CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN TIM TÂM ĐỨC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN TIM TÂM ĐỨC.Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), xu hướng mô hình bệnh tật đang có sự thay đổi từ các bệnh truyền nhiễm sang các bệnh không lây truyền. Trong khi các bệnh dịch đã từng bước được kiểm soát ổn định thì các bệnh về lối sống ngày càng gia tăng [107]. Bệnh mãn tính không lây (BMTKL) giết chết 41 triệu người mỗi năm, trong đó có khoảng 15 triệu bệnh nhân chết từ 30 đến 69 tuổi, hơn 85% số ca tử vong này xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình [111]. Hiện nay mức độ tử vong do BMTKL đang gia tăng một cách nhanh chóng. Trên toàn cầu, tử vong do BMTKL được ước tính tăng từ 36 triệu ca trong năm 2010 lên 44 triệu ca vào năm 2020 [26].
Bệnh mãn tính không lây có bốn loại chính là bệnh tim mạch (đau tim và đột quỵ), ung thư, bệnh hô hấp mạn tính (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen suyễn) và bệnh tiểu đường. Trong số các bệnh nhóm tim mạch thì tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến với tỷ lệ hiện mắc ngày càng gia tăng. Kearney PM và cộng sự (2005) đã thực hiện phân tích dữ liệu trên toàn thế giới về gánh nặng toàn cầu, kết quả vào năm 2000, trên thế giới có 26,4% [64] dân số trưởng thành mắc bệnh THA chiếm 972 triệu người và 2/3 trong số đó diễn ra ở các nước có nền kinh tế đang phát triển. Nghiên cứu ước tính số lượng người lớn bị THA vào năm 2025 với tỉ lệ 29,2%, tương đương 1,56 tỷ người. Con số này khiến bệnh THA trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng báo động. Cũng như hút thuốc lá, đái tháo đường (ĐTĐ) và rối loạn lipid máu, THA là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với các bệnh tim mạch và là nguyên nhân gây ra khoảng 30% tử vong trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, tần suất THA ở người lớn ngày càng gia tăng. Trong khoảng thời gian từ những năm 1960 đến năm 2008 tỷ lệ THA tăng từ 1% lên đến 25,1% [39, 94]. Con số này vẫn không ngừng gia tăng và đang ở mức đáng báo động. Điều tra toàn quốc về THA và các yếu tố nguy cơ tại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2008 cho thấy chỉ có 48,4% người nhận thức được huyết áp (HA) của họ tăng cao; 29,6% có điều trị và 10,7% đạt được kiểm soát HA mục tiêu (
Không những phổ biến, THA còn có các tác động tiêu cực đến nhiều vấn đề khác của bệnh nhân, ví dụ chất lượng cuộc sống (CLCS). Các bằng chứng khoa học gần đây cho thấy THA là một yếu tố góp phần làm giảm CLCS liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân khi so sánh với bệnh nhân bình thường [100]. Người mắc bệnh THA thường phải điều trị dùng thuốc liên tục, lâu dài [95] kiểm soát HA không thành công [27, 65] chất lượng giấc ngủ kém [43, 61] và có thể xuất hiện các triệu chứng, biến chứng do bệnh gây ra [96]. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạ HA có thể làm tăng đáng kể hiệu quả của việc kiểm soát HA, đồng thời cải thiện CLCS của bệnh nhân và giảm tần suất các biến chứng do THA [46, 86].Chính vì thế đánh giá CLCS của bệnh nhân THA và các yếu tố tác động từ lâu đã là nhu cầu rất đáng quan tâm của đội ngũ y bác sĩ và ngành y tế. Nhiều thang đo được xây dựng nhằm đo lường CLCS trên người bệnh THA. Một trong số đó, SF-36 (short-form health survey-36 questions) là thang đo tổng quát được sử dụng nhiều nhất, có từ năm 1988 và dùng rộng rãi hơn 60 quốc gia, gồm 36 câu thuộc 8 lĩnh vực sức khoẻ. Đã có nhiều nghiên cứu cắt ngang tiến hành nhằm mục đích đánh giá mức độ CLCS và tìm ra những yếu tố tác động đến CLCS của bệnh nhân THA trên nhiều quần thể [6, 8, 19, 114]. Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá sự thay đổi CLCS của bệnh nhân theo thời gian vẫn còn rất ít.
Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện ngoài việc đánh giá CLCS của bệnh nhân THA khi bắt đầu điều trị thì cũng xác định sự thay đổi CLCS theo thời gian và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi CLCS này. Nghiên cứu được triển khai tại Bệnh viện Tim Tâm Đức là một trong những bệnh viện chuyên khoa tim mạch, chuyên điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch và THA. Kết quả thu được từ nghiên cứu có thể giúp hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe, tình trạng điều trị, thói quen sinh hoạt của bệnh nhân THA đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện. Đồng thời từ kết quả của nghiên cứu thì bệnh viện sẽ có thêm cơ sở khoa học để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và chăm sóc bệnh nhân.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Mức độ chất lượng cuộc sống trung bình ở người bệnh tăng huyết áp lần đầu khám tại phòng khám bệnh viện Tim Tâm Đức năm 2019 là bao nhiêu và có thay đổi sau 01 tháng điều trị hay không?
Có hay không mối liên quan giữa các yếu tố đặc điểm dân số xã hội, tình trạng sức khỏe, tình trạng điều trị và thói quen sinh hoạt với sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người bệnh lần đầu khám tại phòng khám bệnh viện Tim Tâm Đức năm 2019 theo thời gian nghiên cứu?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xác định mức độ chất lượng cuộc sống, sự thay đổi sau 1 tháng điều trị và các yếu tố liên quan ở người bệnh tăng huyết áp lần đầu khám tại phòng khám bệnh viện Tim Tâm Đức năm 2019.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Xác định điểm CLCS trung bình theo lĩnh vực sức khỏe thể chất, tinh thần và điểm CLCS chung của thang đo SF-36 ở người bệnh tăng huyết áp lần đầu khám tại phòng khám bệnh viện Tim Tâm Đức năm 2019.
2. Xác định sự thay đổi điểm CLCS trung bình theo lĩnh vực sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và điểm CLCS chung sau 1 tháng điều trị ở người bệnh tăng huyết áp lần đầu khám tại phòng khám bệnh viện Tim Tâm Đức năm 2019.
3. Xác định mối liên quan giữa sự thay đổi điểm CLCS sau 1 tháng điều trị với các yếu tố đặc điểm xã hội, tình trạng điều trị, tình trạng sức khỏe, thói quen sinh hoạt ở người bệnh tăng huyết áp lần đầu khám tại phòng khám bệnh viện Tim Tâm Đức năm 2019
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………………………. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ……………………………………………………………………………… ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ…………………………………………………………………………………. v
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………………… 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN………………………………………………………………. 5
1.1. Bệnh mãn tính không lây……………………………………………………………………….. 5
1.2. Tăng huyết áp ……………………………………………………………………………………… 5
1.3. Công cụ đo lường chất lượng cuộc sống…………………………………………………..19
1.4. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và một số yếu tố ở bệnh nhân tăng
huyết áp qua việc sử dụng các bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống. ………….23
1.5. Tổng quan về bệnh viện Tim Tâm Đức ……………………………………………………27
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………..29
2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………………29
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu……………………………………………………………29
2.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………29
2.4. Thu thập số liệu……………………………………………………………………………………31
2.5. Xử lý số liệu………………………………………………………………………………………..36
2.6. Phân tích số liệu…………………………………………………………………………………..41
2.7. Y đức …………………………………………………………………………………………………42
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ……………………………………………………………………………….43
3.1. Các đặc tính dân số xã hội……………………………………………………………………..43
3.2. Các đặc điểm không thay đổi tại thời điểm nghiên cứu……………………………….45
3.3. Các đặc tính về tình trạng sức khỏe …………………………………………………………46
3.4. Các đặc tính về tình trạng điều trị……………………………………………………………47
.
.3.5. Các đặc tính về thói quen sinh hoạt …………………………………………………………48
3.6. Điểm chất lượng cuộc sống trung bình theo từng lĩnh vực tại thời điểm bắt đầu
điều trị và sau 1 tháng ở bệnh nhân tăng huyết áp ……………………………………………49
3.7. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống lĩnh vực sức khỏe thể chất theo
thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………………………..51
3.8. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống lĩnh vực sức khỏe tinh thần theo
thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………………………..61
3.9. Các yếu tố liên quan đến điểm chất lượng cuộc sống chung theo thời gian
nghiên cứu ………………………………………………………………………………………………..70
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN……………………………………………………………………………..80
4.1. Đặc điểm dân số xã hội …………………………………………………………………………80
4.2. Các đặc điểm không thay đổi tại thời điểm nghiên cứu……………………………….83
4.3. Đặc điểm về tình trạng sức khỏe …………………………………………………………….85
4.4. Đặc điểm về tình trạng điều trị ……………………………………………………………….86
4.5. Đặc điểm về thói quen sinh hoạt……………………………………………………………..87
4.6. Điểm chất lượng cuộc sống trung bình theo từng lĩnh vực tại thời điểm bắt đầu
điều trị và sau 1 tháng ở bệnh nhân tăng huyết áp ……………………………………………90
4.7. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống theo thời gian nghiên cứu với
một số yếu tố …………………………………………………………………………………………….92
4.8. Điểm mạnh, hạn chế và tính ứng dụng của đề tài……………………………………….96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC – BỘ CÂU HỎ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Định nghĩa và phân độ THA theo mức HA đo tại phòng khám ……………….. 6
Bảng 1.2. Chẩn đoán theo HA phòng khám và HA ngoại trú ………………………………… 6
Bảng 1.3. Một số công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân tăng huyết áp .20
Bảng 1.4. Hệ số tin cậy hằng định nội bộ Cronbach’s α ở các lĩnh vực của thang đo SF-
36 II tại Anh …………………………………………………………………………………………………22
Bảng 1.5. Các hệ số độ tin cậy (tính theo đường chéo) và mối tương quan giữa các lĩnh
vực SF-36 …………………………………………………………………………………………………….22
Bảng 2.1. Thang điểm cho từng câu hỏi…………………………………………………………….34
Bảng 2.2. Điểm của từng lĩnh vực…………………………………………………………………….35
Bảng 3.1. Đặc tính dân số xã hội của bệnh nhân tăng huyết áp trong thời gian nghiên
cứu………………………………………………………………………………………………………………43
Bảng 3.2. Các đặc điểm của bệnh nhân tăng huyết áp không thay đổi tại thời điểm
nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………………45
Bảng 3.3. Các đặc tính về tình trạng sức khỏe ở bệnh nhân tăng huyết áp có thay đổi
theo thời gian nghiên cứu………………………………………………………………………………..46
Bảng 3.4. Các đặc tính về tình trạng điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp có thay đổi
theo thời gian nghiên cứu………………………………………………………………………………..47
Bảng 3.5. Các đặc tính về thói quen sinh hoạt của bệnh nhân tăng huyết áp có thay đổi
theo thời gian nghiên cứu………………………………………………………………………………..48
Bảng 3.6. Điểm chất lượng cuộc sống trung bình theo từng lĩnh vực sức khỏe thể chất
tại thời điểm bắt đầu điều trị và sau 1 tháng ở bệnh nhân tăng huyết áp ………………….49
Bảng 3.7. Điểm chất lượng cuộc sống trung bình theo từng lĩnh vực sức khỏe tinh thần
tại thời điểm bắt đầu điều trị và sau 1 tháng ở bệnh nhân tăng huyết áp ………………….50
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa điểm CLCS lĩnh vực sức khỏe thể chất với các đặc điểm
dân số xã hội…………………………………………………………………………………………………52
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa lĩnh vực sức khỏe thể chất với các đặc điểm không thay
đổi tại thời điểm nghiên cứu ……………………………………………………………………………54
.
.iii
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa lĩnh vực sức khỏe thể chất với các đặc điểm tình trạng
sức khỏe ………………………………………………………………………………………………………56
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa lĩnh vực sức khỏe thể chất với các đặc điểm tình trạng
điều trị …………………………………………………………………………………………………………57
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa lĩnh vực sức khỏe thể chất với các đặc điểm thói quen
sinh hoạt ………………………………………………………………………………………………………58
Bảng 3.13. Các yếu tố liên quan đến lĩnh vực sức khỏe thể chất sau khi kiểm soát bằng
mô hình hồi quy đa biến………………………………………………………………………………….59
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa lĩnh vực sức khỏe tinh thần với các đặc điểm dân số xã
hội ………………………………………………………………………………………………………………61
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa lĩnh vực sức khỏe tinh thần với các đặc điểm không
thay đổi tại thời điểm nghiên cứu……………………………………………………………………..64
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa lĩnh vực sức khỏe tinh thần với các đặc điểm tình trạng
sức khỏe ………………………………………………………………………………………………………65
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa lĩnh vực sức khỏe tinh thần với các đặc điểm tình trạng
điều trị …………………………………………………………………………………………………………67
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa lĩnh vực sức khỏe tinh thần với các đặc điểm thói quen
sinh hoạt ………………………………………………………………………………………………………68
Bảng 3.19. Các yếu tố liên quan đến lĩnh vực sức khỏe tinh thần sau khi kiểm soát bằng
mô hình hồi quy đa biến………………………………………………………………………………….69
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống chung với các đặc điểm dân
số xã hội ………………………………………………………………………………………………………70
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống chung với các đặc điểm
không thay đổi tại thời điểm nghiên cứu ……………………………………………………………73
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống chung với các đặc điểm tình
trạng sức khỏe……………………………………………………………………………………………….74
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống chung với các đặc điểm tình
trạng điều trị …………………………………………………………………………………………………76
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa điểm chất lượng cuộc sống chung với các đặc điểm thói
quen sinh hoạt……………………………………………………………………………………………….77
Bảng 3.25. Các yếu tố liên quan đến điểm chất lượng cuộc sống chung sau khi kiểm
soát bằng mô hình hồi quy đa biến……………………………………………………………………7
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Bộ môn Nội (1998) Bệnh học Nội khoa, Đại học Y Dược TPHCM, tr 143 – 160.
2. Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia (2012) Hướng dẫn xây dựng trường đại học, cao đẳng, học viện không khói thuốc lá, Government Document, 49,
3. Nguyễn Minh Đức (2012) “Sự tuân thủ dùng thuốc hạ áp trên bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp”. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 16 (4)
4. Viện Dinh Dưỡng (2006) Kết quả điều tra Thừa cân – béo phì và một số yếu tố liên quan ở người Việt Nam 25- 64 tuổi,
5. Viện Dinh Dưỡng (2018) Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tăng huyết áp, http://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc/che-do-dinh-duong-cho-nguoi-benh-tanghuyet-ap.html, 16/08/2019.
6. Trần Công Duy (2014) Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân Tăng huyết áp, Hội Tim mạch học, Đại học Y Dược TPHCM,
7. Kim Bảo Giang (2018) “Kiến Thức về bệnh và tuân thủ các khuyến cáo về hành vi ở người bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện Cẩm Khê, Phú Thọ, năm 2015 – 2016”. Tạp chí nghiên cứu Y Học, 113 (4), 173 – 181.
8. Duy Thị Hoa (2014) “Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở người THA từ 50 tuổi trở lên tại xã Phược Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An năm 2013”. Y Học TP.Hồ Chí Minh, 18 (6)
9. Phạm GIa Khải (2006) Khuyến cáo của hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị, dự phòng tăng huyết áp ở người lớn,
10. Lý Huy Khanh (2009) Khảo sát điều trị tăng huyết áp tại phòng khám cấp cứu bệnh viện Trưng Vương,
11. Hội Tim Mạch Học Việt Nam Nguyên nhân gây ra THA là gì?, http://www.vnha.org.vn/100answer.asp?id=72, 14/08/2019.
12. Hội Tim Mạch Học Việt Nam (2015) Cập nhật khuyến cáo Chẩn đoán – Điều trị Tăng huyết áp 2015, http://vnha.org.vn/upload/hoinghi/hn2015/L04- T.Huy_KCVSH2015gshuy.pdf, 08/08/2018.
13. Vũ Xuân Phú (2012) “Thực trạng kiến thức về bệnh tăng huyết áp và tuân thủ điều trị của bệnh nhân 25-60 tuổi ở 4 phƣờng, thành phố Hà Nội 2011”. Tạp chí Y học TPHCM, 817 (4), tr 10-15.
14. Thủ tướng chính phủ (2010) Quyết định ban hành danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011, Government Document, 33,
15. Thủ tướng chính phủ (2011) Quyết định ban hành danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 – 2015, Government Document, 34,
16. Nguyễn Tấn Thuận (2017) “Chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi bệnh tăng huyết áp và các yếu tố liên quan tại 2 xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TPHCM”. Y Học TP.Hồ Chí Minh,
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
Tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu khi trích dẫn.
102
17. Trung Tâm Truyền Thông – GDSK TPHCM (2011) Tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam năm 2010, http://www.t4ghcm.org.vn/phong-chong-tac-hai-thuocla/CMFNXM101836-277/, 14/08/2019.
18. Nguyễn Hồng Trang (2015) “Một số rào cản trong hoạt động thể lực ở bệnh nhân tăng huyết áp tại xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội”. Tạp chí Y – Dược Quân Sự, 5, 29 -35.
19. Trần Kim Trang (2011) “Chất lượng cuộc sống ở người Tăng huyết áp”. Tạp chí Y học TPHCM, 15 (1)
20. Trần Kim Trang (2012) “Các thang điểm đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân tim mạch”. Y Học TP.Hồ Chí Minh, 16 (1)
21. Phạm Tuyết Trinh (2012) Tăng huyết áp ở người trẻ: Không thể lơ là, 13/08/2019.
22. Nguyễn Quang Tuấn Chẩn đoán, điều trị Tăng huyết áp, http://tonghoiyhoc.vn/chan-doan-dieu-tri-tang-huyet-ap.htm, 08/08/2018.
23. Bệnh viện Nhi Trung Ương (2010) Loét dạ dày-Tá tràng, http://benhviennhitrunguong.org.vn/loet-da-day-ta-trang.html, 15/08/2019.
24. Nguyễn Lân Việt (2016) Kết quả mới nhất điều tra tăng huyết áp toàn quốc năm 2015 – 2016, Hội Tim mạch học Việt Nam
25. WHO Huyết áp cao và hoạt động thể chất, http://www.emro.who.int/media/worldhealth-day/physical-activity-factsheet-2013.html,
26. WHO (2013) Bệnh không lây nhiễm, http://www.wpro.who.int/vietnam/areas/noncommunicable_diseases/fs2013031 1/vi/, 15/06/2018.
27. Schmidt AC, Limberg R Bramlage P, Kreutz R (2008) “Quality of life in hypertension management using olmesartan in primary care”. Expert Opin Pharmacotherapy, 9, 1641-1653.
28. Ahmed Al-Mandhari, Ibrahim Al-Zakwani, Alya Al-Hasni, Nada Al-Sumri (2011) “Assessment of perceived health status in hypertensive and diabetes mellitus patients at primary health centers in oman”. International journal of preventive medicine, 2 (4), 256.
29. Imad A Alhaddad, Omar Hamoui, Ayman Hammoudeh, Samir Mallat (2016) “Treatment adherence and quality of life in patients on antihypertensive medications in a Middle Eastern population: adherence”. Vascular health and risk management, 12, 407.
30. C. Armstrong, Committee Joint National (2014) “JNC8 guidelines for the management of hypertension in adults”. Am Fam Physician, 90 (7), 503-4.
31. Wilbert S Aronow, Tatyana A Shamliyan (2018) “Blood pressure targets for hypertension in patients with type 2 diabetes”. Annals of translational medicine, 6 (11)
32. Carola Bardage, Dag GL Isacson (2001) “Hypertension and health-related quality of life: an epidemiological study in Sweden”. Journal of clinical epidemiology, 54 (2), 172-181.
33. Kate M Bennett (2005) “Social engagement as a longitudinal predictor of objective and subjective health”. European Journal of Ageing, 2 (1), 48-55
Nguồn: https://luanvanyhoc.com