Coenzym q10 cung cấp năng lượng và bảo vệ chống oxy hoá
Coenzym Q10 (Co Q10) là chất giống vitamin, tan trong lipid, có mạt ở bất kỳ tê’ bào nào của cơ thể, là yêu tố’ không thể thiêu được cho nhiều giai đoạn then chốt của sự xúc tác enzym, giúp sản xuất năng lượng trong tê’ bào. Co Q10 có mạt với lượng nhò trong nhiều loại thức ăn nguồn gốc đông vật và cũng được tổng hợp trong mọi mô.
Co Q10 là 2,3 dimethoxy – 5 – methyl – 6 – decaprenyl benzoquinon, có cấu trúc phân tử tương tự vitamin K và coi như ”bà con” của vitamin E về cơ chê’ chống gốc tự do. Cũng gặp ở một số thực vật và có tên là plastoquinon. Ớ người và đông vật, có từ Co Q6 đên Co Q9, tuỳ thuộc số lượng các đơn vị isopren ở chuỗi thẳng của phân tử. Chỉ con người mới có Co Q10, nhưng khi ăn uống, người ta có thể chuyển Co Q6 đên Co Q9 thành Co Q10 và cũng chỉ có Co Q10 ở người mới tham gia tạo được năng lượng.
Nồng độ Co Q10 thay đổi tuỳ từng loại mô và nồng đô cao nhất là ở tim, cho nên nêu thiêu Co Q10, thì trước hêt là ảnh hưởng tới tim.
Nồng độ Co Q10 trong mô người (microgam / gam mô).
Tim 114 Gan 54,9 Não 13,4
Thận 66,5 Tuỵ32,7 Ruột kế’t 10,7
Khi mức Co Q10 ở cơ thể giảm 25% ta sẽ thiếu năng lượng. Mức này đạt tối đa ở quanh tuổi 20, sau đó giảm dẫn. Ớ tuổi 30, Co Q10 sẽ giảm 25%, lứa tuổi 39 – 43 chỉ còn 50% Co
* Nguyên Trưởng bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội
GS.TSKH. Hoàng Tích Huyền*
Q10.
Cơ thể có thể không đủ enzym để tổng hợp Co Q10 và cũng thật khó lòng mà cơ thể người sản xuất được lượng tối ưu.
Những yếu tố’ làm giảm mức Co Q10 trong cơ thể là tuổi cao, nghiên rượu, chế’ độ dinh dưỡng thiếu (các vitamin, yếu tố vi lượng), luyện tập cường độ cao, nghiên thuốc lá trực tiếp và gián tiếp, các stress (về tâm lý, ốm đau, nhiễm lạnh…), dùng một số thuốc (như các statin, thuốc phong bế bêta, thuốc chống trẫm cảm).
Coenzym Q10 còn được gọi là ubiquinon (ubiquinon là ở đâu cũng gặp; quinon là cấu trúc coenzym, tức là tìm thấy quinon này ở mọi nơi của cơ thể).
Vài nét về lịch sử:
1957: Tìm ra chất màu da cam ở tim bò, bê..
1958: Công ty Dược MSD tìm ra cấu trúc hoá học và tổng hợp được Co Q10 thô.
1972: Giải thích sự giảm hàm lượng Co Q10 trong các bệnh tim ở người. Các năm của thập kỷ 70: tìm ra tính chất chống oxy hoá của Co Q10.
1974: Người Nhật sản xuất Co Q10 ở quy mô công nghiệp.
1978: Nhà bác học người Anh Peter Mitchell được giải thưởng Nobel về Co Q10 và sự vận chuyển electron.
1980: Co Q10 được nghiên cứu ở nhiều nơi
trên thê’ giới.
1987: Bắt đẩu dùng thuốc Co Q10 điều trị nhiều bênh trong dân chúng.
1990: Co Q10 trở thành “thức ăn – thuốc” được sản xuất đại trà trên quy mô công nghiệp.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích