CHUYỂN ĐƠN PHÔI NANG: GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ ĐỂ GIẢM THIỂU NGUY CƠ ĐA THAI Ở BỆNH NHÂN DƯỚI 35 TUỔI

CHUYỂN ĐƠN PHÔI NANG: GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ ĐỂ GIẢM THIỂU NGUY CƠ ĐA THAI Ở BỆNH NHÂN DƯỚI 35 TUỔI

CHUYỂN ĐƠN PHÔI NANG: GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ ĐỂ GIẢM THIỂU NGUY CƠ ĐA THAI Ở BỆNH NHÂN DƯỚI 35 TUỔI
Nguyễn Thanh Tùng1, Đoàn Thị Hằng1, Đỗ Ngọc Lan1, Nguyễn Minh Phương1
1 Viện Mô Phôi lâm sàng Quân đội, Học viện Quân y
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: So sánh kết quả có thai và tỉ lệ đa thai giữa chuyển đơn phôi nang và chuyển hai phôi nang ở chu kỳ chuyển phôi đông lạnh của nhóm bệnh nhân dưới 35 tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân chuyển phôi nang đông lạnh dưới 35 tuổi có phôi chất lượng tốt được chia thành 2 nhóm, nhóm 1 (nhóm nghiên cứu) gồm 78 bệnh nhân chuyển 1 phôi nang, nhóm 2 (nhóm chứng) gồm 85 bệnh nhân chuyển 2 phôi nang. Đánh giá tỉ lệ có thai, tỉ lệ phôi làm tổ, tỉ lệ thai diễn tiến, tỉ lệ thai sinh sống, tỉ lệ sảy thai, tỉ lệ sinh non và tỉ lệ đa thai của 2 nhóm. Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm về tỉ lệ có thai (56,41% so với 56,47%; p = 0,99), tỉ lệ thai lâm sàng (51,2% so với 52,9%; p = 0,83), tỉ lệ thai diễn tiễn (44,8% so với 44,7%; p = 0,98) và tỉ lệ thai sinh sống (44.8% so với 44,7%; p = 0,98). Tuy nhiên nhóm chuyển 2 phôi nang có tỉ lệ đa thai, tỉ lệ sinh non cao hơn nhiều so với nhóm chuyển 1 phôi nang (31% so với 2,5%; p = 0,001 và 31,5% so với 2,8%; p = 0,001). Kết luận: Chuyển một phôi nang đông lạnh chất lượng tốt trên các bệnh nhân dưới 35 tuổi hạn chế được tỉ lệ đa thai, vẫn đảm bảo tỉ lệ có thai lâm sàng, thai diễn tiến, thai sống tương đương so với chuyển hai phôi nang.

Đa thai là một trong những biến chứng của hỗ trợ sinh sản do kích nhiều trứng và chuyển nhiều phôi vào buồng tử cung để tăng tỉ lệ có thai. Năm 2013, tại Mỹ có hơn 60.000 trẻ sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tuy nhiên tỉ lệ đa thai lên đến 41% [1]. Đa thai ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của các bà mẹ bao gồm tăng huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, băng huyết khi sinh và sinh mổ. Trẻ sinh non và thiếu cân là tình trạng thường thấy trong các bà mẹ sinh đa thai, tỉ lệ sinh non gấp 7 lần so với sinh đơn  thai  [2].  Hiện  nay  giải  pháp  hiệu  quả  để giảm đáng kể biến chứng đa thai của điều trị IVF là chuyển phôi đơn có chọn lọc. Năm 1997, Phần Lan là nước tiên phong thực hiện  chuyển  phôi  đơn  có  chọn  lọc,  ban  đầu khuyến cáo áp dụng cho các phụ nữ dự đoán có nguy cơ cao sinh đôi, kết quả là  tỉ lệ có thai sau lần chuyển phôi đơn có chọn lọc là 32% và tỉ lệ thai cộng dồnsau chuyển phôi tươi và đông lạnh của từng bệnh nhân là 47,3%. Chiến lược này đã làm giảm đáng kể tỉ lệ sinh đôi, các trẻ sinh ra hầu hết đủ tháng [2]. Năm 2003 tại Châu Âu, một vài nước đã thực hiện  chính  sách  bắt  buộc  chuyển  phôi  đơn  có chọn lọc để giảm tỉ lệ sinh đa thai và chi trả của bảo hiểm [3]. Mục đích của nghiên cứu này là so sánh kết quả có thai và tỉ lệ đa thai giữa chuyển đơn phôi nang và chuyển hai phôi nang ở chu kỳ chuyển  phôi  đông  lạnh  của  nhóm  bệnh  nhân dưới 35 tuổi

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment