Chỉ số doppler của động mạch trung tâm võng mạc ở bệnh nhân chấn thương đụng dập nhãn cầu

Chỉ số doppler của động mạch trung tâm võng mạc ở bệnh nhân chấn thương đụng dập nhãn cầu

Chấn thương mắt là cấp cứu hay gặp trong nhãn khoa. Cho đến nay chấn thương mắt vẫn là một trong những nguyên nhân chính gây ra mù loà đặc biệt là mù một mắt. Tỷ lệ chấn thương so với các bệnh về mắt chiếm 6,2 – 15% trong đó chấn thương đụng dập nhãn cầu chiếm 20 – 50% [1].

Cơ chế chấn thương đụng dập rất khác nhau, sau va đập các bộ phận đều có thể bị tổn thương, chịu một quá trình bệnh lý thứ phát: quá trình viêm, thoái hoá liên quan mật thiết đến rối loạn tuần hoàn, dinh dưỡng làm cho cơ chế bệnh sinh càng phức tạp. Qua những công trình nghiên cứu về sinh bệnh học của chấn thương đụng dập cho thấy rối loạn hoạt động của các mạch máu tại mắt sau va đập nhãn cầu là một trong những mắt xích quan trọng trong cơ chế tổn thương. Có nhiều phương pháp cho phép thăm dò các mạch máu của mắt trong đó có siêu âm Doppler màu. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu:

1. Đánh giá tốc độ đỉnh tâm thu (Vs), tốc độ cuối tâm trương (Vd), chỉ số cản (RI) của  động mạch trung tâm võng mạc trước và sau điều trị.

2. Đánh giá sự liên quan của nhãn áp,  xuất huyết dịch kính, tổn thương võng mạc với tốc độ đỉnh tâm thu (Vs), tốc độ cuối tâm trương (Vd), chỉ số cản (RI) của động mạch trung tâm võng mạc.

II. ĐỐI   TƯỢNG   VÀ   PHƯƠNG   PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân bị chấn thương đụng dập moat bên nhãn cầu trong vòng một tháng (còn một mắt bình

thường), đến khám và điều trị tại khoa Chấn thương – Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 12/2007 đến tháng 7/2008. Tiêu chuẩn loại trừ: vỡ nhãn cầu, tổn thương mi nặng; đã điều trị phẫu thuật; tiền sử mắc các bệnh về mắt; bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, tăng huyết áp…

2. Phương pháp nghiên cứu

Loại hình nghiên cứu: mô tả tiến cứu tự đối chứng, cỡ mẫu 81. Phương tiện nghiên cứu: máy siêu âm Vivid 3, đầu dò thẳng tần số 7,5 MHZ, Siêu âm Doppler màu động mạch trung tâm võng mạc, bảng thị lực, nhãn áp kế Maclacop, sinh hiển vi khám bệnh…

Phương pháp tiến hành: hỏi bệnh: thời gian, hoàn cảnh, tác nhân gây chấn thương; tiền sử bệnh lý ở mắt và toàn thân; xử trí ở tuyến dưới. Đánh giá thị lực, nhãn áp, thị lực. Thăm khám các tổn thương ở mắt.

Đánh giá các chỉ số: tốc độ đỉnh tâm thu (Vs), Tốc độ cuối tâm trương (Vd), Chỉ số cản (RI) của động mạch trung tâm võng mạc.

Mục tiêu: đánh giá sự biến đổi một số chỉ số Doppler của động mạch trung tâm võng mạc ở bệnh nhân chấn thương đụng dập nhãn cầu và sự liên quan của các chỉ số này với nhãn áp, xuất huyết dịch kính, tổn thương võng mạc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả, tiến cứu trên 81 bệnh nhân bị chấn thương đụng dập nhãn cầu một mắt đến khám và điều trị tại khoa Chấn thương – Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 12/2007 đến tháng 7/2008. Kết quả: mắt bình thường Vs = 14,04 ± 1,78 cm/s; Vd = 6,6 ± 2,29 cm/s; RI
= 0,55 ± 0,12. Mắt chấn thương: Vs = 12,42 ± 2,4; Vd = 4,23 ± 3,67; RI = 0,9 ± 0,07 (p < 0,001). Mắt chấn thương có nhãn áp cao thì Vs, Vd giảm và RI tăng so với mắt có nhãn áp bình thường. Sau điều trị vận tốc dòng chảy của ĐMTTVM tăng so với trước điều trị nhưng chưa trở về bình thường. Kết luận: sau khi bị chấn thương đụng dập nhãn cầu tốc độ dòng chảy của động mạch trung tâm võng mạc giảm, giảm lượng máu nuôi võng mạc và thị thần kinh. Sau điều trị huyết động có tăng lên nhưng chưa trở về bình thường.
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment