Chỉ số sọ mặt chiều trước sau trên phim cephalometric ở nhóm người Việt Nam lứa tuổi 18 – 19
Vẻ đẹp trên khuôn mặt đánh giá theo chiều trước sau là yếu tố quan trọng. Phim sọ nghiêng (Cephalometric) giúp cho việc nghiên cứu những thay đổi do phát triển, đánh giá cấu trúc mô xương và mô mềm khi chẩn đoán, vạch kế hoạch điều trị trong chỉnh nha. Trong những nghiên cứu trước của một số tác giả trong nước như Vũ Khoái (1978), Hồ Thị Thùy Trang (1999)… [2] đều có kết luận người Việt Nam có vẩu răng và xương ổ răng. Tuy nhiên, những nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam còn ít so với trên thế giới. Do đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:
Xác định chỉ số sọ mặt chiều trước sau trên phim Cephalometric ở nhóm người Việt Nam lứa tuổi 18 – 19.
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
– Chọn 100 đối tượng lứa tuổi 18 – 19.
– Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Có đủ 28 răng, các răng tốt.
+ Có ông bà, cha mẹ là người Việt Nam.
– Tiêu chuẩn loại trừ: chấn thương hàm mặt; dị tật bẩm sinh; đã chỉnh hình răng mặt.
2. Phương pháp nghiên cứu
Mô tả lâm sàng cắt ngang.
Các bước tiến hành nghiên cứu:
– Chụp sọ mặt từ xa nghiêng chuẩn cho các đối tượng tại Khoa X – quang – viện Răng Hàm Mặt Quốc gia.
– Vẽ nét, định điểm mốc (S, N, A, Is, Ii, Go, B, Me) và mặt phẳng chuẩn (SN, MP, NA, NB):
* Các điểm mốc:
+ Điểm S (Sella Turcica): điểm tuyến yên là điểm trung tâm bờ vòng yên bướm.
+ Điểm N hay Na (Nasion): điểm mũi là điểm ở phía trước nhất chỗ nối giữa xương trán và xương mũi.
+ Điểm A (Subspinale): điểm dưới gai mũi là điểm lõm nhất của dù lõm dưới mũi chạy từ gai mũi trước tới răng cửa trên.
+ Điểm Is (Incisor Superius): điểm răng cửa trên là chỗ nhô nhất của rìa cắn răng cửa giữa hàm trên.
+ Điểm Ii (Incisor Inferius): điểm răng cửa dưới là điểm nhô nhất của rìa cắn răng cửa giữa hàm dưới.
+ Điểm Go (Gonion): điểm góc hàm là điểm giữa đường vòng dưới góc hàm.
+ Điểm B (Supramentale): điểm trên cằm là điểm sau nhất của đường lõm chạy từ răng cửa
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích