CONG VẸO CỘT SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TIỂU HỌC DÂN TỘC KHMER TẠI 2 TỈNH SÓC TRĂNG VÀ AN GIANG

CONG VẸO CỘT SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TIỂU HỌC DÂN TỘC KHMER TẠI 2 TỈNH SÓC TRĂNG VÀ AN GIANG

CONG VẸO CỘT SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TIỂU HỌC DÂN TỘC KHMER TẠI 2 TỈNH SÓC TRĂNG VÀ AN GIANG
Phạm Thanh Vũ1, Nguyễn Thị Thùy Dương2, Nguyễn Văn Tập3, Lâm Minh Quang4, Nguyễn Đức Huệ5, Phan Thị Diện6
1 Phân Viện khoa học an toàn vệ sinh lao đông và Bảo vệ môi trường miền Nam
2 Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
3 Đại học Trà Vinh
4 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
5 Bệnh viện Răng – Hàm Mặt Trung ương – TP.HCM
6 Viện Sốt Rét Ký sinh trùng – Côn trùng Tp. HCM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Cong vẹo cột sống ở lứa tuổi học đường là vấn đề mang tính cấp thiết. Một số nghiên cứu trên thế giới, và Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc con vẹo cột sống ngày càng gia tăng, dẫn đến những mối lo về thể chất và tâm lý cho học sinh. Đây là mối quan tâm của không chỉ riêng các bậc phụ huynh mà còn là mối quan tâm lớn của hệ thống giáo dục, y tế. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 643 học sinh tại 2 trường tiểu học dân tộc Khmer, trường Tham Đôn 2 và B Núi Tô. Học sinh được khám sàng lọc cong vẹo cột sống sau khi phụ huynh chấp thuận cho học sinh tham gia nghiên cứu. trong khỏảng thời gian tháng 18/02/2021 đến tháng 26/02/2021. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến cong vẹo cột sống ở học sinh tiểu học dân tộc Khmer 02 tỉnh Sóc Trăng Và An Giang. Kết quả: Tỷ lệ học sinh tiểu học dân tộc Khmer mắc cong vẹo cột sống là 21,15%. Trong đó, tỷ lệ học sinh mắc cong cột sống (gù hoặc ưỡn) là 2,95% và vẹo cột sống là 18,97%. Tìm thấy mối liên có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ mắc cong vẹo cột sống ở học sinh với giới tính và tình trạng dinh dưỡng (BMI) (p<0,05). Kết luận: Nghiên cứu cung cấp các số liệu về tỷ lệ học sinh mắc cong vẹo cột sống qua đó cho thấy tình trạng sức khỏe cột sống của học sinh nhằm giúp phụ huynh và giáo viên tiểu học cần thường xuyên quan tâm đến điều kiện sinh hoạt, học tập và chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cho sự phát triển của xương trong giai đoạn phát triển của học sinh tiểu học.

Nghiên  cứutrên  thếgiới  và  Việt  Nam  tỷlệmắc  cong  vẹo  cột  sống ởhọc  sinh  tiểu  học  từ1,3% đến 36,33%, học sinh khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xamắc cao hơn ởkhu vực thành thị[2], [7], [1], [3],[6], [4], [5]. Đây là một vấn đề sức khỏe học sinh luôn được quan tâm  của ngành Y tế và Giáo dục trong toàn quốc và cũng là mối quan tâm các bậc cha mẹ.Việt Nam chưa có một chiến lược khám phát hiện sớm và kiểm soát cong vẹo cột sống (CVCS) trong cộng đồng có hiệu quả, nhất là ở lứa tuổi học đường.Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh  hưởng  đến  sức  khỏe  và  chất  lượng  cuộc sống của trẻ. Cong vẹo cột sống gây khó khăn cho các hoạt động thể lực, làm trẻ mặc cảm về hình thức, khó hòa nhập với các hoạt độngxã hội. Việc khám sàng lọc cong vẹo cột sống định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các trường hợp mắc để xử trí và phòng chống kịp thời.  Nhằm giúp cho nhà trường, gia đình và bản thân học sinh quan tâm hơn tới sức khỏe,vàtích cực tham gia vào chương  trình  phòng  chống  cong  vẹo  cột  sống học đường,chúng tôi tiến hành nghiên cứu sàng lọc với mục tiêu:1.Xác định tỷlệcong vẹo cột sống học sinh dân  tộc  Khmer ở2 trường  tiểu  học  tại  tỉnh  Sóc Trăng và An Giang2.Một sốyếu tốliên quan đến cong  vẹo cột sống học sinh dân tộc Khmer ở2 trường tiểu học tại tỉnh Sóc Trăng và An Giang.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu: Các học sinh tại 2 trường  tiểu  họcdân  tộc  Khmer: Trường Tiểu  học Tham  Đôn  2,  huyện  Mỹ  Xuyên,  Tỉnh Sóc Trăng, trường Tiểu học B Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang2.1.1.  Tiêu  chuẩn  chọn  vào:Đối  tượng nghiên cứu phải có sự đồng ý của người giám hộ tham gia nghiên cứu2.2.2. Tiêu chuẩn loại ra:Không  có  mặt trong  thời  giant  hu  thập  mẫu,  người  giám  hộ (cha/mẹ) không đồng ý tham gia nghiên cứu.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment