Chỉnh hình van mũi qua đường mổ hở điều trị nghẹt mũi

Chỉnh hình van mũi qua đường mổ hở điều trị nghẹt mũi

Luận án Chỉnh hình van mũi qua đường mổ hở điều trị nghẹt mũi.Nghẹt mũi là triệu chứng quan trọng và là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân đến khám tai mũi họng. Có rất nhiều nguyên nhân gây nghẹt mũi: do cấu trúc mũi bẩm sinh, sau chấn thương hay phẫu thuật, viêm mũi xoang, dị ứng mũi, u vùng mũi,… Trong các nguyên nhân này có các nguyên nhân được bác sĩ chẩn đoán dễ dàng nhưng cũng có những nguyên nhân bị bỏ sót, ví dụ như: nguyên nhân hẹp van mũi,.. Đây cũng là lý do rất nhiều bệnh nhân không hết nghẹt mũi sau khi được điều trị hay thậm chí bị nghẹt mũi nhiều hơn sau phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn, chỉnh hình mũi,…

Van mũi là cấu trúc nằm ở phần trước của mũi, lần đầu được mô tả bởi Mink năm 1903, bao gồm các cấu trúc sụn của mũi, các mô cương mà chủ yếu là cuốn dưới có nhiệm vụ điều hòa không khí qua mũi [72]. Van mũi là phần hẹp nhất của mũi và là nơi có độ trở kháng mũi cao nhất [37],[47]. Vai trò của van mũi trong vấn đề gây nghẹt mũi hiện nay đã được biết rất rõ.
Hẹp van mũi là nguyên nhân thường gặp nhất gây nghẹt mũi ở bệnh nhân da trắng và cần phải được phẫu thuật [85]. Trong một nghiên cứu trên 500 bệnh nhân bị nghẹt mũi mạn, Elwany và Thab đã thống kê nguyên nhân hẹp van mũi chiếm tỉ lệ đến 13% [32]. Constantian theo dõi 100 bệnh nhân được phẫu thuật thẩm mỹ mũi thì sau đó có 50% bệnh nhân bị nghẹt mũi do hẹp van mũi ngoài và 64% bệnh nhân bị nghẹt mũi do hẹp van mũi trong [23]. Tại bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh hàng năm chúng tôi tiếp nhận đều trị cho rất nhiều bệnh nhân bị nghẹt mũi, trong số đó có những bệnh nhân thất bại với điều trị nội khoa một thời gian dài hay sau phẫu thuật mũi. Có những bệnh nhân bị nghẹt mũi hàng chục năm, điều trị kéo dài tại các cơ sở y tế mà vẫn không tìm ra nguyên nhân, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và công tác. Chúng tôi thống kê thấy một tỉ lệ không nhỏ bệnh nhân bị hẹp van mũi mà không được chú trọng trong chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp.
Các phương pháp chẩn đoán nghẹt mũi rất đa dạng, bao gồm những khảo sát về cấu trúc, chức năng, khách quan hay chủ quan từ phía bệnh nhân [79],[83],[121]. Sử dụng phương pháp nào là cần và đủ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân là vấn đề rất quan trọng, giúp các bác sĩ không mơ hồ trong chẩn đoán, đưa ra được chiến lược phẫu thuật tốt và kết quả điều trị cao.
Điều trị nghẹt mũi do hẹp van mũi luôn là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi người bác sĩ vừa phải có kiến thức giải phẫu, hiểu rõ chức năng sinh lý mũi, vừa phải có kỹ năng thực hiện phẫu thuật với tính thẩm mỹ cao. Hiện nay chỉnh hình van mũi bằng sụn tự thân được coi là lựa chọn tối ưu, cho hiệu quả điều trị thành công rất cao từ 83% đến hơn 90% tùy tác giả, bệnh nhân hết nghẹt mũi và phẫu thuật an toàn [8],[30],[70],[85].
Có 3 đường mổ chỉnh hình van mũi: đường mổ kín, đường mổ kín phối hợp nội soi và đường mổ hở. Mỗi đường mổ có nhưng ưu điểm cũng như hạn chế riêng, chỉ định tùy thuộc vào bất thường vùng van mũi và loại mảnh ghép cần dùng. Đường mổ kín có ưu điểm tránh nguy cơ sẹo xấu vùng mũi ngoài nhưng có nhiều mặt hạn chế: chỉ can thiệp được tại một vùng hạn hẹp, không đánh giá toàn diện các bất thường vùng van mũi trên thực tế, không phối hợp được nhiều loại mảnh ghép nếu cần, khó khăn trong thao tác phẫu thuật & cố định mảnh ghép và có nguy cơ tạo sẹo dính hốc mũi [27],[31],[100]. Đường mổ kín có phối hợp nội soi có ưu điểm quan sát rõ hơn các cấu trúc cần can thiệp và tránh được nguy cơ sẹo xấu ảnh hường thẩm mỹ, tuy nhiên cũng lại có những mặt hạn chế như: thiết bị nội soi đắt tiền không phải cơ sở y tế nào cũng trang bị được, phẫu thuật viên phải được đào tạo với thời gian dài và bài bản, phẫu thuật chỉ can thiệp được tại một vùng hạn hẹp, không đánh giá toàn diện các bất thường vùng van mũi trên thực tế, không phối hợp được nhiều loại mảnh ghép nếu cần, khó khăn trong thao tác phẫu thuật và cố định mảnh ghép [26],[50],[100]. Đó cũng là lý do mà ngày nay nhiều tác giả đã chọn đường mổ hở trong chỉnh hình van mũi và đạt tỉ lệ thành công rất cao. Nhược điểm của đường mổ hở là can thiệp toàn bộ cấu trúc mũi – van mũi, có thể có nguy cơ sẹo xấu, nhưng lại có những ưu điểm vượt trội vì: có thể đánh giá cụ thể các cấu trúc bất thường, chỉnh hình van mũi một cách toàn diện, dễ dàng trong việc khâu cố định, có thể phối hợp cùng lúc nhiều loại mảnh ghép, bảo đảm cải thiện cả chức năng & thẩm mỹ mũi, không đòi hỏi các thiết bị đắt tiền và có thể thực hiện tại mọi cơ sở y tế [7],[8],[70],[50],[84],[85],[101]. Chúng tôi quyết định chọn đường mổ hở trong chỉnh hình van mũi vì đường mổ này phù hợp nhất cho bệnh nhân của chúng tôi, giúp giải quyết được các bất thường vùng van mũi cũng như đã được chứng minh về tính hiệu quả, ổn định và an toàn.
Chỉnh hình van mũi trên bệnh nhân Việt Nam chắc chắn phải có những khác biệt so với các nghiên cứu đã công bố trên Thế giới vì chúng ta có những đặc điểm khác biệt về cấu trúc sinh lý mũi-van mũi và nguyên nhân gây bệnh mà chúng tôi gặp hàng ngày trên thực tế lâm sàng.
Chúng tôi thực hiện luận án: “Chỉnh hình van mũi qua đường mổ hở điều trị nghẹt mũi” với các mục tiêu nghiên cứu như sau:
1.    Xây dựng qui trình kỹ thuật chỉnh hình van mũi trong qua đường mổ hở, trong đó có kỹ thuật sử dụng mảnh ghép chữ L cải tiến.
2.    Đánh giá hiệu quả điều trị hẹp van mũi trong qua sự thay đổi các trị số lâm sàng và cận lâm sàng so sánh trước và sau phẫu thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Chỉnh hình van mũi qua đường mổ hở điều trị nghẹt mũi
3.    Đánh giá tính ổn định của phẫu thuật sau 6 tháng.
4.    Đánh giá tính an toàn của phẫu thuật chỉnh hình van mũi trong qua đường mổ hở. 
1.    Nguyễn Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thị Ngọc Dung (2015), “Chỉnh hình van mũi bằng sụn tự thân”, Y học TP Hồ Chí Minh, tập 19, số 1, trang 85-91.
2.    Nguyễn Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thị Ngọc Dung (2015), “Đánh giá hiệu quả mảnh ghép hình chữ L trong chỉnh hình van mũi”, Y học TP Hồ Chí Minh, tập 19, số 1, trang 92-97.
3.    Nguyễn Thị Thanh Thúy (2000), “Hình dạng và vị trí lỗ đổ lệ mũi ở người Việt Nam trưởng thành. Ứng dụng tìm vị trí an toàn trong phẫu thuật khe dưới”, Y học TP Hồ Chí Minh, phụ bản số 1, tập 4, trang 35-38.
4.    Nguyễn Thị Thanh Thúy (2007), “Khảo sát mối tương quan về vị trí của ngách trán và các cấu trúc liên quan qua CT scan. Ứng dụng trong phẫu thuật xoang trán qua nội soi”, Y học TP Hồ Chí Minh, phụ bản số 1, tập 11, trang 24-31.
5.     Nguyễn Thị Thanh Thúy, Võ Quang Phúc (2009), “Đánh giá hiệu quả và an toàn của thuốc kích thích miễn dịch trong điều trị và phòng ngừa viêm mũi xoang ở người lớn”, Y học TP Hồ Chí Minh, phụ bản tập 13, số 1, trang 267¬274.
6.    Nguyễn Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thị Quỳnh Lan (2011), “Khảo sát khí áp mũi tại bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM”, Y học TP Hồ Chí Minh, tập 15, số 1, trang 236-241.
7.    Nguyễn Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thị Ngọc Dung (2014), “Điều trị Papilloma thanh khí quản”, Y học TP Hồ Chí Minh, tập 18, số 1, trang 89-94.
8.    Nguyễn Thị Thanh Thúy, Võ Quang Phúc (2014), “Phẫu thuật cắt đốt lấy u xơ vòm qua nội soi”, Y học TP Hồ Chí Minh, tập 18, số 4, trang 93-98.
9.    Nguyễn Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thị Ngọc Dung (2015), “Phẫu thuật cắt Papilloma khí quản qua lỗ mở khí quản”, Tai mũi họng và phẫu thuật đầu cổ, Nhà xuất bản Y học, trang 138-144. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.    Dương Xuân Tùng, Nguyễn Hoàng Nam (2007), “Đánh giá và phân loại
các đặc điểm van mũi trong ở 53 người Việt Nam trưởng thành qua nội soi ống cứng mũi”, Y học TP Hồ Chí Minh, tr. 152-156.
2.    Nguyễn Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thị Quỳnh Lan (2011), “Khảo sát khí
áp mũi tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM”, Y học TP Hồ Chí Minh, tr. 236-241.
3.    Phan Văn Thái, Nguyễn Hữu Khôi (2013), “Đánh giá sự thông thoáng
mũi bằng phương pháp đo mũi sóng âm ở bệnh nhân phẫu thuật vẹo vách ngăn”, Tạp chí Tai mũi họng Việt Nam, tr. 32-39.
Tiếng Anh
4.    A. Kalan (2011), “Treatment of external nasal valve collapse with an alar
strut”, The journal of Laryngology & Otology, Vol. 115, pp. 788¬791.
5.    Ali Sepehr, Ashlin J. Alexander, Nitin Chauhan, Andres Gantous (2011),
“Detailed Analysis of Graft Techniques for Nasal Reconstruction following Wegener Granulomatosis”, Journal of Otolaryngology- Head & Neck Surgery, Vol 40, No 6, pp. 473-480.
6.    Alvi A, Ching LM (2004), “Nasal obstruction: common causes and
manifestations”, Postgrad Med.    116 (5): (online article)
http://www.postgradmed.com/issues/2004/11_04/alvi.htm
7.    Andre RF, et al (2004), “Endonasal Spreader Graft Placement as

Treatment for Internal Nasal Valve Insufficiency No Need to Divide the Upper Lateral Cartilages From the Septum”, Arch Facial Plast Surg, 6, pp. 36-40.
MỤC LỤC

Trang

Danh mục chữ viết tắt và thuật ngữ sử dụng Danh mục các hình, các bảng, biểu đồ, sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1    GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ VÙNG VAN MŨI    4
1.1.1    Giải phẫu và sinh lý    4
1.1.2    Hẹp van mũi và sự khác biệt giữa các chủng người    6
1.2.     NGUYÊN NHÂN GÂY NGHẸT MŨI    10
1.2.1     Các nguyên nhân về giải phẫu    10
1.2.2     Các nguyên nhân về sinh lý    11
1.2.3    Các nguyên nhân bệnh lý    12
1.3.    CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN NGHẸT MŨI    14
1.3.1    Các xét nghiệm thực thể    14
1.3.2    Các xét nghiệm chức năng    17
1.3.3    Các bảng câu hỏi dành cho bệnh nhân    20
1.3.4    Các xét nghiệm tổng quát    20
1.3.5    Các phương pháp chẩn đoán hẹp van mũi:    21
1.4.    ĐIỀU TRỊ HẸP VAN MŨI    25
1.4.1     Các phương pháp điều trị    25
1.4.2    Các loại mảnh ghép cơ bản    27
1.4.3     Nguyên liệu tạo mảnh ghép bằng sụn tự thân    30
1.4.4     Phẫu thuật chỉnh hình van mũi với đường mổ hở    32
1.5.    TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC    34
1.5.1     Chỉnh hình van mũi bằng sụn tự thân với đường mổ hở    34
1.5.2    Mảnh ghép hình chữ L trong chỉnh hình mũi    36
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    41
2.1.     ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    41
2.1.1.    Đối tượng nghiên cứu    41
2.1.2.    Tiêu chuẩn chọn mẫu    41
2.1.3.    Tiêu chuẩn loại trừ    41
2.2.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    42
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    42
2.2.2.    Cỡ mẫu    42
2.2.3.    Phương pháp chọn mẫu    42
2.2.4.    Quy trình nghiên cứu    43
2.3.    PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU    49
2.3.1.    Phương tiện khám, chẩn đoán, xét nghiệm    49
2.3.2.    Phương tiện phẫu thuật    49
2.4.    THU THẬP SỐ LIỆU    50
2.4.1.    Các biến số về mẫu nghiên cứu    50
2.4.2.    Các biến số đánh giá khách quan hiệu quả chỉnh hình van mũi…. 51
2.4.3.    Các biến số chủ quan đánh giá về độ nghẹt mũi và thẩm mỹ mũi 51
2.4.4.    Các biến số thống kê phương pháp phẫu thuật    52
2.4.5.    Các biến số đánh giá biến chứng phẫu thuật    52
2.4.6.    Tính hiệu quả    53
2.4.7.    Tính an toàn    53
2.4.8.    Tính ổn định    53
2.4.9.    Đánh giá kết quả chung    54
2.5.    XỬ LÝ SỐ LIỆU    55
2.6.    VẤN ĐỀ Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU    56
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    58
3.1    ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU    58
3.2    KẾT QUẢ PHẪU THUẬT    62
3.2.1    Phương pháp phẫu thuật    62
3.2.2    Tính hiệu quả    76
3.2.3    Tính ổn định    83
3.2.4    Tính an toàn    86
3.2.5    Đánh giá kết quả chung    87
Chương 4 BÀN LUẬN    89
4.1    ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU    89
4.1.1    Tuổi, giới và nơi cư trú    89
4.1.2    Đặc điểm lâm sàng    90
4.2    KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ    96
4.2.1    Phương pháp phẫu thuật    96
4.2.2    Tính hiệu quả    107
4.2.3    Tính ổn định    115
4.2.4    Tính an toàn    118
4.2.5    Đánh giá kết quả chung    119
4.3    LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT    122
4.4     CÁC THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG NGHIÊN CỨU    123
KẾT LUẬN    125
KIẾN NGHỊ    128
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 
THUẬT NGỮ SỬ DỤNG VÀ TIẾNG ANH TƯƠNG ỨNG
–    Alar batten graft
–    Acoustic rhinometry
–    Butterfly graft
–    Computational fluid dynamics
–    Columellar strut graft
–    dmin
–    Hygrometry
–    Peak nasal inspiration flow
–    Primary closure
–    Lower lateral cartilage
–    Minimum cross section area
–    Nasal obstruction symptom evaluation scale
–    Odiosoft Rhino
–    Osteotomy
–    Rhinosinusitis Disability Index
–    Rhinoconjunctivitis Quality of Life Questionaire
–    Rhinomanometry
–    Sinonasal Outcomes Test
Mảnh ghép trên sụn cánh mũi Đo mũi bằng sóng âm Mảnh ghép hình cánh bướm Động lực học chất lỏng Mảnh ghép tiểu trụ Khoảng cách tối thiếu Phương pháp đo độ ẩm Đo cường độ đỉnh khi hít vào Khâu đóng đơn thuần Sụn cánh mũi bên dưới Diện tích mặt cắt tối thiểu Thang điểm đánh giá triệu chứng nghẹt mũi Đo âm mũi
Kỹ thuật đục ngành lên xương hàm trên và xương chính mũi, nắn chỉnh trong chỉnh hình mũi Thang đánh giá chỉ số bệnh lý viêm mũi xoang
Bảng câu hỏi đánh giá chất lượng sống liên quan bệnh lý mũi Đo khí áp mũi
Bảng kiểm tra hiệu quả điều trị bệnh lý mũi xoang 
Mảnh ghép mở rộng
Sụn cánh mũi bên trên
Mảnh ghép đặt trên sụn cánh mũi trên
Thang lượng giá nghẹt mũi 
DANH MỤC CÁC HINH

Hình 1.1 Cấu trúc xương – sụn của mũi    4
Hình 1.2 Vị trí van mũi trong và van mũi ngoài    5
Hình 1.3    Các cấu trúc liên quan van mũi trong    5
Hình 1.4    Hẹp van mũi 2 bên – Sụp thành mũi hai bên khi hít vào    7
Hình 1.5    Hẹp van mũi phải – Sụp thành mũi bên phải khi hít vào    7
Hình 1.6    Hẹp van mũi do chỉnh hình mũi quá mức – Sống mũi hình “V”
ngược    8
Hình 1.7 Hẹp van mũi sau chấn thương    9
Hình 1.8 Hẹp van mũi do lão hóa, tuổi già – Sụp thành mũi bên khi hít vào … 9
Hình 1.9 Hẹp van mũi bẩm sinh    9
Hình 1.10    Hẹp van mũi ngoài – hình ảnh sa chóp mũi    9
Hình 1.11    Van mũi trong    15
Hình 1.12    Hình tái tạo trên CT scan để đo góc van mũi trong    16
Hình 1.13    Đo góc van mũi trong qua nội soi    16
Hình 1.14    Nghiệm pháp Cottle (A)    21
Hình 1.15    Hình ảnh van mũi trước và sau khi làm nghiệm pháp Cottle    21
Hình 1.16 Nghiệm pháp Cottle cải tiến: hình van mũi hẹp bên trái khi hít vào;
van mũi được mở rộng và cải thiện thông khí    22
Hình 1.17 Đo góc van mũi trong trên CT scan    23
Hình 1.18 Cách đặt và cố định Spreader graft – Mảnh ghép được đặt vào từng
bên giúp nâng đỡ sụn mũi bên và mở rộng van mũi trong    27
Hình 1.19    Mảnh ghép được cố định bằng chỉ phẫu thuật    28
Hình 1.20    Cách đặt và cố định BG    28
Hình 1.21 Cách đặt và cố định ABG    29
Hình 1.22 Cách đặt và cố định CSG    29
Hình 1.23 Vị trí lấy sụn tứ giác và phần sụn hình chữ L    còn để    lại    30
Hình 1.24 Sụn vách ngăn được để lại phần trên và trước    hình chữ L    30
Hình 1.25 Sụn vách ngăn sau khi được lấy    31
Hình 1.26 Lấy sụn vành tai từ mặt trước    31
Hình 1.27 Sụn vành tai lấy từ mặt sau    31
Hình 1.28 Sụn vành tai sau khi lấy    31
Hình 1.29 Sụn sườn sau khi được lấy    32
Hình 1.30 Mảnh ghép được lấy từ xương cẳng tay    37
Hình 1.31 Tạo hình mảnh ghép hình chữ L từ xương. Phẫu thuật mổ hở, mảnh
ghép được cố định vào vị trí vách ngăn    37
Hình 1.32 Hình bệnh nhân trước và sau mổ    37
Hình 1.33 Mảnh ghép được tạo hình từ xương sọ, cố định giữa 2 phần bằng
titanium    38
Hình 1.34 Đường mổ hở, các vị trí đặt mảnh ghép    38
Hình 1.35 Hình bệnh nhân trước và sau mổ    39
Hình 1.36 Các phương pháp đặt mảnh ghép    40
Hình 2.1 Đo mũi bằng sóng âm cho bệnh nhân trước mổ    44
Hình 2.2 Sơ đồ ghi nhận phương pháp phẫu thuật    44
Hình 2.3 Tạo hình mảnh ghép với SG cải tiến hình L    46
Hình 2.4 Lấy sụn tứ giác từ vách ngăn tạo mảnh ghép    46
Hình 2.5 Tạo hình mảnh ghép SG cải tiến hình chữ L từ sụn vách ngăn
và vị trí đặt mảnh ghép (màu đỏ)    46
Hình 2.6 Đặt mảnh ghép SG và SG cải tiến hình chữ L, khâu cố định    47 
Hình 2.7 Cấu trúc khung sụn mũi trước và sau khi đặt mảnh ghép    47
Hình 2.8 Bộ dụng cụ phẫu thuật chỉnh hình van mũi    50
Hình 3.1 Tạo hình mảnh ghép với mảnh ghép hình chữ L    65
Hình 3.2 Đường mổ hở bộc lộ toàn bộ sụn mũi bên và vách ngăn. Lấy sụn tứ
giác làm mảnh ghép: tạo SG và mảnh ghép SG hình L    65
Hình 3.3 Đặt mảnh ghép SG và SG hình L vào đúng vị trí, dùng kim
cố định    66
Hình 3.4 Khâu cố định mảnh ghép SG và SG hình L vào vách ngăn & sụn cánh mũi bên trên; giúp mở rộng van mũi trong, làm vững chắc &
thẳng vách ngăn    66
Hình 3.5    Hình bệnh nhân trước và sau mổ    75
Hình 3.6    Góc van mũi trong đo được trước phẫu thuật    81
Hình 3.7    Góc van mũi trong đo được sau phẫu thuật 6 tháng    81
Hình 4.1    Tạo hình mảnh ghép từ sụn vách ngăn    103 
Bảng 1.1 Bảng câu hỏi bệnh nhân tự đánh giá trong thang điểm NOSE    25
Bảng 3.1 Hình ảnh mũi ghi nhận trước phẫu thuật    60
Bảng 3.2 Bảng tổng hợp các trị số đo trước mổ    61
Bảng 3.3 Các loại mảnh ghép sử dụng trong phẫu thuật    63
Bảng 3.4 Đặc điểm hai nhóm bệnh nhân    67
Bảng 3.5 Loại mảnh ghép được sử dụng phẫu thuật    68
Bảng 3.6 Nguyên liệu được sử dụng tạo mảnh ghép:    68
Bảng 3.7 Các trị số đo được trước và sau mổ    69
Bảng 3.8 Diễn tiến hậu phẫu    70
Bảng 3.9 Thống kê diễn tiến hậu phẫu và biến chứng    70
Bảng 3.10 Thời gian đặt mảnh ghép    71
Bảng 3.11 Trị số NOSE trước và sau phẫu thuật    76
Bảng 3.12 Phân loại kết quả phẫu thuật dựa trên thay đổi trị số NOSE    77
Bảng 3.13 Thay đổi CSAmin trước và sau phẫu thuật    77
Bảng 3.14 Cải thiện CSAmin sau phẫu thuật    78
Bảng 3.15 Số đo góc van mũi trong trước và sau phẫu thuật 6 tháng    79
Bảng 3.16 Cải thiện góc van mũi trong sau phẫu thuật    80
Bảng 3.17 Cải thiện thẩm mỹ mũi sau phẫu thuật    82
Bảng 3.18 Kết quả phẫu thuật dựa theo từng thông số    87
Bảng 3.19 Kết quả phẫu thuật chung của nhóm nghiên cứu    88
Bảng 4.1 So sánh các loại mảnh ghép sử dụng trong phẫu thuật    99
Bảng 4.2 So sánh các vị trí lấy mảnh ghép    101
Bảng 4.3 So sánh đánh giá nghiệm pháp Cottle sau phẫu thuật    108 
Bảng 4.4 So sánh CSAmin sau và trước phẫu thuật    110
Bảng 4.5 So sánh kết quả tự đánh giá nghẹt mũi NOSE:    113
Bảng 4.6 So sánh thẩm mỹ mũi sau phẫu thuật    115
Bảng 4.7 So sánh tính ổn định về độ nghẹt mũi sau phẫu thuật    116
Bảng 4.8 Kết quả phẫu thuật    119
Bảng 4.9 So sánh kết quả phẫu thuật    121 
Biểu đồ 1.1 Biểu đồ đo mũi bằng sóng âm ở người bình thường    18
Biểu đồ 1.2 Biểu đồ trước (đường dưới) và sau (đường trên) khi dùng thuốc
co mạch    19
Biểu đồ 1.3 Vị trí diện tích mặt cắt ngang khoang mũi tại van mũi tương ứng
phần thấp nhất trên đồ thị biểu diễn AR    24
Biểu đồ 1.4 Biểu đồ kết quả đo mũi bằng sóng âm tại BV Tai Mũi Họng
TP.HCM    24
Biểu đồ 3.1 Phân bố theo giới    58
Biểu đồ 3.2 Nguyên nhân gây nghẹt mũi    59
Biểu đồ 3.3 Bất thưởng trên nội soi mũi xoang    60
Biểu đồ 3.4 Chất liệu tạo mảnh ghép    62
Biểu đồ 3.5 Thay đổi độ nghẹt mũi trước và sau mổ    72
Biểu đồ 3.6 Thay đổi CSAmin trước và sau mổ    72
Biểu đồ 3.7 Thay đổi góc van mũi trong trước và sau mổ    73
Biểu đồ 3.8 So sánh thời gian đặt mảnh ghép ở 2 nhóm    74
Biểu đồ 3.9 So sánh khác biệt CSAmin giữa 2 bên mũi tại 3 thời điểm    78
Biểu đồ 3.10 Khác biệt góc van mũi trong hai bên mũi trước và sau phẫu thuật
6 tháng    80
Biểu đồ 3.11 Trị số NOSE thay đổi theo thời gian    83
Biểu đồ 3.12 CSAmin thay đổi theo thời gian    84
Biểu đồ 3.13 Góc van mũi thay đổi theo thời gian    85
Trang
Sơ đồ 2.1 Quy trình phẫu thuật    48
Sơ đồ 2.2 Quy trình nghiên cứu    57 
ĐẶT VẤN ĐỀ

Leave a Comment