Đặc điểm bệnh bụi phổi silic ở bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương, năm 2019 – 2020

Đặc điểm bệnh bụi phổi silic ở bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương, năm 2019 – 2020

Đặc điểm bệnh bụi phổi silic ở bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương, năm 2019 – 2020
Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thanh Thảo, Lê Thị Hương, Tạ Thị Kim Nhung, Phạm Thị Quân, Nguyễn Thị Vinh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bụi phổi silic là bệnh tiến triển không hồi phục kể cả khi người mắc đã ra khỏi môi trường lao động có bụi silic và  hậu quả là suy giảm chức năng hô hấp. Nghiên cứu mô tả hồi cứu số liệu từ bệnh án của 86 bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi silic điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 6/2019 đến tháng 5/2020, cho thấy các bệnh nhân này có đặc điểm: 98% là nam giới; lao động khai thác vàng chiếm 33,7%, khai thác đá chiếm 25,5%). Mức độ mắc bệnh chỉ có nốt mờ nhỏ là 36,0%, tỷ lệ có đám mờ lớn loại C là 14,0%. Có 2,9% đồng nhiễm lao, 11,7% đồng nhiễm các vi khuẩn khác. Các triệu chứng cơ năng và thực thể thường gặp nhất: khó thở là 98,8%; ran nổ là 75,6%, ran ẩm là 73,3%. 60,5% rối loạn chức năng hô hấp trong đó trên 80% là rối loạn chức năng hô hấp kiểu hạn chế và hỗn hợp. Cần thực hiện giám sát phát hiện và quản lý bệnh nhân bụi phổi silic suốt đời theo hướng dẫn của ngành y tế.

Bụi phổi silic là bệnh nghề nghiệp xảy ra do hít phải bụi có chứa silic trong môi trường lao động. Đặc điểm của bệnh là gây xơ hóa phổi và tiến triển không hồi phục với đặc trưng là các tổn thương dạng nốt ở phổi. Người  lao  động  mắc  bệnh  bụi  phổi  silic thường dễ mắc các bệnh khác như lao phổi, viêm phổi và ung thư phổi. Bệnh tiến triển gây ra các biến chứng như lao, tâm phế mạn, suy hô hấp.1 Trong đó lao phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và là biến chứng hay gặp nhất. Ngoài ra suy hô hấp cũng là một biến chứng thường gặp do biến đổi xơ hóa và khí thũng rộng, thường kèm theo tâm phế mạn do huyết áp cao ở tiểu tuần hoàn, hậu quả của sự phá hủy lưới mao mạch và sự co thắt các mao quản phổi do giảm oxy huyết.2 Cho đến nay bệnh bụi phổi silic chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh tiến triển theo thời gian kể cả khi người lao động ngừng tiếp xúc với bụi silic.3,4Ngoài các đặc điểm về bệnh học thì bệnh bụi phổi silic còn là bệnh gặp phần lớn ở nam giới trên  40  tuổi. Theo  một  số  nghiên  cứu,  trong số những người mắc bệnh bụi phổi silic được phát hiện tại các cơ sở lao động có nguy cơ thì có 60% – 80% là nam giới trên 40 tuổi.1,5,6 Ở Việt Nam hiện nay vấn đề chăm sóc sức khỏe người lao động ở các nhà máy, công ty có tổ chức quản lý, có đăng ký kinh doanh đã được thực hiện theo quy định của pháp luật. Nhưng  có một bộ phận lớn người lao động làm việc ở các khu vực phi kết cấu như lao động theo hình thức làng nghề, hội nhóm, gia đình nên họ thường không được khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp trong đó có bệnh bụi phổi silic.

Đặc điểm bệnh bụi phổi silic ở bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương, năm 2019 – 2020

Leave a Comment