Chức năng đường tiêu hóa bình thường, nguyên lý nội khoa
Lượng dịch vận chuyển trong ống tiêu hoá là 8-10 L/ngày, gồm 2 L/d uống; hấp thu chủ yếu ở ruột non. Đại tràng bình thường hấp thu 0.05-2L/ngày, với sức chứa 6 L/d nếu cần. Hấp thu nước theo cơ chế vận chuyển tích cực Na+, Cl–, glucose, và muối mật. Các cơ chế vận chuyển bổ sung gồm trao đổi Cl–/HCO3–, trao đổi Na+/H+, H+, K+, Cl–, và HCO3–,secretion, đồng vận Na+-glucose, và vận chuyển Na+ tích cực qua màngđáy bên nhờ Na+,K+-ATPase.
Hấp thu chất dinh dưỡng
Đoạn gần ruột non: sắt, calci, folate, chất béo (sau khi thuỷ phân triglyceride thành acid béo nhờ lipase và colipase tuỵ), protein (sau khi thuỷ phân nhờ peptidase tuỵ và ruột non), carbohydrate (sau khi thuỷ phân nhờ amylase và disaccharidase); triglyceride được hấp thu dưới dạng micelle sau khi được hoà tan bởi muối mật; acid amin và dipeptide được hấp thu nhờ các chất mang đặc biệt; đường được hấp thu qua các kênh vận chuyển tích cực.
Đoạn xa ruột non: vitamin B12, muối mật, nước.
Đại tràng: nước, điện giải.
Sự hấp thu của ruột
Cho phép đẩy các chất trong ruột non từ dạ dày đến hậu môn và phân cắt các thành phần để việc hấp thu chất dinh dưỡng được dễ dàng. Sự đẩy thức ăn này được điều khiển bởi các cơ chế thần kinh, cơ và hormone; gián tiếp qua phức hợp vận động MMC, một sóng tổ chức của hoạt động thần kinh cơ bắt nguồn từ phần xa của dạ dày trong lúc bụng đói và truyền chậm xuống ruột non. Sự vận động của ruột già được điều hoà nhờ các nhu động tại chỗ để đẩy phân ra. Sự đi cầu được thực hiện nhờ cơ thắt trong hậu môn giãn để đáp ứng với trực tràng căng, điều khiển theo ý muốn nhờ co cơ thắt ngoài hậu môn.