Chuẩn bị, định hướng cho lựa chọn việc làm và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y6 năm học 2014-2015 trường Đại học Y Hà Nội

Chuẩn bị, định hướng cho lựa chọn việc làm và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y6 năm học 2014-2015 trường Đại học Y Hà Nội

Luận văn Chuẩn bị, định hướng cho lựa chọn việc làm và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y6 năm học 2014-2015 trường Đại học Y Hà Nội .Ngày nay với sự phát triển của kinh tế xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao, người dân ngày càng đòi hỏi các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Để đáp ứng được những nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân, phát triển nguồn nhân lực y tế đủ về số lượng và đảm bảo về trình độ chuyên môn là rất cần thiết.

Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, đội ngũ nhân lực y tế của Việt Nam đã lớn mạnh. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã tiến được một bước dài để hướng tới việc phục vụ nhân dân với số lượng nhiều hơn và chất lượng cao hơn, hiệu quả hơn và công bằng hơn. Các chỉ số sức khỏe nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt [1]. Tuy nhiên, với sức ép của gia tăng dân số, sự thay đổi của mô hình bệnh tật theo chiều hướng ngày càng phức tạp, khó
lường, sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ    Ngành y tế nước
ta đang đối mặt với tình trạng thiếu trầm trọng bác sỹ ở một số chuyên ngành và mất mất cân đối nguồn nhân lực y tế theo khu vực địa lý, theo tuyến [2].
Sinh viên Y khoa là nguồn nhân lực y tế trong tương lai, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của ngành y tế đất nước. Hàng năm nước ta đào tạo khoảng 42000 cán bộ y tế các loại, trong đó các bậc học được đào tạo trong hệ dân sự: khoảng 3200 sau đại học, 6200 đại học/cử nhân [2]. Theo số liệu của Vụ Khoa học và Đào tạo, số sinh viên đại học là bác sỹ đã tốt nghiệp và đang học dự kiến sẽ ra trường tăng đáng kể qua các năm [3]. Một thực trạng đã và đang xảy ra là những năm gần đây, một bộ phận sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học Y khoa chưa được sử dụng tốt, làm việc trái nghề đào tạo hoặc chưa tìm được việc làm trong thời gian dài [4]. Điều này dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn nhân lực trong khi nhu cầu của các cơ sở tuyển dụng là không nhỏ, đặc biệt là ở tuyến y tế cơ sở và các vùng khó khăn [4]. Vì vậy, việc sinh viên chủ động chuẩn bị cho bản thân kiến thức chuyên môn, năng lực về ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm cũng như chuẩn bị về tìm kiếm nhà tuyển dụng ngay từ những năm cuối khi còn ngồi trên ghế trường đại học là hết sức quan trọng. Việc chuẩn bị này sẽ giúp cho sinh viên có hành trang định hướng tốt hơn, cụ thể hơn về vị trí việc làm của bản thân trước khi ra trường. Đại học Y Hà Nội là trường Đại học Y tế hàng đầu của Việt Nam, với bề dày lịch sử hơn 110 năm, nhà trường đã có nhiều đóng góp đáng kể cho việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế, tính đến năm 2007 trường đã đào tạo trên 17.000 bác sỹ chính quy cho cả nước và khoảng 10000 học viên sau đại học [5]. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về việc chuẩn bị và định hướng vị trí việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp của nhà Trường.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Chuẩn bị, định hướng cho lựa chọn việc làm và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y6 năm học 2014-2015 trường Đại học Y Hà Nội” với 2 mục tiêu sau:
1.    Mô tả sự chuẩn bị tìm kiếm việc làm của sinh viên Y6 năm học 2014-2015 trường Đại học Y Hà Nội.
2.    Mô tả về định hướng việc làm và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y6 năm học 2014-2015 trường Đại học Y Hà Nội. 
Tài Liệu Tham Khảo
1.    Đỗ Thoa (2015), 30 năm đổi mới hệ thống y tế tại Việt Nam: Thành tựu, thách thức và giải pháp, truy cập ngày 22/2/2015, tại trang web http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&c n_id=696251.
2.    Bộ Y tế và nhóm đối tác (2009), Báo cáo chung tổng quan về ngành y tế năm 2009, Nhân lực y tế Việt Nam, Hà Nội.
3.    Trần Thị Mai Oanh (2010), Thực trạng nhu cầu bác sỹ trong giai đoạn hiện nay, Viện chiến lược và chính sách y tế, 6, 41.
4.    Bộ Y tế (2013), Quyết đinh 585/QĐ-BYT về phê duyệt dự án Thí điểm đưa bác sỹ trẻ về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo.
5.    Bách khoa toàn thư mở (2007), Trường Đại học Y Hà Nội, truy cập ngày 12/3/2015, tại trang web
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_%C4%90%E1%B
A%A1i_h%E1%BB%8Dc_Y_H%C3%A0_N%E1%BB%99i.
6.    WHO (2006), Working together for health, The word health report 2006.
7.    Bộ Y tế (2007), Niên giám thống kê Y tế 2007.
8.    Bộ    Y tế    (2008), Niên giám    thống kê    Y tế 2008.
9.    Bộ    Y tế    (2009), Niên giám    thống kê    Y tế 2009.
10.    Bộ    Y tế    (2010), Niên giám    thống kê    Y tế 2010.
11.    Bộ    Y tế    (2011), Niên giám    thống kê    Y tế 2011.
12.    Bộ    Y tế    (2012), Niên giám    thống kê    Y tế 2012.
13.    Bộ Y tế và nhóm đối tác (2013), Báo cáo chung tổng quan về ngành y tế năm 2013, Bao phủ chăm sóc y tế toàn dân, Hà Nội.
14.    WHO Statistical Information System (WHOSIS), truy cập ngày 12/2/2015, tại trang web http://www.who.int/whosis.2009. 
15.    Trường Đại học Y tế công cộng (2012), Báo cáo đánh giá hiện trạng đào tạo nhân lực y tế tại Việt Nam, Hà Nội.
16.    Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Thực trạng việc làm và khảo sát việc làm sinh viên sau tốt nghiệp của nước ta hiện nay, truy cập ngày 11/3/2015, tại trang web http://www.slideshare.net/giomaudich/thc-trng-vic- lm-v-kho-st-vic-lm-sinh-vin-sau-tt-nghip-ca-nc-ta-hin-nay?related=1.
17.    Lê Thị Hương (2013), Những điều cần biết về Y tế công cộng và Y học dự phòng, Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
18.    Đại học Y Hà Nội (2013), Quyết định số 2896/QĐ-ĐHYHN về ban hành chuẩn đầu ra cho ngành đào tạo bác sỹ đa khoa.
19.    Đại học Y Hà Nội (2013), Quyết định số 3639/QĐ-ĐHYHN về ban hành chuẩn đầu ra cho ngành đào tạo bác sỹ Răng hàm mặt.
20.    Đại học Y Hà Nội (2013), Quyết định số 3640/QĐ-ĐHYHN về ban hành chuẩn đầu ra cho ngành đào tạo bác sỹ Y học cổ truyền.
21.    Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Chương trình đào tạo chuẩn ngành Bác sỹ đa khoa, Quyết định số 3610.
22.    Lê Thúy Hường (2012), Triển khai đào tạo kỹ năng mềm cho học sinh sinh viên, Đại học Y Kỹ thuật Y tế Hải Dương, 12-14.
23.    Vũ Thị Sao Chi (2012), Vai trò của đoàn thanh niên-hội sinh viên trong rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh sinh viên, Đại học Y Kỹ thuật Y tế Hải Dương, 22-23.
24.    Tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với giới trẻ, truy cập ngày 9/3/2015, tại trang web http://www.hocgioi.org/tam-quan-trong-cua-ky-nang-mem-doi- voi-gioi-tre/.
25.    Ivana Kolcic, et al (2005), Research involvememt, specialty choice, and emigration preferences of final year medical students in Croatia, PubMed.
26.    Ivana Kolcic Ozren Polasek, N Cikes (2007), Specialty preferences among final-year medical students at Zagreb University Medical School, PubMed.
27.    Seyoum N, Biluts H, Bekele A, et al (2014). Medical students’ choice of specialty and factors determining their choice: a cross-sectional survey at the Addis Ababa University, School oF Medicine, Ethiopia, truy cập ngày 22/1/2015, tại trang web
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/?term=Medical+students%27+choice+
of+specialty+and+factors+determining+their+choice%3A+a+cross-
sectional+survey+at+the+Addis+Ababa+University%2C+School+oF+Medic
ine%2C+Ethiopia.
28.    David Jarjoura E. Ray Dorsey, Gregory W. Rutecki (2003), Influence of Controllable Lifestyle on Recent Trends in Specialty Choice by US Medical Students, JAMA: The Journal of the American Medical Association, 209(9), 1173-1178.
29.    Ozren Polasek, et al (2006), Intership workplace preferences of final-year medical students at Zagreb University Medical school, Croatia: all roads lead to Zagreb.
30.    Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (2012), Báo cáo nghiên cứu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thu hút và duy trì nhân lực y tế ở khu vực miền núi, Hà Nội.
31.    Bouhuijs PAJ Davis WK, Dauphinee WD, et al (1990), Medical career choice: Curent Status of research literature, An international Journal, 2, 130-138.
32.    levine S Light D (1988), the changing character of the Medical Profession: A theoretical Overview, The Milbank Quarterly 66, 10-32.
33.    C.J bland, L.N. Meurer and G.Maldonado, (1995), Determinants of primary care specialty choice: A non-statistical meta-analysis of the literature,
aAcademic Medicine, 70.
34.    Howard S. Zuckerman (1978), Structural factors as deterinants of career patterns in Medicine, Medical Education.
35.    Mitchell WD (1975), Medical sudent career choice: A conceptualization,
Social and Medicine 9, 641-653.
36.    Trần Thị Thu Hiền (2008), Định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay, Luân văn thạc sĩ xã hội học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn.
37.    Nguyễn Thị Minh Phương (2009), Định hướng nghề nghiệp và khu vực làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngoài công lập hiện nay, luận văn thạc sĩ, Đại học khoa học xã hội và nhân văn.
38.    Huỳnh Trường Huy và La Nguyễn Thùy Dung (2011), Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc: Trường hợp sinh viên đại học Cần Thơ, Tạp chí khoa học, 17, 130-139.
39.    Bùi Thanh Huyền (2012), Một số yếu tố liên quan đến định hướng học tập và làm việc sau tốt nghiệp của các tân bác sỹ trường Đại học Y Hà Nội năm 2011, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Đại học Y Hà Nội.
40.    Trường Đại học Khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh (2012), Lễ trao bằng tốt nghiệp cho 378 cử nhân hoàn chỉnh Đại học, truy cập ngày 18/4/2015, tại trang web
http://www.hcmus.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=8
174&Itemid=1327.
41.    Đại học Y dược Cần Thơ (2014), Thông báo cam kết công khai chất lượng đào tạo của trường Đại học Y dược Cần Thơ.
42.    Đặng Thị Vân (2006), Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Nông nghiệp I và những khó khăn thường gặp, Tạp chí Tâm lý học, 3, 84.
43.    Trường Đại học Y Hà Nội (2013), Chương trình đào tạo thạc sỹ, Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội, chủ biên.
44.    Trần Thơ Nhị (2011), Mong muốn lựa chọn chuyên ngành công tác của sinh viên Y6 đa khoa khóa 2005-2011 trường Đại học Y Hà Nội và một số yếu tố ảnh hưởng, Luận Văn thạc sĩ Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội. 
45.    Trịnh Thị Yên Bình (2013), Thực trạng nhân lực, nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ y dược cổ truyền và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp, Luận văn tiến sỹ Y họcViện vệ sinh dịch tễ Trung ương.
46.    Kim Bảo Giang (2014), Hiểu biết về ngành học và định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm nhất ngành Y học dự phòng và Y tế công cộng tại trường Đại học Y Hà Nội, năm 2014.
47.    Nguyễn Đức Huệ (2013), Thực trạng phân bố bác sỹ răng hàm mặt tại các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân các tỉnh, thành phía Nam, Tạp chí Y học thực hành Thành phố Hồ Chí Minh, 17(2), 330-334.
48.    Viện chiến lược và chính sách y tế (2011), Bảo vệ cấp cơ sở đề tài thực trạng và nhu cầu sử dụng bác sĩ và cử nhân điều dưỡng sau tốt nghiệp. 
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.     Tình hình nguồn nhân lực y tế tại Việt Nam    3
1.2.     Sự chuẩn bị cho định hướng việc làm của sinh viên    5
1.3.    Định hướng lựa chọn việc làm    8
1.4.    Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng lựa chọn việc làm    10
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    14
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    14
2.2.    Địa điểm và thời gian nghiên cứu    14
2.3.    Phương pháp nghiên cứu    14
2.3.1.    Thiết kế nghiên cứu    14
2.3.2.    Cỡ mẫu và cách chọn    14
2.3.3.    Biến số nghiên cứu    16
2.3.4.    Công cụ thu thập số liệu    18
2.3.5.    Phương pháp thu thập số liệu    18
2.4.    Xử lý và phân tích số liệu    18
2.5.    Sai số và cách khắc phục    19
2.6.    Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    20
3.1.    Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu    20
3.2.    Chuẩn bị cho tìm kiếm việc làm của sinh viên Y6 năm học 2014-2015 … 22
3.3.    Định hướng việc làm và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y6 năm
học 2014-2015    28
3.3.1.    Định hướng việc làm của sinh viên Y6 năm học 2014-2015    28 
3.3.2.    Một số yếu tố liên quan đến định hướng việc làm của sinh viên Y6
năm học 2014-2015    34
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    40
4.1.    Chuẩn bị cho tìm kiếm việc làm của sinh viên Y6 năm học 2014-2015 … 40
4.2.    Định hướng việc làm và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y6 năm
học 2014-2015    43
4.2.1.    Định hướng việc làm của sinh viên Y6 năm học 2014-2015    43
4.2.2.    Một số yếu tố liên quan đến định hướng việc làm của sinh viên Y6
năm học 2014-2015    49
KẾT LUẬN    52
KHUYẾN NGHỊ    54
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 
Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu    20
Bảng 3.2: Đặc điểm về gia đình của đối tượng nghiên cứu    21
Bảng 3.3: Một số chuẩn bị trong quá trình học tập của sinh viên    23
Bảng 3.4: Định hướng chương trình học tập sau tốt nghiệp    29
Bảng 3.5: Tiêu chí ưu tiên hàng đầu trong tìm kiếm địa chỉ làm việc của sinh viên . 33 Bảng 3.6: Mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng tới định hướng làm việc
tại y tế nhà nước và y tế ngoài nhà nước     34
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng tới định hướng làm việc tại y tế tuyến trung ương/tỉnh/thành phố và làm việc tại y tế
quận/huyện/xã/phường    36
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng tới định hướng làm việc tại Hà Nội và các địa phương khác    38
Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ bác sỹ/10000 dân giai đoạn 1995-2012    3
Biểu đồ 3.1. xếp loại kết quả học tập trung bình từ Y1-Y5    22
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa    24
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ sinh viên tiếp cận các kênh thông tin tìm hiểu về vị trí
việc làm    25
Biểu đồ 3.4. Hình thức kết nối với đơn vị tuyển dụng    26
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ sinh viên đã xác định được địa chỉ của nhà tuyển dụng sau
tốt nghiệp    27
Biểu đồ 3.6. Khó khăn khi tìm kiếm địa chỉ làm việc    27
Biểu đồ 3.7. Định hướng học tập và làm việc sau tốt nghiệp    28
Biểu đồ 3.8. Định hướng về lĩnh vực/chuyên khoa sau tốt nghiệp    30
Biểu đồ 3.9. Định hướng về loại hình cơ quan sẽ làm việc sau khi tốt nghiệp    31
Biểu đồ 3.10. Định hướng về tuyến cơ quan sẽ làm việc sau khi tốt nghiệp.. 32 Biểu đồ 3.11. Định hướng địa phương làm việc sau khi tốt nghiệp    33

Leave a Comment