Cơ cấu và xu hướng bệnh tật của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị tại Bệnh viện Dệt May

Cơ cấu và xu hướng bệnh tật của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị tại Bệnh viện Dệt May

Luận văn thạc sĩ y họcCơ cấu và xu hướng bệnh tật của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị tại Bệnh viện Dệt May Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2015.Ngày nay, lối sống, môi trường xã hội, môi trường làm việc và hàng loạt thói quen của con người thay đổi đã tác động mạnh mẽ đến mô hình bệnh tật ở Việt Nam. Từ mô hình bệnh tật chiếm đa số là các bệnh lây nhiễm nay đã chuyển sang xu hướng là các bệnh không lây nhiễm, tai nạn, thương tích.

Theo Niên giám thống kê, tỷ lệ mắc bệnh không lây ở Việt Nam tăng từ 60,65% (2007) lên 62,72% (2011). Ngược lại, các bệnh lây nhiễm giảm từ 25,73% (2007) xuống 22,90% (2010) [1]. Bên cạnh đó một số dịch bệnh mới xuất hiện có nguy cơ tiềm ẩn gây đại dịch như cúm AH5N1, MERS-CoV, virút Ebola, virút Zika…
Tuy nhiên việc thay đổi cơ cấu bệnh tật trong cộng đồng và trong các cơ sở y tế, bệnh viện không hoàn toàn đồng nhất. Nhiều nghiên cứu thống kê ở Việt Nam cho thấy khi bị ốm người dân có thể không chữa trị gì, hoặc tự mua thuốc về điều trị chiếm đến 52,9%, chỉ có 47,1% số trường hợp ốm đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế [2].
Tùy từng vùng địa lý, trình độ dân trí, kinh tế xã hội mà nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế của người dân khác nhau. Chính vì vậy mà cơ cấu bệnh tật của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị tại các bệnh viện là khác biệt. Nghiên cứu cơ cấu bệnh nhân điều trị nội trú tại các bệnh viện huyện của tỉnh Ninh Bình trong 4 năm 2000-2003 cho thấy nhóm bệnh hô hấp là phổ biến nhất (19,0%), đứng thứ hai là bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng (11,8%), chấn thương – ngộ độc là một trong 10 chương bệnh hàng đầu với tỷ lệ 6,1% [3].
Nghiên cứu về cơ cấu bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang trong 3 năm 2007-2009-2011 cho thấy chương bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao 23,5%. Các bệnh không lây nhiễm có xu hướng tăng dần [4].
Tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Bắc Ninh, trong giai đoạn từ 2005 đến 2009, nhóm bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng chiếm tỷ lệ khá thấp (9%) [5].
Việc nghiên cứu đánh giá sự thay đổi cơ cấu bệnh và chiều hướng diễn biến tỷ lệ mắc, sử dụng dịch vụ điều trị của mỗi cơ sở y tế sẽ có vai trò trong việc xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch hoạt động trong những năm sau một cách có hiệu quả nhất.
Bệnh viện Dệt May với xuất phát điểm là nhiệm vụ chăm lo sức khỏe cho người lao động ngành công nghiệp và ngành dệt may Việt Nam, trong vài năm trở lại đây theo phân khúc thị trường Bệnh viện còn có nhiệm vụ chăm lo sức khỏe cho nhân dân hai quận Hai Bà Trưng, quận Hoàng Mai và nhân dân thành phố Hà Nội. Năm 2016 Bệnh viện sẽ chuyển sang mô hình tự chủ theo hướng cổ phần hóa. Trong tình hình nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao, xu hướng bệnh tật ngày một phức tạp, việc xác định cơ cấu bệnh tật của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị tại bệnh viện là cơ sở khoa học hết sức cần thiết giúp cho Bệnh viện Dệt May có thể chủ động trong xây dựng dự án, chiến lược đầu tư kỹ thuật, chuyên môn và nhân lực, trang thiết bị nhằm đưa ra các giải pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị tại Bệnh viện đạt hiệu quả cao.
Đề tài “Cơ cấu và xu hướng bệnh tật của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị tại Bệnh viện Dệt May Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2015” được tiến hành nhằm hai mục tiêu:
1. Xác định cơ cấu bệnh tật của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị tại Bệnh viện Dệt May từ năm 2011 đến năm 2015.
2. Mô tả xu hướng bệnh tật của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị tại Bệnh viện Dệt May từ năm 2011 đến năm 2015.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Cơ cấu và xu hướng bệnh tật của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị tại Bệnh viện Dệt May Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2015

1. Bộ Y tế (2011). Niên giám thống kê y tế.
2. Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh, Dương Huy Lương, Nguyễn Khánh Phương, Trần Văn Tiến, Vũ Thị Minh Hạnh, Phan Hồng Võn và cộng sự (1997). Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo tại năm tỉnh miền núi phía bắc và Tây Nguyên.
3. Nguyễn Thị Diệu (2005). Ngiên cứu mô hình bệnh tật qua báo cáo thống kê bệnh viện huyện ở tỉnh Ninh Bình 04 năm 2000-2003.
4. Ngô Chinh Sơn (2012). Mô hình bệnh tật của bệnh nhân nội trú và hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện đa khoa huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang năm 2007-2009-2011. Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Tiến Đông (2010). Nghiên cứu mô hình bệnh tật nội trú tại các bệnh viện đa khoa huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh 2005-2009, xu hướng và một số yếu tố liên quan, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II trường đại học Y Hà Nội.
6. Huber M. Knottenus J. A. Green L. et al (2011). How should we define health?. British Medical Journal, 234-237.
7. Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 6, 25-48.
8. Bộ Y tế (2005). Tổng quan về hệ thống bệnh viện Việt Nam. Nhà xuất bản Y học.
9. Đàm Viết Cương, Nguyễn Gia Khánh, Lê Bảo Châu và Cs (2001), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng chiến lược nâng cao sức khoẻ, thể lực trẻ em 2001 – 2010. Báo cáo đề tài cấp nhà nước – Đề tài nhánh số II, Hà Nội.
10. Khoa y tế công cộng – Trường Đại học y Hà Nội (2007). Kinh tế y tế, Nhà xuất bản y học.
11. Bộ môn Vệ sinh môi trường Dịch tễ – Trường Đại học Y Hà Nội (1995), Chuẩn đoán cộng đồng – Xác định nhu cầu sức khoẻ bằng phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng. NXB Y học, Hà Nội.
12. Viện Ngôn ngữ học (2010). Từ điển Tiếng Việt. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa.
13. Trương Việt Dũng (2001). Đo lường và đánh giá gánh nặng bệnh tật của cộng đồng trong phân tích kinh tế y tế. Nhà xuất bản y học, trang 113-114.
14. Lê Ngọc Trọng (1997), Những nhiệm vụ cấp bách của công tác khám chữa bệnh, Quản lý bệnh viện, Bộ Y tế- Trường cán bộ quản lý y tế, Nhà xuất bản y học.
15. Bộ Y Tế (2015). Quyết định số 3970/QĐ-BYT ngày 24 tháng 09 năm 2015 về việc ban hành bảng phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan phiên bản lần thứ 10 (ICD10) tập 1 và tập 2.
16. WHO (2005), International Satistical Classification of Diesase and Related health Problems 10th Revision, resion for 2007.
17. Ann. Lindstrand (2007), Global Health.
18. Đại học y khoa Hà Nội (1993), Dịch tễ học y học, Nhà xuất bản y học.
19. Đại Học y khoa Hà Nội (2008), Sức khỏe toàn cầu, Nhà xuất bản y học.
20. WHO (2008), Global burden of disease 2004 update full, WHO press, 20 Avenue Appia, 1211 Geneva 27, Switzerland.
21. Ike SO. The pattern of admissions into the medical wards of the University of Nigeria Teaching Hospital from 1998 to 2003, Enugu (2) Niger J Clin Pract.;11:185–92.
22. Omer S. Alamoudi, Tawfik M. Ghabrah, MD, PhD, and Mohammad A. Al-Qassimi. Pattern of Common Diseases in Hospitalized Patients at an University Hospital in Saudi Arabia;JKAU: Med. Sci., Vol. 16 No. 4, pp: 3-12 (2009 A.D. /1430 A.H.)DOI: 10.4197/Med. 16-4.1.
23. Odenigbo CU, Oguejiofor OC. Pattern of medical admissions at the Federal Medical Centre, Asaba: A two year review. Niger J Clin Pract. 2009;12:395–7.
24. Ogunmola OJ, Oladosu OY. Pattern and outcome of admissions in the medical wards of a tertiary health center in a rural community of Ekiti State, Nigeria. Ann Afr Med. 2014;13:195–203. doi: 10.4103/1596-3519.142291.
25. Noor SK, Elmadhoun WM, Bushara SO, Ahmed MH. The Changing Pattern of Hospital Admission to Medical Wards.2015 Nov;15(4):e517-22. doi: 10.18295/squmj.2015.15.04.013. Epub 2015 Nov 23.
26. Etyang AO, Scott JA. Medical causes of admissions to hospital among adults in Africa: A systematic review.Global Health Action. 2013;6:1–14. doi: 10.3402/gha.v6i0.19090.
27. Ali E, Woldie M. Reasons and outcomes of admissions to the medical wards of Jimma University Specialized Hospital, Southwest Ethiopia. Ethiop J Health Sci. 2010;20:113–20.
28. Etyang AO, Munge K, Bunyasi EW, Matata L, Ndila C, Kapesa S, Owiti M, Khandwalla I, Brent AJ, Tsofa B, Kabibu P, Morpeth S, Bauni E, Otiende M, Ojal J,Ayieko P, Knoll MD, Smeeth L, Williams TN, Griffiths UK, Scott JA. Burden of disease in adults admitted to hospital in a rural region of coastal Kenya: an analysis of data from linked clinical and demographic surveillance systems .2014 Apr;2(4):e216-24.
29. Victor Aniedi Umoh, Akaninyene Otu, Henry Okpa, and Emmanuel Effa. The Pattern of Respiratory Disease Morbidity and Mortality in a Tertiary Hospital in Southern-Eastern Nigeria. Volume 2013 (2013), Article ID 581973, 6 pages.
30. Hendry R Sawe, Email author, Juma A Mfinanga, Salum J Lidenge, Boniventura CT Mpondo, Silas Msangi, Edwin Lugazia. Disease patterns and clinical outcomes of patients admitted in intensive care units of tertiary referral hospitals of Tanzania from 2009 to 2011.2014 Sep 23;14:26. doi: 10.1186/1472-698X-14-26.
31. Bộ Y tế (2014). Niên giám thống kê y tế năm 2014.
32. Nguyễn Ngọc Nho và cộng sự (2012), Thực trạng mô hình bệnh tật của bệnh nhân nội trú và một số chỉ số hoạt động của bệnh viện đa khoa Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang năm 2009-2011. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Hà Nội.
33. Nguyễn Tuấn Minh (2015). Cơ cấu bệnh tật và khả năng đáp ứng với thay đổi của cơ cấu bệnh tật tại Bệnh viện đa khoa huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2008 đến năm 2014. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II trường Đại Học Y Hà Nội.
34. Nguyễn Xuân Tâm, Đặng Tuấn Đạt, Hoàng Anh Vường và CS (2008). Cơ cấu bệnh tật tại tỉnh Champasak nước CHDCND Lào năm 2005 và 2006. Trường ĐH Y Hà Nội.
35. Nguyễn Trọng Bài, Bs Bùi Văn Chín và cộng sự (2010). Ngiên cứu mô hình bệnh tật bệnh viện đa khoa huyện Bình Thới trong 04 năm 2006-2009.
36. La Chí Tường (2012). Cơ cấu bệnh tật bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang năm 2011. Luận văn tốt nghiệp CKII. Trường ĐH Y Hà Nội.

Leave a Comment