địa di truyền và có cơ chế tự miễn qua miễn dịch trung gian tế bào [7],[8]. Bệnh được khởi động bởi nhiều yếu tố như: môi trường, chấn thương tâm lý, nhiễm trùng khu trú, chấn thương da, một số thuốc, khí hậu thời tiết, thức ăn, thuốc lá, rượu…[1],[2].

Về lâm sàng, hầu hết người bệnh vảy nến có tổn thương trên da là các đám mảng đỏ kích thước to nhỏ khác nhau, nền cộm, không thâm nhiễm, bề mặt phủ vảy trắng như nến, khu trú một vùng hay rải rác khắp đầu mặt, thân mình, tay chân. Dựa vào các đặc điểm lâm sàng có thể giúp cho bác sĩ điều trị có cái nhìn tổng quan về bệnh và chẩn đoán bệnh chính xác giúp hạn chế sự bùng phát bệnh. Một trong những đặc điểm của người bệnh vẩy nến là riệu chứng ngứa mức độ nhẹ khoảng 20-40% số ca, bệnh thường gặp nhiều ở lứa tuổi 20-40 [1],[2].
Bệnh gây tổn thương ở da, móng, khớp và một số cơ quan nội tạng, tác động xấu đến chất lượng cuộc sống người bệnh và hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu [7],[9]. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, cả hai giới, ở khắp các châu lục, chiếm tỷ lệ 1-3% dân số thế giới tùy theo các quốc gia, chủng tộc. Từ năm 1970 đến năm 2000, tỷ lệ người mắc vảy nến tăng lên gấp đôi. Tại Việt Nam, vảy nến cũng là một bệnh da khá thường gặp. Theo thống kê ở bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh năm 2001, số lượng bệnh nhân vảy nến đến khám chiếm tỉ lệ 2.32%, đứng hàng thứ tư sau bệnh chàm, mụn trứng cá và bệnh mề đay.
Bệnh tiến triển mạn tính, hầu như suốt đời, các đợt vượng bệnh xen kẽ các đợt thuyên giảm bệnh. Đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh vảy nến, việc điều trị chỉ nhằm mục đích hạn chế sự tiến triển của bệnh đồng thời giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tuy không gây biến chứng nguy hiểm ngay tới tính mạng nhưng về lâu dài người bệnh có thể bị biến chứng đau khớp, đỏ da toàn thân không chỉ làm ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin, mặc cảm, hoang mang lo lắng mà bệnh còn ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo nghiên cứu của Trương Thị Mộng Thường và Lê2 Ngọc Diệp (2012) mức độ ảnh hưởng của bệnh lên đời sống sinh hoạt là 28%; trong đó hoạt động hàng ngày bị ảnh hưởng nhiều nhất với tỉ lệ 39%. Mức độ ảnh hưởng lên đời sống tinh thần của người bệnh là 39%. Nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa các yếu tố tuổi, thời gian khởi phát, mức độ nặng của bệnh và chất lượng cuộc sống của người bệnh vảy nến.
Tại Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến bệnh vảy nến, tuy nhiên các tác giả chủ yếu là bác sĩ, dược sĩ thường tập trung đánh giá hiệu quả của các loại thuốc cũng như các phương pháp điều trị bệnh vảy nến, hoặc nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh. Các nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh vảy nến còn rất ít, đặc biệt là tại Thành phố Nam Định. Xuất phát từ vấn đề trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đề tài: “Chất lượng cuộc sống của người bệnh vảy nến đến khám tại khoa Da liễu bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2021” nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh và tìm hiểu các yếu tố liên quan làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như giúp người bệnh nhận biết các yếu tố khởi phát hoặc làm bệnh nặng thêm.
MỤC TIÊU
Mục tiêu nghiên cứu:
Mô tả đặc điểm lâm sàng người bệnh vảy nến đến khám tại khoa Da liễu bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định từ tháng 01/2021 đến tháng 01/2022.
Nhận xét một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở người bệnh vảy nến đến khám tại khoa Da liễu bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định từ tháng 01/2021 đến tháng 01/2022

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………. 1
MỤC TIÊU …………………………………………………………………………………………………… 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………………… 3
1.1. Các thông tin về vảy nến: ………………………………………………………………………. 3
1.2. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh vảy nến trên thế giới
và Việt Nam …………………………………………………………………………………………….. 12
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………. 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………….. 15
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:…………………………………………………………. 15
2.3. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………………….. 15
2.4. Phương pháp chọn mẫu ……………………………………………………………………….. 15
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………………………………… 16
2.6. Các biến số nghiên cứu ………………………………………………………………………… 16
2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ………………………………………….. 17
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ………………………………………………………………. 18
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………………….. 19
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………… 20
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………… 20
3.2. Đặc điểm lâm sàng của người bệnh vảy nến ……………………………………………. 22
3.3. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh vảy nến và một số yếu tố liên
quan ……………………………………………………………………………………………………….. 25
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN …………………………………………………………………. 28
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………… 28
4.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh vảy nến …………………………. 28
4.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh vảy nến ….. 33
DỰ KIẾN KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………. 35
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ……………………………………………………………………………. 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………….. 38
PHỤ LỤC 1: ĐƠN TÌNH NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU ………………………. 41
PHỤ LỤC 2: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN ……………………………………………………… 4

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment