Cơ sở hoá học của các chất cao phân tử dùng trong ngành dược số 5.1987

Cơ sở hoá học của các chất cao phân tử dùng trong ngành dược số 5.1987

Tên bài báo:Cơ sở hoá học của các chất cao phân tử dùng trong ngành dược

Tác giả:Nguyễn Khang
Tên tạp chí:Dược học
Năm xuất bản:1987Số:5 + 6Trang:31-33
Tóm tắt:
Bài báo giới thiệu về các chất cao phân tử thông dụng trong ngành dược và nghiên cứu các chất cao phân tử về mặt sinh dược học. Các chất cao phân tử thông dụng trong ngành dược thường được chia thành 2 nhóm: các chất cao phân tử ion hóa (natricacboxymetylxelluloza, axit polyacrylic và dẫn chất, các chất keo thân nước nguồn gốc thảo dược, các chất cao phân tử lưỡng tính), các chất cao phân tử không ion hóa (polyvinylpyrolidon, metylxelluloza, metylhydroxyxelluloza, hydroxyetylxellulora, hydroxypropolxelluloa, polyetylenglycol), các polysorbat, tinh bột, dextran, ancol polyvinylic. Nghiên cứu sinh dược học các chất cao phân tử: đặc tính lí hóa của thuốc; đặc tính bào chế; các yếu tố sinh lí-sinh hóa gắn liền với trạng thái sinh lí của cơ quan hấp thụ thuốc, với sự khuếch tán các phân tử thuốc ở màng hấp thụ. Việc tạo phức chất thường ảnh hưởng tới sự hấp thụ; các chất cao phân tử có thể làm giảm độ độc của thuốc và làm tăng tác dụng của thuốc; sự có mặt của các chất cao phân tử ảnh hưởng tới sự tiêu tan của thuốc; chất cao phân tử ảnh hưởng tới sự khuếch tán thuốc, ảnh hưởng tới tế bào vi khuẩn; chất cao phân tử có tác dụng đặc hiệu.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment