CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ngô Thị Huyền1
1 Đại học Đại Nam
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: đánh giá về chất lượng giấc ngủ của sinh viên điều dưỡng tại Đại học Đại Nam và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp NC: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 220 sinh viên điều dưỡng đang học từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 tại Trường Đại học Đại Nam. Kết quả: có 44,5% SV có điểm PSQI ≤ 5. Chất lượng giấc ngủ liên quan đến áp lực kết quả học, sự kỳ vọng từ gia đình, quá tình tham gia làm thêm ngoài giờ, sự tỉnh táo và cân bằng trong công việc (p < 0,05). Kết luận: Chất lượng giấc ngủ của SV chưa tốt, cần nâng cao hiểu biết cho SV về tầm quan trọng của giấc ngủ và cần có sự phối hợp hài hòa giữa nhà trường, gia đình để giảm tải tối đa những áp lực không đáng có cho SV.
Chất lượng giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình học tập và trí nhớ, đó cũng là nhu cầu thiết yếu của con người, nó giúp cơ thể được nghỉ ngơi và tràn đầy năng lượng cho ngày hôm sau và giảm buồn ngủ ban ngày. Giấc ngủ chấtlượng hỗ trợ sức khỏe tinh thần và thể chất và góp phần vào nâng cao chất lượng cuộc sống chung[6]. Chất lượng giấc ngủ kém và thiếu ngủ có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến sinh lý của cơ thể, tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim, tăng huyết ápvà đái tháo đường type 2, tăng tai nạn xe cộ và tai nạn tại nơi làm việc [1],[5],[6]. Thanh thiếu niên ngủ không đủ giấc có khả năng bị thừa cân và có thể mắc các triệu chứng trầm cảm[1]. Với ngành điều dưỡng, một ngành đặc thù về áp lực học tập và công việc. Nhiều nghiên cứu cho thấy điều dưỡng phải làm việc quá sức, thời gian làm việc kéo dài ảnh hưởng đến CLGN của họ [4]. Với sinh viên điều dưỡng, hầu hết sinh viên chưa cảm nhận được thực sự chất lượng giấc ngủ của họ hoặc thiếu nhận thức chung về giấc ngủ [8]. Chất lượng giấc ngủ của sinh viên khối ngành sức khỏe được coi là một vấn đề sức khỏe và được quan tâm bởi hậu quả của việc mất ngủ của điều dưỡng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc người bệnh và sự an toàn người bệnh (p
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chất lượng giấc ngủ, sinh viên điều dưỡng
Tài liệu tham khảo
1. Chattu V. K., Manzar M. D., Kumary S, and et al. (2018). The Global Problem of Insufficient Sleep and Its Serious Public Health Implications. Healthcare (Basel), 7(1). https://doi.org/ 10.3390/healthcare7010001
2. Phùng Ngọc Huyền Châu (2017). Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở sinh viên hệ chính quy khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh năm 2017. Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y học dự phòng Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Công Cường (2019). Chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường Cao đẳng Y dược Hồng Đức Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2020. [Luận Văn Thạc sĩ Đại học Y tế công cộng].
4. Trần Thị Thanh Hương, Nguyễn Văn Hùng và Phạm Thị Hoa (2014). Chất lượng giấc ngủ bằng điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện E năm 2014. Tạp chí y học dự phòng 6(166), 424.
5. Nelson K. L., Davis J. E., & Corbett C. F. (2022). Sleep quality: An evolutionary concept analysis. Nurse Forum, 57(1), 144-151. https://doi.org/10.1111/nuf.12659
6. Trần Ngọc Trúc Quỳnh, Kim Xuân Loan và Mai Thị Thanh Thúy (2016). Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan của sinh viên ngành y học dự phòng tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 20(1), 261-267.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com