Củ ba kích rừng và những công dụng tuyệt vời chưa được khám phá
Củ ba kích rừng và những công dụng tuyệt vời chưa được khám phá
Ba kích rừng là loại dược liệu quý hiếm mang giá trị trị bệnh tuyệt vời luôn được nhiều người “săn lùng”. Quyết định lựa chọn sử dụng ba kích rừng trở thành cách giúp bạn bảo vệ, tăng cường sức khỏe tối ưu.
Để có thể tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, cũng như có cơ hội hưởng trọn lợi ích ba kích rừng mang lại. Bạn đừng quên trang bị cho mình kiến thức hữu ích được bài viết sau đây tổng hợp nhé!
Đặc điểm của cây ba kích rừng
Ba kích rừng còn được gọi bằng tên diệp liễu thảo, dây ruột già hay ba kích thiên… Đây là loại cây dạng thân thảo, dây leo, sống lâu năm.
Khi thân còn non mang màu tím nhạt, cạnh dọc xuất hiện ở thân và có lớp lông mềm màu nâu vàng bao phủ.
Lá ba kích đơn nguyên mọc theo kiểu đối chữ thập, hình mác, dài chừng 6-14cm, rộng 2,5-6 cm, lá màu xanh khi non và trắng mốc lúc về già.
Hoa gồm 2-10 cánh, 4 nhị, chuyển dần trạng thái từ trắng sang vàng. Quả hình cầu, lúc chín màu đỏ.
Củ ba kích tồn tại hình dạng củ soắn khá giống ruột gà, to 1-2cm, dài 15-20cm chia thành nhiều đoạn thắt đều đặn.
Củ ba kích có màu vàng sậm bên ngoài, thịt bên trong màu hanh tím được gọi là ba kích tím.
Loại màu vàng nhạt, thịt trắng trong và không có sắc tím gọi là ba kích trắng.
Phân bố, thu hoạch và sơ chế ba kích rừng
Ba kích rừng thường mọc tự nhiên nhiều nhất ở khu vực vùng núi phía Bắc. Với bộ phận chủ yếu được sử dụng làm thuốc là phần rễ củ.
Khi thu hoạch, người ta đào rộng ở xung quanh cây, lựa chọn lấy toàn bộ rễ. Đào củ ba kích rừng về, đem rửa sạch, phơi khô ráo nước để tiến hành sơ chế.
Trong phần lõi của ba kích có những chất carbohydrates và rubiadin gây hại đối với hệ tim mạch.
Dễ làm người dùng gặp phải triệu chứng tim đập nhanh, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, tình trạng trở nên nghiêm trọng nếu sử dụng lâu dài.
Ngoài ra, lõi ba kích còn có vị chát, không mang tính chất chữa bệnh, khi đưa vào chế biến làm mất đi hương vị thơm ngon vốn có.
Xuất phát từ những lý do kể trên, quá trình sơ chế củ ba kích rừng đòi hỏi bạn cần phải loại bỏ phần lõi dược liệu.
Bạn chỉ cần lấy dao khía vào củ, hoặc đập dập ba kích rồi tách phần thịt, rút bỏ lõi là được.
Cách nhận biết ba kích rừng và ba kích trồng
Hiện nay, trên thị trường bạn sẽ thấy sự xuất hiện của củ ba kích rừng và ba kích rừng.
Do tính chất, tác dụng khác nhau nên đã ảnh hưởng đến sự chênh lệch giá cả.
Muốn chắc chắn mua được ba kích rừng đúng chuẩn, đảm bảo trọn vẹn lợi ích đối với sức khỏe.
Bạn hãy bỏ túi cách thức phân biệt giữa hai loại này như sau:
Củ ba kích rừng tự nhiên
Hình dáng củ sần sùi, ngoằn ngoèo, đường kính nhỏ và màu đậm hơn ba kích trồng, có nhiều đoạn thắt ngắn.
Thịt củ ba kích rừng cứng, không được mọng nước, khi bẻ ra sẽ thấy màu đậm, tươi, khó sơ chế do mọc hoang dã nên phần lõi dai.
Ba kích trồng
Mẫu mã bên ngoài của ba kích trồng nhẵn đẹp, không xù xì, màu nhạt so với ba kích rừng.
Từng đốt rễ củ dài, ít thắt đoạn, vỏ ngoài ít trầy xước nhờ dễ thu hoạch.
Ba kích trồng được chăm sóc cẩn thận nên phần thịt bên trong nhiều nước, mềm.
Tách thịt ra thấy màu sắc nhạt hơn ba kích rừng và thuận tiện sơ chế.
Thành phần hóa học của củ ba kích rừng
Các nghiên cứu khoa học tìm thấy trong rễ ba kích rừng có chứa nhiều loại chất vô cùng quan trọng.
Trong đó, có thể kể đến:
Anthraglucozit khi thủy phân tạo thành anthraquinon.
Đây là hoạt chất dẫn chất dixeton-anthracene mang chức năng thanh nhiệt, giải độc.
Góp phần cường gân cốt, ích thận, trị viêm da, kháng khuẩn cầm máu, bảo vệ gan, giảm cholesterol máu…
Các axit hữu cơ, vitamin (B1, C) cần thiết cho sức khỏe cơ thể.
Công dụng của ba kích rừng
Củ ba kích rừng trong Đông y được đánh giá là loại dược liệu vị cay, tính hơi ấm, tác dụng chủ đại phong tà khí, ích tinh, bổ huyết hải, tán phong thấp.
Hơn hết là tác động đến cường âm, bổ thận tráng dương, trị ho suyễn, suy nhược thần kinh.
Theo ghi nhận từ các nghiên cứu Y học hiện đại, hàm lượng dược chất của củ ba kích rừng tham gia vào quá trình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cơ thể.
Với chức năng tăng cường đề kháng, cân bằng nội tiết, điều hòa huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn máu não, chống viêm…
Tác dụng trị bệnh của ba kích rừng
Từ những thành phần quan trọng của củ ba kích rừng mà con người đã biết cách tận dụng đưa vào các bài thuốc chữa bệnh hữu ích.
Tham khảo tiếp theo thông tin sau đây sẽ giúp bạn áp dụng dược liệu thành công tùy theo từng mục đích cụ thể.
1, Cải thiện chức năng sinh lý
Ba kích rừng có sự kết hợp giữa tính vị ấm, cay cùng với các chất anthraglycosid, sterol, chất vô cơ (K, Mg, Fe, Cu…), vitamin C, tinh bột đường…
Qua đây, phát huy tính năng bổ thận, tráng dương, tăng cường cho chức năng sinh lý phái mạnh.
Đối với các trường hợp bị yếu sinh lý, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, kém ham muốn.
Hãy thực hiện hướng dẫn các bài thuốc hỗ trợ hiệu quả từ bộ phận rễ củ cây ba kích rừng.
Bài thuốc 1: Ba kích nấu thịt trai trị liệt dương
Bạn chuẩn bị 30g củ ba kích rừng, 300g thịt trai cùng gia vị, gừng tươi, nước đủ dùng.
Toàn bộ nguyên liệu bạn rửa sạch, thái miếng rồi cho vào nồi nước đã sôi, vặn nhỏ lửa, hầm chừng 3 giờ đồng hồ. Nêm nếm gia vị vừa miệng rồi ăn.
Bài thuốc 2: Ba kích hầm đuôi lợn và đậu đen giúp sinh tinh, bổ tỳ thận
Bằng chiếc đuôi lợn khoảng 50g, các dược liệu gồm ba kích rừng, đỗ trọng, tục đoạn, thung dung mỗi loại 20g, đậu đen 30 và gia vị.
Bạn hầm chung chúng với nhau đến khi nhừ, nêm gia vị.
Kiên trì thực hiện trong 7-10 ngày bạn sẽ thấy được sự cải thiện.
Bài thuốc 3: Rượu ba kích trị thận hư, tăng cường sinh lý
Ngâm rượu với ba kích rừng bạn có thể sử dụng loại dược liệu tươi hoặc khô.
Sau sơ chế, bạn ngâm cùng với rượu theo tỷ lệ 1kg ba kích rừng tương đương 1-4 lít rượu trắng.
Bạn ngâm nguyên liệu trong bình thủy tinh sạch, có nắp đậy kín. Qua 60 ngày là sử dụng được.
2, Điều trị huyết áp cao
Nếu bạn thường xuyên gặp phải các vấn đề liên quan đến huyết áp cao.
Đừng quá lo lắng, hãy sắc 600ml nước cùng với ba kích rừng, tri mẫu, tiên mao, đương quy, hoàng bá, dâm dương hoắc mỗi loại 12g.
Sắc thuốc đến khi còn lại 200ml bạn chia uống ngày 3 lần lúc thuốc nóng.
Áp dụng kiên trì 3 tháng huyết áp của bạn trở nên ổn định hơn.
3, Chữa rối loạn kinh nguyệt, tử cung bị lạnh
Bạn cần có hỗn hợp từ 120g ba kích rừng, 640g tử kim đằng, 80g thanh diêm, 20g lương khương và nhục quế, ngô thù du mỗi thứ 160g.
Đem chúng tán thành bột, lấy rượu hồ làm hoàn. Hàng ngày dùng 20 hoàn cùng rượu pha muối nhạt.
4, Chữa tê mỏi chân gối ở người già yếu
Bài thuốc được thực hiện khi bạn chuẩn bị đầy đủ 10g ba kích rừng, 10g thục địa, 6g thổ ty tử, 5g bổ cốt toái, 5g tiểu hồi hương, 4g nhân sâm.
Sắc tất cả nguyên liệu cùng 600ml lấy còn 200ml chia uống ngày 3 lần.
5, Điều trị hạ khí, thất thương
Ba kích rừng và ngưu tất sống mỗi loại cần 3kg bạn đem ngâm với 5 lít rượu.
Để 1 tháng rồi bỏ ra uống, ngày uống 2 lần, mỗi lần 20-30ml.
6, Trị chứng tiểu không kiểm soát, đau bụng
Các vị thuốc tham gia bài thuốc bao gồm củ ba kích, sinh địa, nhục thung dung (60g); thỏ ty tử, tang phiêu tiêu, tục đoạn, sơn dược (40); ngũ vị tử, quan quế, long cốt, sơn thù du, phụ tử (20g), đỗ trọng 12g, lộc nhung 4g.
Bạn đem toàn bộ nguyên liệu đi tán bột mịn, vo viên lượng 10g/viên. Hàng ngày uống 2-3 viên.
7, Cải thiện xương khớp đau mỏi, đi đứng khó khăn bởi phong hàn
Bạn tán bột mịn từ ba kích, khương hoạt, quế tâm, ngũ gia bì, can khương (60g) cùng 120g ngưu tất, 80g đỗ trọng bỏ vỏ.
Sau đó trộn vào 100ml mật ong, hoàn viên bằng hạt ngô.
Dùng 10 viên/lần uống trực tiếp hoặc pha vào rượu.
8, Chữa chứng khí hư, ngủ không ngon giấc, đổ mồ hôi trộm
Tán bột mịn giữa các thành phần gồm ba kích 90g, lương khương 180g, nhục quế 120g, ngô thù 120g, kim tử đằng 500g, thanh diêm 60g.
Tiếp tục, bạn trộn hỗn hợp với rượu nếp, vo viên lại.
Hàng ngày dùng 20g hòa với nước muối loãng rồi uống.
Lưu ý khi sử dụng ba kích rừng
Đến đây, hẳn bạn đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi tác dụng chữa bệnh tuyệt vời mà ba kích rừng mang lại.
Dù vậy, để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, tránh các trường hợp phát sinh ngoài muốn, bạn cần lưu ý đến một vài vấn đề quan trọng.
Đối tượng nên và không nên sử dụng ba kích rừng
Ba kích rừng phù hợp cho cả nam và nữ giới muốn kéo dài thời gian yêu, tăng cường chất lượng đời sống phòng the, nhất là người yếu sinh lý.
Những người bình thường sử dụng dược liệu tăng cường sức khỏe, hay người trung niên, cao tuổi bồi bổ gân cốt.
Liều dùng ba kích rừng
Tuyệt đối không lạm dụng lợi ích của ba kích rừng dễ gây phản tác dụng đối với sức khỏe.
Tốt hơn hết, bạn nên dùng dưới 15g dược liệu nguyên chất mỗi ngày.
Lưu ý khi mua ba kích rừng
Không khó để bạn tìm được cơ sở cung cấp ba kích rừng trên thị trường hiện nay.
Song muốn mua đúng chuẩn dược liệu với xuất xứ minh bạch, bạn hãy tìm đến địa chỉ kinh doanh đáng tin cậy.
Đừng vì ham rẻ bạn sẽ mua phải loại ba kích kém chất lượng, rước mối nguy hại vào cơ thể khó lường trước.
Chúc bạn sẽ cải thiện được tình hình sức khỏe với ba kích rừng theo thông tin hướng dẫn chi tiết từ bài viết trên đây.
NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM: