Công nghệ tế bào gốc nguồn cung cấp, thu nhận, xử lí và bảo quản

Công nghệ tế bào gốc nguồn cung cấp, thu nhận, xử lí và bảo quản

Có thể nói tế bào gốc có ở tất cả các vị trí trong cơ thế người dưới dạng các ổ tế bào gốc (S.C.Niches) đó là nguồn cung cấp tại chỗ thường xuyên cho cơ thể để duy trì sự sống nhưng tủy xương là nơi tập trung nhiều loại tế bào gốc nhất.
1.1.    Tủy xương
Nguồn tế bào gốc tạo máu sử dụng cho phép được thu thập từ tủy xương, từ máu ngoại vi, máu cuống rốn và gan phôi (nguồn này hiện mới chỉ được ứng dụng trong các
Đỗ Trung Phấn*
thử nghiệm in vitro, chưa được ứng dụng trong các nghiên cứu lâm sàng).
Nguồn cung cấp tế bào định hướng tạo máu được sử dụng cho phép đầu tiên là từ tủy xương của người cho. Trong 20 năm qua, nguồn cung cấp chính tế bào gốc cho ghép là tủy xương. Tế bào CD34 trong tủy xương chiếm khoảng 1/100 đến 1/10000 tế bào có nhân trong tủy. Tuy nhiên, một hạn chế lớn của tế bào gốc tủy xương là chọc hút tủy phải gây mê và bệnh nhân phải nằm viện khoảng 1 tuần, ngoài ra nếu phải truyền máu thì có thể lây nhiễm các bệnh qua đường truyền máu. 
Nguồn tế bào gốc từ tủy xương được sử dụng cho phép đồng loài nhất là các trường hợp không thể huy động tế bào gốc ra máu và ngày nay chủ yếu áp dụng cho ghép tự thân. Ghép đồng loài không có nguy cơ lẫn tế bào ung thư (tumor – free graft), đồng thời cung cấp khả năng miễn dịch chống ung thư. Những bệnh lý chính được chỉ định kiểu ghép này bao gồm bệnh lý có tổn thương tủy xương, suy giảm miễn dịch, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh hoặc bệnh lý huyết sắc tố.
Tế bào gốc sử dụng ghép có thể thu thập từ tủy của người cho hòa hợp toàn bộ hoặc một phần, có hoặc không có liên hệ huyết thống. Một số ngân hàng dữ liệu về tủy xương đã được thiết lập trên khắp thế giới, trong đó lớn nhất là chương trình người hiến tủy quốc gia Mỹ, hàng năm có trên 2000 trường hợp được tiến hành ghép.
1.2.    Tế bào gốc huy động ra máu ngoại vi
Đây là nguồn tế bào định hướng tạo máu từ tủy xương, được huy động ra máu ngoại vi bằng cách sử dụng những yếu tố kích thích tăng trưởng, thường sử dụng G-CSF (Filgrastine) có kèm theo hoặc không kèm theo hóa trị liệu. Các tế bào gốc ra máu sẽ được thu thập bằng cách gạn bạch cầu. Thu hoạch tế bào gốc ở máu ngoại vi không cần gây mê, ít thô bạo và trong chế phẩm để ghép chứa ít tế bào ung thư hơn so với thu tế bào gốc từ tủy xương trong ghép tự thân.
Hiện nay, đây là nguồn chính sử dụng cho ghép đồng loài khi không có người cho cùng huyết thống (related donor). Nhưng sử dụng cho tự ghép ngày càng phát triển theo báo cáo của Trung tâm quốc tế về đăng ký ghép tủy (International Bone Marrow Transplant Registry), trong những năm 1998 đến 2000 có đến trên 90% các trường hợp tự ghép ở người trưởng thành sử dụng tế bào gốc huy động ra máu ngoại vi, tỷ lệ sử dụng tế bào gốc từ tủy chỉ chiếm khoảng 5%. Huy động tế bào gốc được tiến hành đối với người tình nguyện bằng G-CSF có thể thu số lượng tế bào CD34 đủ lớn cần thiết, đồng thời tránh được các biến chứng khi phải gây mê để thu hoạch từ tủy xương. Các nghiên cứu lâm sàng so sánh khi sử dụng tế bào gốc máu ngoại vi với sử dụng tế bào gốc từ tủy cho thấy: kết quả mọc ghép sớm hơn, khả năng hồi phục miễn dịch nhanh hơn, tỷ lệ tử vong liên quan đến biến chứng ghép ở nhóm sử dụng tế bào gốc máu ngoại vi thấp hơn, nguy cơ xuất hiện bệnh ghép chống chủ cấp tương đương ở cả hai nhóm nhưng bệnh ghép chống chủ mạn lại gặp nhiều hơn ở bệnh nhân tế ghép bào gốc máu ngoại vi huy động [25, 27].
1.3.    Tế bào gốc từ máu dây rốn
Năm 1989, lần đầu tiên Gluckman và Broxmeyer đã tiến hành ghép thành công tế bào gốc máu cuống rốn cho bệnh nhi Fanconi, và đến nay hàng nghìn trường hợp ghép đã được tiến hành để điều trị bệnh máu ác tính và không ác tính [32, 33].
Trong khoảng 15 năm trở lại đây, máu cuống rốn đã và đang trở thành nguồn quan trọng cung cấp tế bào gốc cho ghép đồng loài. Đây là một nguồn cung cấp tế bào gốc rất lớn đáng lẽ bỏ đi, dễ thu hoạch. Trong máu cuống rốn rất giàu tế bào định hướng tạo máu ở giai đoạn sớm và giai đoạn đa dòng (early and committed progenitor – cells); số lượng tế bào CD34 từ 1/100 đến 1/10000 tế bào có nhân, có khả năng sinh sản gấp 2 lần tế bào gốc tủy và máu ngoại vi người trưởng thành [11] nhưng có nhược điểm là lượng thu được nhỏ, liều tế bào gốc chỉ đủ ghép cho trẻ em < 10 tuổi. Tuy nhiên gần đây một số tác giả đã dùng tế bào gốc “pool” của 2 mẫu máu cuống rốn có gen HLA tương đồng [13] do đó có thể dùng cho cả người trưởng thành. Nhưng muốn làm được điều này cần có một lượng lớn máu

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment