CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ KÉM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ 50-65 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ VŨNG TÀU, NĂM 2020

CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ KÉM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ 50-65 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ VŨNG TÀU, NĂM 2020

CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ KÉM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ 50-65 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ VŨNG TÀU, NĂM 2020
Nguyễn Thị Mỹ Châu1, Diệp Từ Mỹ1, Phạm Thị Thu Hiền2
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Chất lượng giấc ngủ (CLGN) kém là một mối quan tâm sức khỏe cộng đồng, với chi phí điều trị mất ngủ tăng cao, giảm năng suất làm việc, sự tập trung và giảm chất lượng cuộc sống, đặc biệt là ở phụ nữ 50-65 tuổi. Tuy nhiên, tại Việt Nam có ít nghiên cứu về vấn đề này và chưa có nghiên cứu nào tiến hành tại thành phố Vũng Tàu.

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ chất lượng giấc ngủ kém và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 50-65 tuổi tại thành phố Vũng Tàu.

Đối tượng – Phương pháp: Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện vào tháng 9/2020 trên 395 phụ nữ từ 50-65 tuổi đang sinh sống tại thành phố Vũng Tàu. Dữ liệu được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi Chỉ số Chất lượng Giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) để đánh giá CLGN của những người tham gia. CLGN kém được định nghĩa là điểm PSQI>5.

Kết quả: Tỉ lệ CLGN kém ở phụ nữ từ 50-65 tuổi tại thành phố Vũng Tàu năm 2020 là 48,4%, điểm CLGN trung bình là 6,02 ± 3,96. Mô hình hồi quy đa biến cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa CLGN kém và trình độ học vấn thấp (PR = 1,78; KTC 95%: 1,36-2,34 ở phụ nữ biết đọc biết viết/mù chữ), tình trạng hôn nhân (PR = 1,56; KTC 95%: 1,19-2,05 ở nhóm ly hôn/ly thân) và mắc bệnh mãn tính (PR = 1,56; KTC 95%, 1,36-2,34).

Kết luận: CLGN kém là vấn đề phổ biến ở phụ nữ từ 50-65 tuổi, đây là vấn đề sức khỏe y tế công cộng cần được quan tâm để cải thiện chất lượng cuộc sống. Y tế địa phương cần có các chính sách chăm sóc sức khỏe nhiều hơn với nhóm phụ nữ này đặc biệt là người có hoàn cảnh gia đình khó khăn, trình độ học vấn thấp hoặc tình trạng gia đình ly thân/ly dị sống một mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (2018). Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam. UNICEF, pp.25-113.
2. Trần Thị Mỵ Lương,  Phan  Diệu Mai (2019). Thực trạng trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông: nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và thành phố Hà Nội. Giáo Dục, 166:146-150.
3. Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thi Thơ, Nguyễn Thái Quỳnh Chi, Nguyễn Nhật Cảm, Nguyễn Tùng Lâm (2018). Thực trạng stress của học sinh trường trung học phổ thông Đinh  Tiên  Hoàng,  Ba  Đình,  Hà  Nội  năm  2018.  Y Học Dự Phòng,
28(4):20-28.
4. Nguyễn Thị Hằng Phương, Đinh Xuân Lâm (2019). Thực trạng mức độ căng thẳng trong học tập của học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Giáo Dục, 2:121-127.
9. Lê Trần Tuấn Anh, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Quang Đức, Phạm Thu Xanh (2017). Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở học sinh THPT Phù Cừ – huyện Phù Cừ – tỉnh  Hưng  Yên  năm  học 2016-2017. Y Học Dự Phòng, 27(10):76-82.
10. Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thi Thơ, Nguyễn Thái Quỳnh Chi, Nguyễn Nhật Cảm, Nguyễn Tùng Lâm (2018). Thực trạng stress của học sinh trường trung học phổ thông Đinh  Tiên  Hoàng,  Ba  Đình,  Hà  Nội  năm  2018. Y Học Dự Phòng,
28(4):20-28.
11. Ngô Thị Thu Hà (2015). Tỷ lệ lo âu và các yếu tố liên quan ở học sinh lớp  12  trường trung học phổ thông Nguyễn Du, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, năm 2015. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP. HCM.
12. Lê Đức Anh (2019). Tỷ lệ stress và cách phản ứng của học sinh THPT chuyên Lương Thế Vinh Đồng Nai, năm 2019. Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự phòng, Đại học Y Dược TP. HCM.
13. Phan Thị Ngọc Thuỳ (2017). Tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan theo thang đo DASS-21 của học sinh trường THPT Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang năm 2017. Khóa luận Tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự phòng, Đại học Y Dược TP. HCM.

CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ KÉM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ 50-65 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ VŨNG TÀU, NĂM 2020

Leave a Comment