Cơ cấu bệnh tật bệnh nhân nội trú và khả năng đáp ứng về khám chữa bệnh của bệnh viện đa khoa tuyến huyện tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005-2014

Cơ cấu bệnh tật bệnh nhân nội trú và khả năng đáp ứng về khám chữa bệnh của bệnh viện đa khoa tuyến huyện tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005-2014

Cơ cấu bệnh tật bệnh nhân nội trú và khả năng đáp ứng về khám chữa bệnh của bệnh viện đa khoa tuyến huyện tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005-2014.Cơ cấu bệnh tật (CCBT) của một cộng đồng, một quốc gia là sự phản ánh tình hình sức khỏe, tình hình kinh tế – xã hội của cộng đồng hay quốc gia đó. Việc xác định CCBT để đưa ra bằng chứng giúp cho ngành y tế xây dựng kế hoạch bệnh viện hàng năm cũng như kế hoạch chăm sóc sức khỏe cộng đồng trên địa bàn một cách toàn diện, đầu tư cho công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh.
CCBT luôn luôn thay đổi, tương ứng với sự biến đổi của khí hậu, điều kiện sống, nền kinh tế, xã hội và một phần là tác động của các dịch vụ y tế.
Theo Omran (1997) sự chuyển đổi của CCBT được phân chia thành 4 giai đoạn với sự nổi trội của từng nhóm bệnh: Giai đoạn của dịch bệnh và đói kém; giai đoạn rút lui của các đại dịch; giai đoạn của các bệnh không lây; giai đoạn của các bệnh thoái hoá chậm [1].
Ở Việt Nam, CCBT hiện nay đang trong thời kỳ chuyển đổi dịch tễ học, với gánh nặng bệnh tật kép. Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đã giảm, nhưng một số bệnh lây nhiễm đang có nguy cơ quay trở lại; tỷ lệ mắc các bệnh không lây ngày càng gia tăng; tai nạn, chấn thương, ngộ độc tăng nhanh; một số dịch bệnh mới, bệnh lạ xuất hiện và diễn biến khó lường [2],[3],[4],[5],[6],[7].
Theo số liệu thống kê từ các bệnh viện của Bộ Y tế, tỷ trọng nhập viện của nhóm các bệnh lây nhiễm chiếm khoảng 55,5% năm 1976 đã giảm xuống 25,2% vào năm 2008. Nhóm các bệnh không lây nhiễm ngày càng tăng qua các năm, từ 42,6% năm 1976 lên 63,1% năm 2008. Nhóm các bệnh do ngộ độc, chấn thương, tai nạn vẫn tiếp tục duy trì ở tỷ lệ trên 10% [8]. Bên cạnh CCBT, số bệnh nhân và tỷ lệ mắc bệnh qua các thời kỳ cũng là chỉ số nói lên gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng.
CCBT qua Báo cáo bệnh viện ở mỗi vùng miền có sự khác nhau. Ngay trong một tỉnh, các vùng địa lý- kinh tế khác nhau, CCBT cũng khác nhau trong một điểm thời gian. Về xu thế thay đổi CCBT cũng như số bệnh nhân nhập viện thường thể hiện sự khác biệt sau nhiều năm, vì vậy có thể phân tích số liệu với cách quãng 4-5 năm.
Phân tích CCBT dựa trên kết quả khám sức khỏe toàn dân có nhiều nhược điểm và không khả thi. Vì vậy, hầu hết các nghiên cứu đều dựa vào thống kê những trường hợp bệnh nhân nằm điều trị nội trú tại BV. Cơ sở của việc sử dụng sổ sách thống kê báo cáo và hồi cứu bệnh án nội trú của BV là “phân tích phần nổi của tảng băng”. Do mỗi khi bị ốm người dân có thể không chữa gì, đến y tế xã và thôn bản, đến BV các tuyến, đến các cơ sở phòng khám hay BV tư nhân và tự mua thuốc về chữa. Tỷ lệ đến khám bệnh tại BV chỉ dao động từ 5% – 10% số trường hợp ốm [9],[10].
Trong hệ thống khám chữa bệnh ở Việt nam nói chung và ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế, BVĐK huyện là nơi đầu tiên tiếp nhận khám, cấp cứu và điều trị nội trú với các kỹ thuật cơ bản và giải quyết các bệnh tật thông thường theo kỹ thuật của tuyến huyện mà chưa cần chuyên khoa sâu 
BVĐK huyện giữ vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Thực tế hiện nay tại Vĩnh Phúc, việc đầu tư và định hướng phát triển các BVĐK tuyến huyện còn thiếu những căn cứ khoa học mà nhiều khi các nguồn số liệu để đưa ra các căn cứ khoa học sẵn có lại không được sử dụng. Một số câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu này là: CCBT và số lượng bệnh nhân điều trị nội trú tại các BV tuyến huyện ra sao? Có khác nhau gì trong giai đoạn 2005-2014 , giữa các huyện và 3 nhóm huyện theo điều kiện kinh tế-xã hội, địa lý? Khả năng đáp ứng của các BV huyện với CCBT như thế nào trong 10 năm qua? Để góp phần trả lời những câu hỏi trên, đề tài
Cơ cấu bệnh tật bệnh nhân nội trú và khả năng đáp ứng về khám chữa bệnh của bệnh viện đa khoa tuyến huyện tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005-2014” được tiến hành nhằm mục tiêu sau
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1. Mô tả cơ cấu và xu hướng bệnh tật của bệnh nhân nội trú tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện trong tỉnh Vĩnh Phúc các năm 2005, 2010 và 2014.
2. Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của 3 bệnh viện huyện đại diện 3 vùng của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014.

Leave a Comment