Cười hở lợi và một số yếu tố liên quan ở người Việt độ tuổi 18 – 25

Cười hở lợi và một số yếu tố liên quan ở người Việt độ tuổi 18 – 25

Luận văn thạc sĩ y học Cười hở lợi và một số yếu tố liên quan ở người Việt độ tuổi 18 – 25.Nụ cười là hình thức giao tiếp không lời độc đáo của loài người (Matthews T.G). Trong giao tiếp trực tiếp, ánh mắt người đối diện luôn bị thu hút vào các vùng biểu cảm trên khuôn mặt như mắt và miệng. Trên thực tế, khi đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thành phần tới thẩm mỹ khuôn mặt, người ta thấy nụ cười là yếu tố quan trọng thứ hai chỉ sau đôi mắt [1]. Như vậy, có thể thấy nụ cười đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi giao tiếp.
Tạo hóa ban cho con người nụ cười để bộc lộ sự vui mừng, cảm giác hạnh phúc, viên mãn…Một nụ cười đẹp và duyên dáng luôn là mong muốn của tất cả mọi người. Trong khi một nụ cười đẹp cần có sự hài hòa giữa ba yếu tố: môi, răng và lợi. Tuy nhiên, chúng ta thường chỉ quan tâm đến thẩm mỹ răng mà ít  khi quan tâm đến thẩm mỹ mô mềm như lợi và môi và xương hàm. Nụ cười hoàn hảo cần phô ra răng trắng đẹp và một phần lợi vừa phải, săn chắc, màu lợi hồng hào, khỏe mạnh [2].


Trong những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến nụ cười đẹp và duyên dáng, thì tình trạng hở lợi khi cười là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều. Bình thường lợi lộ ít hơn 2mm khi cười, và khi mức độ lộ lợi trên 3mm được xem là nụ cười kém thẩm mỹ và còn gọi là cười hở lợi [2]. Người có nụ cười hở lợi thường kém tự tin trong giao tiếp do sự bộc lộ lợi quá mức khi cười. 
Theo số liệu nghiên cứu trên nhiều quốc gia, tình trạng cười hở lợi chiếm tỉ lệ trung bình từ 7 – 16% trong cộng đồng ở độ tuổi thanh thiếu niên. Thống kê của Anthony H. L. Tjan (1984) và Sheldon Peck (1992) cho thấy tỷ lệ cười hở lợi chiếm tới 10% ở nhóm dân số độ tuổi từ 20-30 tuổi và tỉ lệ gặp ở nữ nhiều hơn nam [2],[3] theo Marwan Mouakeh. DDS,D.Od.Sc (1996) thì tỷ lệ cười hở lợi chiêm 21% ở độ tuổi thanh thiếu niên [4]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Võ Trương Như Ngọc và Nguyễn Việt Anh (2010) trên 89 đối tượng người Việt Nam độ tuổi từ 18-25 bằng phương pháp chụp ảnh [5] cho thấy có 49,44% đối tượng có đường cười cao (lộ toàn bộ thân răng và một phần lợi viền). Theo Nguyễn Thu Thủy và Hà Thị Bảo Đan nghiên cứu về vẻ đẹp nụ cười và một số yếu tố ảnh hưởng thấy tỷ lệ đường cười cao là 31%, đường cười rất cao là 35%. Nghiên cứu của Lê Quang Linh và Nguyễn Mạnh Phú (2015) trên 80 đối tượng độ tuổi 20 – 25 cho thấy tỷ lệ cười hở lợi  là 36,3% [6].
Một thực tế đang diễn ra là khi không hài lòng với tình trạng cười hở lợi,  người ta thường tìm đến với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ và ít biết rằng tìm yếu tố liên quan đến tình trạng cười hở lợi để từ đó tìm ra giải pháp tối ưu là công việc của bác sĩ nha khoa. 
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của nụ cười, nhằm phục vụ cho việc chẩn đoán và cải thiện thẩm mỹ nụ cười. Hiện nay đã có một số tác giả trong nước nghiên cứu về cười hở lợi nhưng chủ yếu tập chung vào các phương pháp điều trị, chúng tôi thấy những nghiên cứu về tình trạng cười hở lợi và các yếu tố liên quan đến cười hở lợi ở người Việt Nam trưởng thành chưa rõ ràng và sâu sắc. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Cười hở lợi và một số yếu tố liên quan ở người Việt độ tuổi 18 – 25” với hai mục tiêu sau:
1.    Xác định tỷ lệ cười hở lợi ở một nhóm người Việt độ tuổi 18 – 25 tuổi tại Hà Nội năm 2016 -2017.
2.    Mô tả một số yếu tố liên quan đến cười hở lợi của nhóm đối tượng nghiên cứu trên.

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan 
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục các sơ đồ biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Đặc điểm chung của một nụ cượi    3
1.1.1. Giải phẫu các thành phần trong nụ cười.    3
1.1.2. Các giai đoạn của một nụ cười.    5
1.1.3. Đặc trưng của một nụ cười đẹp.    7
1.2. Khái niệm cười hở lợi.    7
1.3. Tình hình nghiên cứu về cười hở lợi.    9
1.4. Ưng dụng phim sọ nghiêng và ảnh chuẩn hóa với cười hở lợi    10
1.4.1. Ưng dụng phim sọ nghiêng với cười hở lợi.    10
1.4.2. Ứng dụng ảnh chuẩn hóa với cười hở lợi.    13
1.5. Một số yếu tố liên quan đến cười hở lợi.    16
1.5.1. Yếu tố do răng.    17
1.5.2. Yếu tố do xương.    19
1.5.3. Yếu tố nha chu và mô mềm.    22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    25
2.1. Đối tượng nghiên cứu    25
2.1.1.  Tiêu chuẩn lựa chọn    25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    25
2.1.3. Tiêu chuẩn phân chia nhóm    25
2.1.4. Tiêu chuẩn phân loại tương quan xương    26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu    26
2.2.1. Địa điểm    26
2.2.2. Thời gian nghiên cứu    26
2.3. Phương pháp nghiên cứu    26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu    26
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu    26
2.4. Phương tiện nghiên cứu.    27
2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu    29
2.5.1. Phương pháp ghi lại tư thế nghỉ môi trên, nụ cười giai đoạn 3, nụ cười giai đoạn 4    30
2.5.2. Tiến hành lấy mẫu chuẩn cho các đối tượng nghiên cứu.    32
2.5.3. Tiến hành đo chiếu cao lợi sừng hóa cho các đối tượng nghiên cứu.    32
2.6. Các biến số nghiên cứu.    34
2.7. Các chỉ số nghiên cứu.    34
2.7.1. Xác định tỷ lệ cười hở lợi.    34
2.7.2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến cười hở lợi    35
2.8. Xử lý số liệu.    41
2.9. Sai số và biện pháp khắc phục.    41
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu.    42
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    43
3.1. Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.    43
3.2. Xác định tỷ lệ cười hở lợi ở một nhóm người Việt độ tuổi 18 – 25 tuổi tại Hà Nội năm 2016 -2017.    43
3.3.  Một số yếu tố  liên quan đến cười hở lợi    47
3.3.1. Yếu tố mô mềm     47
3.3.2. Yếu tố về răng    51
3.3.3. Yếu tố về xương    52
Chương 4: BÀN LUẬN    56
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.    56
4.2. Tỷ lệ cười hở lợi ở một nhóm người Việt độ tuổi 18 – 25 tuổi tại Hà Nội năm 2016 -2017.    58
4.3. Mô tả một số yếu tố liên quan đến cười hở lợi của nhóm đối tượng nghiên cứu trên.    62
4.3.1. Yếu tố nha chu và mô mềm.    62
4.3.2. Yếu tố do răng.    65
4.3.3. Yếu tố do xương.    67
KẾT LUẬN    75
KIẾN NGHỊ    77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
BẢN XÁC NHẬN LẤY SỐ LIỆU ĐỀ TÀI

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.     Các cơ chính tham gia vào nụ cười và các động tác tương ứng    6
Bảng 1.2.     Phân loại quá phát xương hàm trên theo chiều dọc    20
Bảng 2.1.     Các biến số trong nghiên cứu    34
Bảng 2.2.     Ý nghĩa của hệ số tương quan     42
Bảng 3.1.     Một số thông tin chung của đối tượng .    43
Bảng 3.2.     Mức độ lộ lợi trung bình của đối tượng nghiên cứu .    43
Bảng 3.3.     Tỷ lệ cười hở lợi giữa nam và nữ .    44
Bảng 3.4.     Liên quan giữa cười hở lợi với  tương quan xương .    45
Bảng 3.5.     Tỷ lệ cười hở lợi theo phân loại chiều cao môi ở nữ     45
Bảng 3.6.     Tỷ lệ cười hở lợi theo phân loại chiều cao môi ở nam     46
Bảng 3.7.     Tỷ lệ cười hở lợi theo phân loại đường cười  .    46
Bảng 3.8.     Liên quan giữa cười hở lợi với các loại cung cười .    47
Bảng 3.9.     Giá trị trung bình của CCLSH các răng giữa nhóm cười hở lợi và không cười hở lợi .    47
Bảng 3.10.     Mối tương quan giữa cười hở lợi với chiều cao LSH .    48
Bảng 3.11.     Giá trị trung bình của chiều cao nhân trung và chiều cao môi trên của nhóm cười hở lợi và không cười hở lợi     50
Bảng 3.12.     Mối tương quan giữa cười hở lợi với chiều cao nhân trung và chiều cao môi trên .    51
Bảng 3.13.     Giá trị trung bình của chiều cao và chiều rộng răng cửa giữa ở nhóm cười hở lợi và không cười hở lợi .    51
Bảng 3.14.     Mối tương quan giữa cười hở lợi với WCC và HCC  của răng cửa .    52
Bảng 3.15.     Liên quan giữa cười hở lợi với vị trí của răng cửa giữa HT ở nhóm đối tượng có TQX loại II     52
Bảng 3.16.     Giá trị trung bình của một số chỉ số đo trên phim giữa nhóm cười hở lợi và không cười hở lợi .    53
Bảng 3.17.     Mối tương quan giữa mức độ cười hở lợi với góc MP cắn, góc mũi môi, góc lồi mặt, chiều cao phía trước của xương hàm trên .    54
Bảng 4.1.     Kết quả so sánh về tỷ lệ các loại tương quan xương với các nghiên cứu khác    57
Bảng 4.2.     Kết quả so sánh về tỷ lệ đường cười so với các nghiên cứu khác    61
Bảng 4.3.     Kết quả so sánh lợi sừng hóa của nhóm răng trước hàm trên với các nghiên cứu khác    63
Bảng 4.4.     Kết quả so sánh chiều cao môi trên với các nghiên cứu khác    64
Bảng 4.5.     Kết quả so sánh chiếu dài răng cửa so với các nghiên cứu khác    67

 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.     Đánh giá tỷ lệ cười hở lợi và không cười hở lợi của đối tượng    44
Biểu đồ 3.2.     Phương trình hồi quy tuyến tính giữa mức độ cười hở lợi với chiều cao lợi sừng hóa    49
Biểu đồ 3.3.     Phương trình hồi quy tuyến tính giữa mức độ cười hở lợi với góc mặt phẳng cắn    55
Biểu đồ 3.4.     Phương trình hồi quy tuyến tính giữa mức độ cười hở lợi với chiều cao xương hàm trên    55
 
 
 
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.     Một số thành phần tạo nên nụ cười cùng với răng     3
Hình 1.2.     Các thành phần của lợi     5
Hình 1.3.     Các cơ chính tham gia vào quá trình cười    6
Hình 1.4.     Nụ cười không hở lợi    8
Hình 1.5.     Nụ cười hở lợi.    8
Hình 1.6.     Một số điểm mốc về xương và mô mềm, các mặt phẳng tham chiếu trên phim sọ nghiêng     12
Hình 1.7.     Điểm Zenith     16
Hình 1.8.     Các điểm mốc trên ảnh chuẩn hóa thẳng    16
Hình 1.9.     Các yếu tố liên quan tới cười hở lợi     17
Hình 1.10.     Hở lợi do nguyên nhân chậm mọc răng thụ động     17
Hình 1.11.     Cười hở lợi do mọc trồi quá mức nhóm răng trước HT     19
Hình 1.12.     Chiều cao phía trước XHT trên phim cephalometric     21
Hình 1.13. Phân tích yếu tố liên quan đến cười hở lợi do xương  trên phim sọ nghiêng     22
Hình 1.14.     Viêm lợi do mảng bám ở phụ nữ có thai     24
Hình 2.1.     Dụng cụ khám vô khuẩn và dụng cụ lấy mẫu hàm    27
Hình 2.2.     Máy ảnh và ống kính được sử dụng trong nghiên cứu    28
Hình 2.3.     Thước đo kích thước của răng cửa.    28
Hình 2.4.     Máy chụp phim sọ nghiêng     28
Hình 2.5.     Tư thế đầu tự nhnghỉ môi trên trên ảnh chuẩn hóa    30
Hình 2.6.     Cười tự nhiên (giai đoạn 3) và cười tối đa (giai đoạn 4)    31
Hình 2.7.     Mẫu hàm mài chuẩn.    32
Hình 2.8.     Mức độ bộc lộ lợi khi cười tối đa đo bằng phần mềm VNCeph.    35
Hình 2.9.     Đo chiều cao nhân trung và môi trên bằng phần mềm VNCeph.    35
Hình 2.10.     Các loại đường cười.    36
Hình 2.11.     Các loại cung cười song song (a), cung cười thẳng(b), cung cười ngược hướng(c).    36
Hình 2.12.     Sự đổi màu niêm mạc di động khi dùng Lugol’s 5%.    37
Hình 2.13.     Đo kích thước các răng phía trước hàm trên     38
Hình 2.14.    Các góc, khoảng cách, tỷ lệ  trên phim sọ nghiêng bằng phần mềm VNCeph.    40
 

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment