Chúng ta đã từng nghe nói về các tác dụng tốt của tam thất như tăng cường sức khỏe, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa phát triển khối u, bảo vệ tim mạch, giảm căng thằng mệt mỏi, điều hòa khí huyết,… Tam thất hoang cũng có công dụng tương tự có điều dược chất của nó cao hơn rất nhiều so với tam thất trồng.
Tam thất hoang là cây gì
Cây tam thất hoang là loại tam thất mọc tự nhiên trong rừng, không có sự can thiệp bởi bàn tay chăm sóc của con người. Đây là loại thảo dược rất khó kiếm do không mọc thành vùng mà rải rác trong rừng. Trước đây còn dễ kiếm, nhưng gần đây giá bán tăng cao nên nhiều người đi săn tìm nhiều khiến chúng cạn kiệt dần.
Khác với tam thất bắc, củ tam thất hoang có kích thước dài hơn, phân thành các khúc nhỏ, bề mặt sần sùi, bao quanh là nhiều rễ nhỏ dài. Nhìn qua thì củ tam thất rừng rất giống với sâm ngọc linh, chỉ khác thân có thể mọc lên ở giữa củ, còn sâm ngọc linh thân mọc từ đầu củ. Nếu chỉ có mình củ không có thân cây thì rất khó phân biệt hai loại này.
Công dụng của tam thất hoang
Về cơ bản tác dụng của tam thất hoang cũng tương tự như tam thất bắc, chỉ khác ở chỗ là thành phần dược tính cao hơn nhiều. Người ta mua về chủ yếu để ngâm rượu, chứ không bào chế bột hay chế biến các món ăn như tam thất bắc.
Theo đông y, tam thất có vị đắng, tính ôn, ngậm lâu thấy vị ngọt, vào hai kinh can và vị. Với các công dụng như cầm máu, tiêu sưng, tiêu máu, kích thích tinh thần, chống stress, bảo vệ tim mạch, chống các tác nhân gây rối loạn nhịp tim, tăng cường miễn dịch, tăng sức khỏe, chống lại di căn tế bào ung thư, kìm hãm sự phát triển của tế bào khối u ác tính,.. Đối với phụ nữ tam thất có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa, duy trì chăm sóc tử cung, giúp chị em kéo dài sự trẻ trung.
Các bài thuốc bào chế từ tam thất hoang
1. Trị chứng đau thắt lưng: Tam thất và hồng sâm hai vị bằng nhau nghiền bột hoặc mua sẵn bột, lấy 2g pha vào nước ấm uống, mỗi ngày 2 lần cách nhau 12 tiếng. Bài thuốc này còn giúp hồi phục sức khỏe cho người mới ốm dậy, người bị suy nhược thần kinh và phụ nữ sau sinh.
2. Cầm máu do tai nạn, chấn thương: Dùng bột tam thất rắc trực tiếp lên vết thương sẽ giúp cầm máu và nhanh lành vết thương.
3. Trị bầm tím do tụ máu (kể cả tụ máu trên mắt): Mỗi ngày 3 lần cách nhau từ 6 – 8 tiếng lấy từ 2-3g bột tam thất hòa với nước ấm uống.
4. Điều trị bạch cầu cấp và mạn tính: Bài thuốc sắc gồm các vị đương quy 15-30g, tam thất 6g, hồng hoa 8-10g, xuyên khung 15-30g và xích thược 15-20g.
5. Điều trị chứng thấp tim: Mỗi ngày 3 lần cách nhau từ 6-8 tiếng lấy 1g bột tam thất hòa với nước ấm uống, kiên trì trong 30 ngày.
6. Trị chứng đau bụng trước kì kinh, rối loạn kinh nguyệt: Mỗi ngày 1 lần lấy 5g bột tam thất hòa với nước ấm uống.
7. Điều trị bệnh mạch vành gây đau thắt ngực: Mỗi lần 20g tam thất nấu nước uống, hoặc dùng nước đó nấu cháo ăn. Có thể kết hợp với vị đan sâm lượng bằng nhau.
8. Phòng ngừa di căn tế bào khối u ác tính, làm chậm sự phát triển tế bào ung thư: Có thể ăn tam thất, chế biến thành món ăn, hoặc ngâm rượu tùy sở thích. Ăn sống hoặc chín đều được.
9. Trị chứng thổ huyết, băng huyết, rong kinh, chảy máu cam, đại tiện ra máu: Dùng 20g bột tam thất hòa với nước ấm uống.
10. Phòng ngừa và điều trị chứng đau thắt ngực: Dùng từ 3-6g bột tam thất hòa với nước ấm uống mỗi ngày.
11. Gia tăng miễn dịch, chống căng thẳng, cải thiện trí nhớ: Nhiều tài liệu cho rằng kết hợp linh chi với tam thất nhưng chưa có một bài hướng dẫn chi tiết.
12. Phòng và điều trị bệnh về mắt: Kết hợp tam thất với kì tử và cúc hoa nhưng chưa có bài hướng dẫn chi tiết.
13. Trị chứng nôn ra máu: Hầm cách thủy 1 con gà nhỏ cùng các vị bột tam thất 5g, nước ngó sen 200ml và rượu 15ml. Mỗi ngày làm 1 con cho tới khi khỏi.
14. Người bị chóng mặt do thiếu máu: Hấp cách thủy 1 con chim bồ câu cùng 3g tam thất, mỗi ngày làm 1 con.
15. Điều trị viêm loét đường tiêu hóa: Mỗi ngày 4 lần hòa 3-5g bột tam thất với nước ấm uống.
16. Bị ra máu nhiều sau khi sinh em bé: Mỗi ngày 2-3 lần mỗi lần lấy 8g tam thất hòa với nước ấm uống.
17. Người có sức khỏe yếu, dạ mặt xanh xao, phụ nữ sau sinh nở ăn kém, người bị kinh nguyệt không đều, rong huyết kéo dài, người mệt mỏi, mất ngủ, chóng mặt, đau đầu: Bài thuốc gồm các vị tam thất 4g, một dược 4g, ngũ linh chi 4g, đơn bì 8g, đam sâm 8g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, ngải điệp 12g, và ô tắc cốt 12g. Tất cả sắc uống mỗi ngày 1 thang, kiên trì khoảng 1 tháng.
18. Người già bị suy nhược cơ thể, bồi bổ phụ nữ sau khi sinh: Bài thuốc gồm các vị tam thất 12g, kê huyết đằng 20g, hương phụ 12g, sâm bố chính 40g và ích mẫu 40g. Tán bột bảo quản, ngày lấy ra 30g sắc nước uống.
Cách ngâm rượu tam thất hoang
Để ngâm rượu tam thất, bạn cần cẩn thận trong các bước chọn loại tam thất, chọn bình ngâm, chọn rượu. Các nguyên liệu đầu vào chuẩn và tốt thì sẽ thu được rượu ngâm ngon.