Chi phí trực tiếp từ phía bệnh nhân cho điều trị bệnh Lao ơ Hà Nội, Quảng Nam và Bình Dương

Chi phí trực tiếp từ phía bệnh nhân cho điều trị bệnh Lao ơ Hà Nội, Quảng Nam và Bình Dương

Theo nghiên cứu “Chi phí và chi phí – hiệu quả trong điều trị bệnh lao DOTS dựa vào cộng đồng và y tế cơ sở ở Dares Salaam, Tanzania” của Eliud Wandwalo và đồng nghiệp vào năm 2005, bệnh nhân chi khoảng 43 USD trong suốt quá trình điều trị và số tiền này tương đương thu nhập hàng tháng của họ. Chi phí gián tiếp tương đương với chi phí trực tiếp, chiếm khoảng 49% tổng chi phí của bệnh nhân [7],

Nghiên cứu về chi phí và hiệu quả của chi phí ở khu vực nông thôn của Uganda năm 2003 cho thấy chi phí điều trị nội trú cho một ca bệnh lao phổi AFB (+) mới là 510 USD và cho điều trị ngoại trú là 289 USD [6].

Ở Việt Nam, bệnh nhân lao được điều trị lao miễn phí nhưng vẫn phải trả thêm những chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quá trình điều trị lao [4],

Mục tiêu: 1) Xác định chi phí trực tiếp trước và trong điều trị bệnh lao từ phía bệnh nhân 2) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đối với bệnh nhân.

II. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Thiết kế

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trong năm 2009-2010

Địa điểm

Quận Hoàn Kiếm, huyện Từ Liêm (TP Hà Nội), thị xã Tam Kỳ, huyện Thăng Bình (Quảng Nam), thị xã Thủ Dầu 1 và huyện Bến Cát (Bình Dương).

Đối tượng

Bệnh nhân lao và người nhà bệnh nhân.

Chọn mẫu

Toàn bộ bệnh nhân mắc lao mới đang được quản lý điều trị tại các địa bàn và tại thời điểm nghiên cứu.

Công cụ, chỉ số và biến số

Chi phí trực tiếp (Đi lại, ăn ở, khám và xét nghiệm, thuốc điều trị và khác) trước điều trị, trong điều trị tấn công, trong điều trị duy trì và trong điều trị nội trú [5].

Phương pháp thu thập dữ liệu

Tiến hành phỏng vấn đối tượng nghiên cứu dựa trên bộ câu hỏi có sẵn sau khi được tập huấn.

Nhập và xử lý số liệu

Số liệu định lượng sau khi làm sạch được nhập vào máy tính với phần mềm Epi Data 3.1 và được xử lý bằng phần mềm SPSS 17.0. Thống kê mô tả mô tả các tỷ lệ % đối với các biến số phân hạng và giá trị trung bình trong khoảng tin cậy Cl – 95% đối với các biến số liên tục. Kiểm định Chi2 và t-Student được sử dụng trong thống kê phân tích. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05.

Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trong khuôn khổ hợp tác với WHO và đã được Hội đồng khoa học – Bệnh viện Phổi Trung ương phê duyệt. Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật.

III. KÉT QUẢ

1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Tổng số có 258 ca bệnh lao, trong đó, 82 ở Hà Nội (31,8%), 92 ở Quảng Nam (35,7%) và 84 ở Bình Dương (32,6%); 186 là nam (72,1%) và 72 là nữ (27,9%); 131 (50,8%) ở khu vực thành thị và 127 (49,2%) ở khu vực nông thôn. Có 3,5% bệnh nhân không đi học/ mù chữ; 20,9% chưa tốt nghiệp tiểu học; 36,0% tốt nghiệp tiểu học; 29,1% tốt nghiệp trung học cơ sở và 10,5% tốt nghiệp trung học phổ thông. 39,1% không có nghề/ làm nghề tự do.

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định chi phí trực tiếp từ phía bệnh nhân cho điều trị bệnh lao ở Việt Nam và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng. Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại 6 quận, huyện của TP Hà Nội, Quảng Nam và Bình Dương, thực hiện trong năm 2009 – 2010. Tổng số có 258 ca bệnh lao, trong đó, 186 (72,1%) là nam và 12 (27,9%) là nữ. Kết quả cho thấy chi phí trước điều trị và điều trị nội trú của bệnh nhân là lớn nhất với 26,05% và 65,86% tổng chi phí. Theo loại chi phí, chi phí cho ăn, nghỉ và cho khám, xét nghiệm chiếm tới 40,56% và 30,42% tổng chi phí. Phát hiện sớm lao và điều trị DOTS tại tuyến y tế cơ sở sẽ giúp giảm chi phí điều trị bệnh lao cho bệnh nhân.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment