Cơ sở triết học phương đông trong lý luận y học cổ truyền phương đông (đông y) về sức khoẻ và bệnh tật
Những năm gần đây, dưới ánh sáng của tri thức khoa học hiên đại, các quan niêm của chúng ta về sức khoẻ và bênh tật ngày càng được mở rông, các phương pháp phòng, điều trị bênh tật và nâng cao sức khoẻ cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Tuy nhiên, nếu đi sâu nghiên cứu tư tưởng của người xưa, đặc biệt là trong triết học và y học phương Đông cổ đại, chúng ta thấy ngay từ rất sớm, người phương Đông đã xây dựng môt quan niệm khá toàn diện về các vấn đề sức khoẻ và bệnh tật: từ nôi dung quan niệm, cho tới việc xây dựng các phương pháp phòng, điều trị và nâng cao sức khoẻ. Nghiên cứu các quan niêm của người xưa về sức khoẻ và bệnh tật có môt ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Những năm gần đây, dưới ánh sáng của tri thức khoa học hiên đại, các quan niêm của chúng ta về sức khoẻ (SK) và bênh tật (BT) ngày càng được mở rông, các phương pháp phòng và điều trị BT cũng trở nên phong phú, đa dạng hơn. Tuy vậy, cũng có ý kiến lại cho rằng, thật ra những quan niêm được gọi là “mới” của chúng ta ngày nay về BT và SK của con người có lẽ cũng không hoàn toàn “mới hơn” quan niêm của cha ông ta xưa (đạc biệt là trong triết học và y học Phương Đông) về vấn đề này, từ đó đã tạo ra những cuôc tranh luận khá sôi nổi trong lĩnh vực nghiên cứu. Vậy thực chất quan niêm của người xưa về SK và BT là gì? Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa như thế’ nào đối với sự nghiêp chăm sóc sức khoẻ nhân dân (CSSKND) hiên nay? Đó là những vấn đề đạt ra cho chúng ta nghiên cứu để làm sáng tỏ. Đề tài này được đạt ra nghiên cứu là nhằm góp phần làm sáng tỏ các vấn đề trên. Vấn đề quan niêm về SK và BT của người xưa được thể hiên trong triết học và y học phương Đông trước đây cũng như hiên nay được nhiều tác giả cả trong và ngoài nước quan tâm. Tuy vậy, vì nhiều lý do khác nhau mà kết quả nghiên cứu chưa được bao nhiêu. Vả lại, do viêc nghiên cứu đan xen với nhiều vấn đề khác nhau nên kết quả nghiên cứu của các tác giả này chưa thành hê thống. Kế’ thừa các kết quả đổng thời khắc phục các nhược điểm trong các nghiên cứu trên, chúng tôi muốn tập trung nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này để tạo ra kết quả có tính hê thống hơn.
II. ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu.
– Đề tài thực hiên với 3 mục tiêu cơ bản sau: Xem xét môt cách có hê thống nôi dung quan niêm của người xưa (chủ yếu là trong triết học và y học phương Đông) về các khái niêm SK và BT. Xác định những ưu điểm và hạn chế’ trong nôi dung các quan niêm kể trên. Chỉ ra ý nghĩa của các quan niêm này đối với quá trình phát triển sự nghiêp CSSKND ở nước ta hiên nay.
1. Đối tượng nghiên cứu được đề tài xác định là toàn bô lịch sử các tư tưởng trong triết học và y học phương Đông về SK và BT.
2. Giới hạn nghiên cứu được đề tài xác định là các tư tưởng triết học và y học của Trung Quốc và Viêt Nam về SK và BT trong các thời kỳ cổ và trung đại.
3. Về phương pháp nghiên cứu, đề tài sử dụng chủ yếu các phương pháp lôgic – lịch sử, phân tích – tổng hợp. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng môt số phương pháp khác như phương pháp hê thống – cấu trúc, mô hình hoá.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích