Chi phí điều trị trực tiếp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ góc độ bảo hiểm y tế, hộ gia đình và một số yếu tố liên quan tại khoa Bệnh phổi mạn tính, Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2019
Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Chi phí điều trị trực tiếp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ góc độ bảo hiểm y tế, hộ gia đình và một số yếu tố liên quan tại khoa Bệnh phổi mạn tính, Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2019.Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh đường hô hấp hàng đầu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống trên toàn cầu, nguyên nhân thứ 3 gây bệnh tật và tử vong, với hơn 3 triệu người chết vào năm 2012 [82]. Theo báo cáo gánh nặng bệnh tật của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vào năm 2016, khoảng 251 triệu trường hợp mắc bệnh trên toàn cầu, hơn 90% trường hợp tử vong do bệnh ở các nước thu nhập thấp và trung bình [67]. Năm 2017, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong cao đứng thứ 4, chỉ sau các bệnh tai biến mạch máu não, mạch vành, ung thư phổi ở Việt Nam [52]. Số lượng người bệnh ngày càng tăng lên do yếu tố nguy cơ từ ô nhiễm môi trường, thuốc lá, bụi hóa chất nghề nghiệp, chất đốt, lao phổi…[17],[46],[50]. Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm 25% số giường trong các khoa Hô hấp, do tính chất phổ biến của bệnh tiến triển kéo dài, chi phí điều trị cao và hậu quả gây tàn tật nặng nề [27], gánh nặng to lớn không những cho hệ thống y tế Việt Nam, mà còn cho hộ gia đình.
Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 15/2018/TT-BYT, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 07 năm 2018, trong đó điều chỉnh giá một số dịch vụ khám chữa bệnh [6],[7], Thông tư số 39/2018/TT-BYT, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 01 năm 2019 [8]. Trong đó, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đã được tính toán đến không chỉ các chi phí vật tư, thuốc, dịch truyền, hóa chất trực tiếp mà còn bắt đầu tính toán ngày càng đầy đủ bao gồm: chi phí tiền lương, phụ cấp và hao mòn tài sản. Việc tính chi phí điều trị từ phía bảo hiểm y tế cùng với chi phí hộ gia đình tự chi trả, giúp cho các bác sĩ và lãnh đạo bệnh viện có được bức tranh rõ ràng, thực tế về chi phí điều trị từ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra.
Bệnh viện Phổi Trung ương là bệnh viện tuyến Trung ương hạng I, chuyên khoa đầu ngành về Lao và bệnh Phổi, công suất sử dụng giường bệnh tại khoa Bệnh phổi mạn tính luôn lớn hơn 120%, khoa luôn rơi vào tình trạng quá tải người bệnh [33]. Mặc dù có hơn 95% người bệnh đến điều trị tại khoa Bệnh phổi mạn tính sử dụng bảo hiểm y tế, nhưng người bệnh vẫn phải tự chi trả chi phí điều trị bệnh tương đối lớn. Nghiên cứu của Hoàng Văn Minh về chi phí điều trị bệnh, trong đó có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh khác gây cho hộ gia đình, nguy cơ gặp chi phí thảm họa và nghèo hóa, do chi phí dịch vụ y tế lần lượt cao gấp 3,2 lần và 2,3 lần so với những hộ gia đình không có người mắc bệnh. Ngoài ra, hộ gia đình mua bảo hiểm y tế chỉ có nguy cơ chịu chi phí thảm họa và nghèo hóa bằng 0,7-0,8 lần so với hộ gia đình không có bảo hiểm y tế [56]. Về góc độ quản lý vĩ mô, việc tính toán chi phí điều trị trực tiếp bệnh đóng vai trò quan trọng, trong việc xác định các giá trị chi phí, nhằm bảo vệ tài chính người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hướng tới đạt được mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Đây là thông tin quan trọng đối với các nhà quản lý vĩ mô, cũng như bảo hiểm xã hội Việt Nam, nhằm đẩy mạnh thực hiện các chính sách, đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng bảo hiểm y tế. Đối với lãnh đạo bệnh viện, nhằm làm giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh trong quá trình điều trị [35].
Trong bối cảnh với nhiều thay đổi về chính sách bảo hiểm y tế cùng với chi phí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tăng lên, việc tính toán giá trị chi phí điều trị bệnh tại Bệnh viện Phổi Trung ương là rất cần thiết. Nghiên cứu “Chi phí điều trị trực tiếp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ góc độ bảo hiểm y tế, hộ gia đình và một số yếu tố liên quan tại khoa Bệnh phổi mạn tính, Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2019” được tiến hành để tìm câu trả lời: Chi phí điều trị trực tiếp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ góc độ bảo hiểm y tế và hộ gia đình là bao nhiêu? Tỷ trọng chi phí trực tiếp, các yếu tố tác động đến chi phí điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ đặc điểm cá nhân, lâm sàng, phương pháp điều trị khác nhau?
Mục tiêu nghiên cứu
1. Tính toán chi phí điều trị trực tiếp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ góc độ bảo hiểm y tế và hộ gia đình tại khoa Bệnh phổi mạn tính, Bệnh viện Phổi Trung ương, năm 2019.
Xác định một số yếu tố liên quan đến chi phí điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ góc độ bảo hiểm y tế và hộ gia đình tại khoa Bệnh phổi mạn tính, Bệnh viện Phổi Trung ương, năm 2019.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC BIỂN ĐỒ vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1. Các khái niệm dùng trong nghiên cứu 4
1.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 4
1.1.1. Khái niệm 4
1.1.2. Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 4
1.1.3. Phương pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 6
1.1.4. Bệnh kèm theo với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 6
1.2. Chi phí y tế 7
1.2.1. Quan điểm tính toán chi phí 7
1.2.2. Phân loại chi phí 7
1.2.3. Phương pháp tính toán chi phí 8
1.2.4. Chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 8
1.2.5. Hộ gia đình và một số phân loại hộ gia đình 10
1.3. Nghiên cứu chi phí điều trị trực tiếp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 11
1.4. Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến chi phí điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính 13
1.5. Giới thiệu về Bệnh viện Phổi Trung ương, đơn vị CMU và khoa Bệnh phổi mạn
tính 17
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng 21
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính 21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
2.3. Thiết kế nghiên cứu 22
2.4. Cỡ mẫu 22
2.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng 23
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu định tính 23
2.5. Phương pháp chọn mẫu 23
2.5.1. Chọn mẫu nghiên cứu định lượng 23
2.5.2. Chọn mẫu nghiên cứu định tính 24
2.6. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu 24
2.6.1. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu định lượng 24
2.6.2. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu định tính 25
2.7. Các biến số nghiên cứu 25
2.7.1. Các biến số nghiên cứu định lượng 25
2.7.2. Chủ đề nghiên cứu định tính 25
2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá các khái niệm 26
2.9. Phương pháp phân tích số liệu 27
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 27
2.11. Sai số và biện pháp khắc phục sai số 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 29
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu, xã hội học của đối tượng nghiên cứu 29
3.1.2. Đặc điểm liên quan đến một đợt điều trị của đối tượng nghiên cứu 30
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 32
3.2. Chi phí điều trị trực tiếp một đợt điều trị từ góc độ bảo hiểm y tế, hộ gia đình của
người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 34
3.2.1. Tổng chi phí điều trị trực tiếp một đợt điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
của đối tượng nghiên cứu 34
3.2.2. Chi phí trực tiếp một đợt điều trị dành cho y tế từ góc độ bảo hiểm y tế của
người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 36
3.2.3. Chi phí trực tiếp một đợt điều trị dành cho y tế và không dành cho y tế từ góc
độ hộ gia đình của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 39
3.2.4. Chi phí trực tiếp một đợt điều trị phân theo giai đoạn bệnh của bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính 43
3.3. Một số yếu tố liên quan đến chi phí điều trị trực tiếp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ góc độ bảo hiểm y tế, hộ gia đình trong một đợt điều trị 47
3.3.1. So sánh sự khác biệt về chi phí điều trị trực tiếp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
từ góc độ bảo hiểm y tế, hộ gia đình giữa các nhóm có đặc điểm nhân khẩu xã hội khác nhau 47
3.3.2. So sánh sự khác biệt về chi phí điều trị trực tiếp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
từ góc độ bảo hiểm y tế, hộ gia đình giữa các nhóm đối tượng có đặc điểm liên quan đến đợt điều trị 52
3.3.3. So sánh sự khác biệt về chi phí điều trị trực tiếp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
từ góc độ bảo hiểm y tế, hộ gia đình giữa các nhóm đối tượng có đặc điểm lâm sàng khác nhau 54
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 59
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 59
4.2. Chi phí trực tiếp của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong một đợt điều trị
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 62
4.2.1. Tổng chi phí trực tiếp trong một đợt điều trị 62
4.2.2. Chi phí trực tiếp dành cho y tế trong một đợt điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính từ góc độ bảo hiểm y tế 63
4.2.3. So sánh chi phí trực tiếp dành cho y tế của bảo hiểm y tế từ góc độ bảo hiểm
y tế và hộ gia đình tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2019 65
4.2.4. Chi phí trực tiếp không dành cho y tế trong một đợt điều trị bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính từ hộ gia đình 66
4.3. Các yếu tố liên quan đến chi phí trực tiếp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong một đợt điều trị 67
4.3.1. Nhóm yếu tố đặc điểm nhân khẩu – xã hội học của đối tượng nghiên cứu ….67
4.3.2. Nhóm yếu tố liên quan đến đợt điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 68
4.3.3. Nhóm yếu tố lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 68
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 72
KHUYẾN NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM THẢO 74
TIẾNG VIỆT 74
PHỤ LỤC 80
Phụ lục 1: Trang thông tin nghiên cứu 85
Phụ lục 2: Đồng ý tham gia phỏng vấn 87
Phụ lục 3: Phiếu hướng dẫn phỏng vấn 88
Phụ lục 4: Phiếu thu thập từ hồ sơ bệnh án, thanh toán ra viện, phỏng vấn trực tiếp
người bệnh hoặc người chăm sóc người bệnh 89
Phần A: Thông tin thu thập từ hồ sơ bệnh án 89
Phần B: Thông tin thu thập từ phiếu thanh toán ra viện 90
Phần C: Thông tin thu thập từ phỏng vấn người bệnh 91
Phụ lục 5: Hướng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm 93
Phụ lục 6: Hướng dẫn điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 102
Phụ lục 7: Phân loại dinh dưỡng theo BMI 104
Phụ lục 8: Nhiễm khuẩn bệnh viện ( NKBV) 104
Phụ lục 9: Dự trù kinh phí 105
Phụ lục 10: Kế hoạch nghiên cứu 106
Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Chi phí điều trị trực tiếp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ góc độ bảo hiểm y tế, hộ gia đình và một số yếu tố liên quan tại khoa Bệnh phổi mạn tính, Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2019
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Giá trị chẩn đoán của các thăm dò trong đánh giá bệnh 4
Bảng 1.2. Mức độ tắc nghẽn đường thở theo GOLD 2018 5
Bảng 1.3. Các khoản mục được tính toán liên quan đến chi phí trực tiếp và tiền lương
tại cơ sở tuyến Trung ương hạng I 9
Bảng 1.4. Phân loại hộ gia đình giai đoạn từ năm 2016 đến 2020 10
Bảng 2.1. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu định lượng 24
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu, xã hội học của đối tượng nghiên cứu 29
Bảng 3.2. Đặc điểm liên quan đến một đợt điều trị của đối tượng nghiên cứu 30
Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 32
Bảng 3.4. Tổng chi phí điều trị trực tiếp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ góc độ bảo
hiểm y tế, hộ gia đình 34
Bảng 3.5. Mô tả chi phí trực tiếp một đợt điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dành cho y tế từ góc độ bảo hiểm y tế 36
Bảng 3.6. Mô tả chi phí trực tiếp một đợt đều trị dành cho y tế và không dành cho y tế từ góc độ hộ gia đình 39
Bảng 3.7. Chi phí trực tiếp trung bình một đợt điều trị theo giai đoạn bệnh 43
Bảng 3.8. So sánh sự khác biệt về chi phí điều trị trực tiếp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ góc độ bảo hiểm y tế, hộ gia đình giữa các nhóm có đặc điểm nhân khẩu xã hội khác nhau 47
Bảng 3.9. So sánh sự khác biệt về chi phí điều trị trực tiếp bệnh phổi tắc nghẽn mạntính từ góc độ bảo hiểm y tế, hộ gia đình giữa các nhóm đối tượng có đặc điểm liênquan đến đợt điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 52
Bảng 3.10. So sánh sự khác biệt về chi phí điều trị trực tiếp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ góc độ bảo bảo hiểm y tế, hộ gia đình giữa các nhóm đối tượng có đặc điểm lâm sàng khác nhau 54
Các chủ đề nghiên cứu định tính 78
Bảng 4.1: Phân loại dinh dưỡng dành cho người trưởng thành, thống nhất sử dụng thang phân loại của WHO năm 2008 104
DANH MỤC CÁC BIỂN ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Đánh giá bệnh theo nhóm ABCD (GOLD 2018) 5
Biểu đồ 3.1. Chi phí trực tiếp dành cho y tế của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ góc
độ bảo hiểm y tế, hộ gia đình 42
Biểu đồ 3.2. Chi phí trực tiếp trung bình của một đợt điều trị theo giai đoạn bệnh từ
góc độ bảo hiểm y tế, hộ gia đình 43
Nguồn: https://luanvanyhoc.com