CHỈ SỐ NHA CHU, NỒNG ĐỘ INTERLEUKIN 1 BETA TRONG DỊCH NƯỚU Ở RĂNG MANG MÃO

CHỈ SỐ NHA CHU, NỒNG ĐỘ INTERLEUKIN 1 BETA TRONG DỊCH NƯỚU Ở RĂNG MANG MÃO

CHỈ SỐ NHA CHU, NỒNG ĐỘ INTERLEUKIN 1 BETA TRONG DỊCH NƯỚU Ở RĂNG MANG MÃO
Tăng Văn Vĩnh1, Đoàn Minh Trí2, Trần Xuân Vĩnh2
1 Trường cao đẳng y tế Quảng nam
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: So sánh các chỉ số nha chu, nồng độ Interleukin 1 beta ở răng mang mão sứ kim loại và răng chứng sau 3 năm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 38 bệnh nhân có phục hình mão sứ kim loại do sinh viên Răng Hàm Mặt- Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện sau 3 năm. Các chỉ số nha chu (PI, GI, DPP, BOP), dịch khe nướu được thu thập ở răng trụ mang mão sứ kim loại và răng đối diện với PH trên cùng một cung hàm (răng chứng). Định lượng nồng độ Interleukin 1 beta trong dịch khe nướu bằng xét nghiệm hấp thu miễn dịch liên kết với enzyme ELISA (Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay). Kết quả: Chỉ số GI, BOP và PPD của nhóm răng mang mão cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm răng chứng. Chỉ số PI của nhóm răng mang mão nhỏ hơn không có ý nghĩa thống kê so với nhóm răng chứng. Nồng độ Interleukin 1β trong dịch nướu của nhóm răng mang mão lớn hơn nhóm răng chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tuy nhiên, nồng độ Interleukin 1β trong dịch nướu không có mối tương quan với đa số các chỉ số nha chu ở nhóm răng mang mão và nhóm chứng. Kết luận: Đa số các chỉ số nha chu và nồng độ Interleukin 1 beta ở răng mang phục hình cao hơn có ý nghĩa thông kế so với răng chứng nhưng chưa thấy thấy mối liên quan giữa hai yếu tố này (ngoại trừ độ sâu của túi nha chu).

Nhiều hợp kim đã được sử dụng trong phục hình răng cố định. Các loại hợp kim có các thành phần, đặc tính của các kim loại khác nhau. Trong đó, một số kim loại có thể gây dị ứng, kích thích đối với mô nha chu. Việc đánh giá hiệu quả của các hợp kim nha khoa không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn đánh giá về độ tương hợp sinh học với mô quanh răng [9]. Phục hình sử dụng lâu dài trong môi trường miệng, vì vậy việc tác động của phục hình lên mô nha chu là vấn đề còn nhiều tranh cãi và cần được quan tâm. Interleukin là một cyctokine đóng vai trò chất trung gian gây viêm rất quan trọng trong phản ứng viêm.Sự thay đổi dịch khe nướu và Interleukin 1βquanh răng mang phục hình là một trong những chỉ dấu sinh học đáng tin cậy của quá trình viêm nướu hay bệnh nha chu [4].Việc đánh giá tình trạng nha chu, sự thay đổi các chỉ dấu sinh học quanh phục hình vẫn luôn là các chủ đề được nhiều nhà nghiên  cứu  quan  tâm.Nghiên  cứu  của  Ozen (2001), Saravanakumar (2017) so sánh các chỉ số  nha  chu,  nồng  độ  interleukin  1β  trong  khe nướu  của  răng  mang  phục  hình  và  răng  thật nhằm tìm ra sự ảnh hưởng của phục hình lên mô nha chu [9],[10].Ở Việt Nam với đặc trưng khác biệt về văn hóa,  chủng  tộc,  chế  độ  ăn  vẫn  còn  thiếu  các nghiên cứu làm rõ vấn đề này.Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình trạng nha chu và so sánh nồng độ Interleukin 1β ở răng mang mão răng sứ kim loại và răng đối diện với PH trên cùng một cung hàm sau 3 năm do sinh viên  Răng  Hàm  Mặt  thực  hiện,  tại  Khoa  Răng Hàm Mặt Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment