Chi phí điều trị và khả năng chi trả của người bệnh mắc bệnh sỏi đường mật điều trị tại Khoa Gan Mật Bệnh viện Việt Đức
Luận văn Chi phí điều trị và khả năng chi trả của người bệnh mắc bệnh sỏi đường mật điều trị tại Khoa Gan Mật Bệnh viện Việt Đức.Sỏi mật là bệnh lý ngoại khoa thường gặp, đứng đầu trong bệnh lý gan mật ở Việt Nam. Trên thế giới, tỷ lệ mắc sỏi mật khác nhau ở mỗi nước. Tại Mỹ, ước tính có khoảng 15% dân số mắc sỏi mật [1], trong khi tỷ lệ này tại Châu Âu là 9-21% [1, 2] và tại Nhật Bản là 10% [3]. Tại Việt Nam, hiện chưa có thống kê đầy đủ mang tính đại diện về tỷ lệ mắc sỏi mật trên toàn quốc. Tuy nhiên, ước tính của một số nghiên cứu cho thấy khoảng 7% người dân mắc sỏi mật [4, 5].
Bệnh sỏi mật ở Việt Nam khác hẳn với các nước Âu –Mỹ về nhiều khía cạnh: bệnh nguyên, bệnh sinh, thành phần hóa học của sỏi. Ở các nước phương Tây và Bắc Mỹ, thành phần sỏi mật chủ yếu là cholesterol. Điều này xảy ra do rối loạn thành phần dịch mật, mức độ cholesterol tăng trong khi mức độ các chất làm tan giảm xuống gây kết tủa, làm tiền đề hình thành sỏi mật [4-8]. Tại Việt Nam, thành phần của sỏi mật ở nước ta chủ yếu là sắc tố mật và muối mật do nguyên nhân là trứng giun hoặc xác giun làm chỗ bám đọng của sắc tố mật và canxi gây tắc nghẽn và gây ra sỏi mật[6, 9, 10].
Trong thực tế, tại Việt Nam, phần lớn bệnh nhân bị sỏi mật đến bệnh viện khi có biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn có biến chứng: viêm phúc mạc mật, thấm mật phúc mạc, áp xe gan đường mật và các biến chứng…khiến việc điều trị phức tạp, thời gian lâu dài, lặp lại và tốn kém, làm tăng tần suất sử dụng dịch vụ y tế và chi phí y tế trong nhóm đối tượng mắc bệnh này [11].Nghiên cứu tại Anh cho thấy, chi phí điều trị phẫu thuật sỏi đường mật trung bình cho 1 ca bệnh tại Anh là 4,697 Bảng Anh [12]. Một nghiên cứu khác tại Mỹ cho thấy, chi phí trung bình cho một ca sỏi mật lên tới 16.000 USD [13]. Nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, chi phí trung bình cho điều trị một ca sỏi đường mật tại các bệnh viện tuyến tỉnh dao động từ 7 đến 10 triệu đồng [14, 15]. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới dừng lại ở tìm hiểu chi phí trực tiếp cho điều trị gồm chi phí khám bệnh, giường bệnh, phẫu thuật, xét nghiệm, vật tư tiêu hao…v.v mà chưa đi sâu tìm hiểu các thành tố khác cấu thành chi phí chi trả từ tiền túi của người bệnh, cũng đóng góp vào tổng chi tiêu cho điều trị bệnh sỏi đường mật, đặc biệt thiếu những nghiên cứu ở bệnh viện tuyến cuối như Bệnh viện Việt Đức.
Những công trình nghiên cứu về sỏi mật trên thế giới và Việt Nam gồm có chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng, tìm kiếm bệnh nguyên, bệnh sinh, các kỹ thuật điều trị nội khoa, ngoại khoa, các yếu tố dịch tễ học liên quan tới bệnh…đã đóng góp những hiểu biết quan trọng về căn bệnh này. Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý y tế, chi phí điều trị cho người bệnh, bao gồm chi phí trực tiếp và gián tiếp, là một chỉ số quan trọng còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Liệu người bệnh đang phải gánh chịu những chi phí nào trong quá trình điều trị bệnh này? Và sự xoay sở của họ ra sao khi phải đối mặt với bệnh tật và những gánh nặng kinh tế do bệnh tật gây ra?
Việc tìm hiểu gánh nặng chi phí y tế mà người dân phải gánh chịu khi điều trị sỏi mật là cần thiết, nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách có những bằng chứng cho việc hỗ trợ người bệnh điều trị căn bệnh này. Do đó, đề tài: “Chi phí điều trị và khả năng chi trả của người bệnh mắc bệnh sỏi đường mật điều trị tại Khoa Gan Mật Bệnh viện Việt Đức” được thực hiện với các mục tiêu như sau:
1. Mô tả chi phí điều trị và khả năng chi trả của người bệnh mắc sỏi đường mật điều trị tại Khoa Gan Mật, Bệnh viện Việt Đức.
2. Phân tích các yếu tố liên quan tới khả năng chi trả của người mắc bệnh sỏi đường mật tại Khoa Gan Mật, Bệnh viện Việt Đức.
MỤC LỤC Chi phí điều trị và khả năng chi trả của người bệnh mắc bệnh sỏi đường mật điều trị tại Khoa Gan Mật Bệnh viện Việt Đức
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm bệnh sỏi đường mật 3
1.1.1. Khái niệm bệnh sỏi đường mật 3
1.1.2. Cơ chế hình thành sỏi mật 4
1.1.3. Dịch tễ học bệnh sỏi mật 4
1.2. Chi phí điều trị và khả năng chi trả của người bệnh mắc sỏi đường mật 5
1.2.1. Một số khái niệm về chi phí và chi phí y tế 5
1.2.2. Khái niệm về khả năng chi trả 8
1.2.3. Bảo hiểm y tế 11
1.2.4. Chi phí và khả năng chi trả cho điều trị sỏi đường mật 13
1.3. Một số yếu tố liên quan tới khả năng chi trả cho điều trị sỏi đường mật 15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 17
2.2. Đối tượng nghiên cứu 17
2.3. Thiết kế nghiên cứu 17
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu 18
2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu 19
2.6. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin 23
2.6.1. Quy trình xây dựng bộ công cụ 23
2.6.2. Bộ công cụ thu thập thông tin 23
2.6.3. Quy trình thu thập thông tin 23
2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 24
2.8. Sai số và khắc phục 24
2.9. Đạo đức nghiên cứu 25
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 26
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 26
3.2. Chi phí điều trị và khả năng chi trả của người bệnh mắc sỏi mật 33
3.2.1.Chi phí điều trị của người bệnh khi điều trị nội trú 34
3.2.2.Chi phí điều trị của người bệnh khi khám ngoại trú 39
3.2.3. Khả năng chi trả của người bệnh sỏi đường mật 43
3.3. Các yếu tố liên quan tới khả năng chi trả của người bệnh 44
3.3.1. Các yếu tố nhân khẩu học 44
3.3.2. Yếu tố hộ gia đình 45
3.3.3. Các yếu tố lâm sàng 46
3.3.4. Các yếu tố sử dụng dịch vụ 47
3.3.5. Các yếu tố liên quan tới chi phí thảm họa 48
Chương 4: BÀN LUẬN 49
4.1. Đặc điểm chungcủa đối tượng tham gia nghiên cứu 49
4.2.Chi phí điều trị và khả năng chi trả của người mắc bệnh. 52
4.2.1. Chi phí điều trị nội trú 52
4.2.2. Chi phí điều trịkhi khám ngoại trú 54
4.2.3. Khả năng chi trả của người bệnh điều trị sỏi đường mật 55
4.3. Một số yếu tố liên quan tới khả năng chi trả của người bệnh. 57
4.4.Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu 58
4.4.1. Ưu điểm 58
4.4.2. Hạn chế 59
KẾT LUẬN 60
KHUYẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tinchung của đối tượng nghiên cứu 26
Bảng 3.2: Đặc điểmvề học vấn, nghề nghiệp của người tham gia 27
Bảng 3.3: Đặc điểm lao động trong HGĐ người bệnh 28
Bảng 3.4: Đặc điểm về tiền sử bệnh của người bệnh 29
Bảng 3.5: Đặc điểm về vị trí sỏi mật của người bệnh 30
Bảng 3.6: Thu nhập và chi tiêu của gia đình người bệnh sỏi đường mật 31
Bảng 3.7: Tình trạng kinh tế của người bệnh tham gia nghiên cứu 32
Bảng 3.8: Số lần sử dụng dịch vụ cho điều trị nội trú và ngoại trú trong nhóm người bệnh điều trị sỏi đường mật 33
Bảng 3.9: Cơ cấu chi phí điều trị của người bệnh khi điều trị nội trú 34
Bảng 3.10: Cơ cấu chi phí trực tiếp không cho điều trị nội trú 35
Bảng 3.11: Cơ cấu chi phí gián tiếp cho điều trị nội trú 36
Bảng 3.12: Khả năng chi trả chi phí khám chữa bệnh nội trú 37
Bảng 3.13: Các hình thức xoay sở chi phí khám chữa bệnh nội trú 38
Bảng 3.14: Chi phí điều trị của người bệnh sỏi mật khi khám ngoại trú 39
Bảng 3.15: Cơ cấu chi phí trực tiếp không cho điều trị ngoại trú 40
Bảng 3.16: Cơ cấu chi phí gián tiếp cho điều trị ngoại trú 41
Bảng 3.17: Khả năng chi trả chi phí khám chữa bệnh ngoại trú 42
Bảng 3.18: Các hình thức xoay sở chi phí khám chữa bệnh ngoại trú 43
Bảng 3.19: Chi phí thảm họa do điều trị bệnh sỏi mật 43
Bảng 3.20: Các yếu tố nhân khẩu học liên quan với chi phí thảm họa 44
Bảng 3.21: Các yếu tố hộ gia đình liên quan với chi phí thảm họa 45
Bảng 3.22: Các yếu tố lâm sàng liên quan với chi phí thảm họa 46
Bảng 3.23: Các yếu tố sử dụng dịch vụ liên quan với chi phí thảm họa 47
Bảng 3.24: Mô hình hồi quy logistic đa biến rút gọn 49
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô phỏng các vị trí sỏi mật 3
Sơ đồ 1.1: Chu trình điều trị và các chi phí của người bệnh sỏi đường mật 7
Biểu đồ 1.1: Các cách ứng phó với rủi ro của các hộ gia đình 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. WGO (2012), The Growing Global Burden of Gallstone Disease, chủ biên, World Gastroenterology Organisation.
2. Everhart JE, Khare M, Hill M và các cộng sự. (1999), “Prevalence and ethnic differences in gallbladder disease in the United States “, Gastroenterology, 117.
3. Tazuma S (2006), “Epidemiology, pathogenesis and classification of biliary stones (Common bile duct and intrahepatic) “, Best Pract Res Gastroenterol, 20, tr. 1075-1083.
4. Nguyễn Cao Cương, Trần Thiện Hòa, Văn Tần và các cộng sự. (2010), “Khảo sát tình hình mắc bệnh sỏi mật ở người trên 50 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh”, Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 14.
5. Nguyễn Văn Chung, Đàm Khải Hoàn, Trần Đức Quí và các cộng sự. (2010), “Dịch tễ học bệnh sỏi mật và kiến thức thái độ thực hành của người Tày trưởng thành ở tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Y học Việt Nam, 1-2016.
6. Nguyễn Đức Ninh (1985), Sỏi mật và biến chứng cấp cứu, Bệnh học Ngoại khoa, Nhà xuất bản Y học.
7. Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Bài giảng bệnh học Ngoại khoa, Vol. tập 1, Nhà xuất bản Y học.
8. Nguyễn Trọng Khình (2008), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và điều trị ngoại khoa bệnh sỏi mật có biến chứng cấp tính ở người trưởng thành ở tỉnh Thái Bình Học Viện Quân Y
9. Mai Thị Hội (2007), Nghiên cứu bào chế dung dịch TTB có tác dụng tan sỏi mật, Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức.
10. Nguyễn Phúc Cường và cộng sự (1998), “Nguyên nhân chết của 150 bệnh nhân nhiễm trùng gan – mật qua khám nghiệm tử thi trong vòng 10 năm (1978-1987) tại bệnh viện Việt Đức”, Ngoại Khoa, 16, tr. 21-27.
11. Đỗ Kim Sơn, Trần Gia Khánh, Đoàn Thanh Tùng và các cộng sự. (2000), Nghiên cứu về điều trị phẫu thuật bệnh lý sỏi mật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp bộ.
12. Claire Jones, Abi Mawhinney và Robin Brown (2012), “The true cost of gallstone disease”, Ulster Medical Journal, 81(1), tr. 10-13.
13. R. E. Glasgow, M. Cho, M. M. Hutter và các cộng sự. (2000), “The spectrum and cost of complicated gallstone disease in california”, Archives of Surgery, 135(9), tr. 1021-1025.
14. Trương Tấn Minh, Nguyễn Ngọc Anh và Nguyễn Thị Mai An (2013), “Nghiên cứu chi phí khám chữa bệnh của bệnh nhân phẫu thuật tại Khoa Ngoại – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm 2010”, Tạp chí Y học Thực hành, 5(868), tr. 35-40.
15. Võ Văn Thắng (2010), Nghiên cứu chi phí điều trị nội trú của người bệnh có bảo hiểm y tế tại Khoa ngoại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai, Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Huế
16. Bộ môn Kinh tế Y tế (2008), Kinh tế y tế (Sách đào tạo cử nhân y tế công cộng), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
17. Trương Việt Dũng (1998), “Nguyên tắc phân tích chi phí hiệu quả: hướng dẫn quản lý CSSKBĐ tuyến huyện”, NXB Y học, tr. 100-107.
18. Aparnaa Somanathan, Ajay Tandon, Đào Lan Hương và các cộng sự. (2014), Tiến tới bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân ở Việt Nam: đánh giá và giải pháp, World bank group
19. Hancock KE (1993), ““Can pay? Won’t pay?” or economic principles of affordability”, Urban Studies 30, tr. 127- 145.
20. LM Niëns, E Van de Poel, A Cameron và các cộng sự. (2012), “Practical measurement of affordability: an application to medicines”, WHO, 90, tr. 219-227.
21. WHO (2005), Distribution of health payment and catastrophic expenditures methodology, WHO, ed.
22. Ke Xu, David B. Evans, Guy Carrin và các cộng sự. (2005), “Designing health financing systems to reduce catastrophic health expenditure”, WHO.
23. Hoang Van Minh, Nguyen Thi Kim Phuong, Priyanka Saksena và các cộng sự. (2013), “Financial burden of household out-of-pocket health expenditure in Viet Nam: Findings from the National Living Standard Suvey 2002-2010”, Sciene Direct, 96, tr. 258-263.
24. Ke Xu, David B. Evans, Kei Kawabata và các cộng sự. (2003), “Household catastrophic health expenditure: a multicountry analysis”, The Lancet, 362.
25. Owen O’Donnell, Eddy van Doorslaer, Adam Wagstaff và các cộng sự. (2008), Analyzing Health Equity Using Household Survey Data, The World Bank, chủ biên.
26. O’Donnell, E. van Doorslaer, R. P. Rannan-Eliya và các cộng sự. (2005), “Explaining the Incidence of Catastrophic Payments for Health Care: Comparative Evidence from Asia”, EQUITAP Working Paper.
27. Adam Wagstaff và Eddy van Doorslaer (2003), “Catastrophe and impoverishment in paying for health care: with applications to Vietnam 1993–1998”, Health Economics 12(11), tr. 921–933.
28. Diana Kimani và Thomas Maina (2015), Catastrophic health expenditures and impoverishment in Kenya, Health Policy Project, chủ biên.
29. Trần Ngô Minh Tâm và Đặng Lê Trung (2011), Giảm nghèo ở Việt Nam: thành tựu và thách thức, Viện khoa học Xã hội Việt Nam.
30. Bộ Y tế (2015), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2015.
31. W. H. Nealon, F. Urrutia, D. Fleming và các cộng sự. (1991), “The economic burden of gallstone lithotripsy. Will cost determine its fate?”, Ann Surg, 213(6), tr. 645-9; discussion 649-50.
32. P. M. Go, M. F. Stolk, H. Obertop và các cộng sự. (1995), “Symptomatic gallbladder stones. Cost-effectiveness of treatment with extracorporeal shock-wave lithotripsy, conventional and laparoscopic cholecystectomy”, Surg Endosc, 9(1), tr. 37-41.
33. world Bank (2015), Wold Development Indicators Database truy cập ngày 14/06/2016, tại trang web http://data.worldbank.org/country/vietnam.
34. Bộ Y tế (2015), Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2014, một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2015, giai đoạn 2016-2020.
35. Tran Xuan Bach (2014), Catastrophic health expenditure in Viet Nam: Studies of problems and solutions Department of public health and clinical medicine Umea University
36. Laura M. Stinton và Eldon A. Shaffer (2012), “Epidemiology of Gallbladder Disease: Cholelithiasis and Cancer”, Gut and Liver, 6(2), tr. 172-187.
37. Gabriel E Njeze (2013), “Gallstones”, Nigerian Journal of Surgery 19(2), tr. 49-55.
38. Phạm Văn Cường (2016), Ứng dụng quy trình chẩn đoán và điều trị phẫu thuật sỏi mật tại các tỉnh biên giới và miền núi phía Bắc, Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108, Học Viện Quân Y, Hà Nội.
39. La Văn Phú và Võ Hồng Sở Nguyễn Văn Nghĩa, Lê Tòng Bá, Tống Hải Dương (2016), “Kết quả sớm điều trị sỏi đường mật chính bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện ĐKTP Cần Thơ”, Tạp Chí Y Dược học Cần Thơ 3-4(37), tr. 230-36.
40. Tổng cục Thống kê (2015), Báo cáo Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2014, Hà Nội.
41. Đỗ Thoa (2017), Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn quốc đạt 81,7% dân số, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, truy cập ngày 20-6-2017, tại trang web http://dangcongsan.vn/xa-hoi/ty-le-bao-phu-bao-hiem-y-te-toan-quoc-dat-81-7-dan-so-422317.html.
42. Bộ LĐTB&XH (2016), Cả nước vẫn còn hơn 2,3 triệu hộ nghèo, Bộ Lao Động Thương Bình và Xã Hội truy cập ngày 09/06/2017, tại trang web http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=24957.
43. Bach X. Tran, Anh T. Duong, Long T. Nguyen và các cộng sự. (2012), “Financial burden of health care for HIV/AIDS patients in Vietnam”, Tropical Medicince and International Health Journal 18(2), tr. 212-218.
44. Trường Đại học Y tế Công cộng (2012), Báo cáo Đánh giá gánh nặng kinh tế của ung thư tại Việt Nam.