CHI PHÍ TỰ CHI TRẢ CỦA NGƯỜI BỆNH HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ ARV THANH TOÁN BẢO HIỂM Y TẾ TẠI 6 CƠ SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2020

CHI PHÍ TỰ CHI TRẢ CỦA NGƯỜI BỆNH HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ ARV THANH TOÁN BẢO HIỂM Y TẾ TẠI 6 CƠ SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2020

CHI PHÍ TỰ CHI TRẢ CỦA NGƯỜI BỆNH HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ ARV THANH TOÁN BẢO HIỂM Y TẾ TẠI 6 CƠ SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2020
Vũ Hoàng Anh1, Nguyễn Văn Hà2
1 Trường Đại học Đại Nam
2 Phòng Y tế huyện Cần Giờ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Với người bệnh HIV/AIDS, điều trị bằng thuốc kháng retrovirus (ARV) cần liên tục và suốt đời. Mặc dù các chi phí điều trị hỗ trợ thông qua BHYT và nguồn tài trợ, nhưng người bệnh HIV ở Việt Nam vẫn phải chịu gánh nặng về chi phí tự chi trả cho các dịch vụ khám chữa bệnh nhiễm trùng cơ hội. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành tại 6 cơ sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020” với mục tiêu xác định chi phí tự chi trả của người bệnh điều trị ARV. Kết quả cho thấy, số tiền tự chi trả trung bình cho cho các lần khám ngoại trú liên quan đến HIV/AIDS của mỗi người bệnh là 185.000 đồng/năm. Số tiền trung bình được chi trả cho chăm sóc và điều trị người bệnh nội trú liên quan đến HIV mỗi năm là 37.000 đồng. Người bệnh sử dụng BHYT điều trị ARV/HIV không phải chịu chi phí “thảm họa”.

Cùng với sự tiến bộ trong lĩnh vực dự phòng lây nhiễm HIV, mở rộng điều trị bằng ARV là giải pháp  quan  trọng  nhất  để  phòng,  chống HIV/AIDS.Mặc dù các chi phí điều trị ARV và các xét nghiệm liên quan được cấp miễn phí thông qua  bảo  hiểm  y  tế  (BHYT)  và  nguồn  tài  trợ, nhưng người bệnh HIV ở Việt Nam vẫn phải chịu gánh nặng về chi phí tự chi trả cho các dịch vụ khám chữa bệnh nhiễm trùng cơ hội, hậu quả của việc hệ miễn dịch bị suy yếu[1], [2]. Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về chi phí điều trị người bệnh HIV/AIDS tại Việt Nam, đồng thời kết quả của những nghiên cứu đã tiến hành không phù hợp với tình hình do chính sách thay đổi về BHYT, do lạm phát và trượt giá qua các năm. Các nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu đề cập đến chi phí từ phía người cung cấp dịch vụ (Chính phủ và nhà tài trợ), chưa đề cập đến chi phí tự chi trả -gánh nặng kinh tế từ phía người bệnh và gia đình khi tham gia chăm sóc, điều trị HIV/AIDS[1], [3].Tại  thành  phố  (TP.)  Hồ  Chí  Minh,  tính  đến 5/2019,  đã  có  khoảng  80%  người  bệnh HIV/AIDS đang được điều trị ARV tại 24 Trung tâm Y tế quận/huyện, tại các bệnh viện tuyến thành phố và các cơsở thiện nguyện của TP. Số người  bệnh  HIV/AIDS  có  thẻ  BHYT  là  30.779 người,  tương  đương  85%,  trong  số  này  có khoảng 62% có sử dụng  BHYT để khám chữa bệnh [4]. Để mô tả bức tranh chi tiết về chi phí tự chi trả của người bệnh HIV/AIDS, chúng  tôi tiến  hành  nghiên  cứu “Chi  phí  tự  chi  trả  của người  bệnh  HIV/AIDS  điều  trị  ARV  thanh  toán bảo hiểm y tế tại 6 cơ sở y tế TP. Hồ Chí Minh năm 2020”

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chi phí tự chi trả, HIV/AIDS, ARV và bảo hiểm y tế

Tài liệu tham khảo
1. Cường, T.T., Chi phí điều trị bệnh nhân HIV/AIDS ngoại trú của phòng khám LIFE-GAP tại bệnh viện Bạch Mai năm 2012, Đại học Y tế công cộng Hà Nội: Hà Nội. 
2. Abt Associates Việt Nam, Sử dụng các dịch vụ chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV ở Việt Nam. 2012. 
3. Huấn, T.Q. và L.V. Anh, Nghiên cứu những chi phí điều trị và chăm sóc y tế cho người nhiễm HIVAIDS tại một số cơ sở y tế Việt Nam năm 2003. 2006, Đại học Y tế công cộng Hà Nội. 
4. Thảo, N.T.T., Tình hình khám chữa bệnh và thanh quyết toán thuốc ARV từ nguồn BHYT tại TP. HCM. 2019: TP. Hồ Chí Minh. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment