ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP BỆNH NẶNG CÓ TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT TẠI KHOA CẤP CỨU VÀ HỒI SỨC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG II
ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP BỆNH NẶNG CÓ TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT TẠI KHOA CẤP CỨU VÀ HỒI SỨC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG II
Trần Thế Vinh, Võ Công Đồng
TÓM TẮT :
Mục tiêu: mô tả đặc điểm về dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và các nhóm nguyên nhân thường gặp của trẻ bệnh tại khoa hồi sức và cấp cứu có biểu hiện tăng đường huyết.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu mô tả hàng loạt ca, mô tả 28 bệnh nhân nặng ≤ 15 tuổi có biểu hiện tăng đường huyết, tại Bệnh Viện Nhi Đồng II-TPHCM trong thời gian từ 1/10/2007 đến 30/7/2008.
Kết quả: trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân nặng có tăng đường huyết là 3,7%. Tuổi trung bình là 31,96 ± 36,72 tháng, tỉ lệ tử vong là 32,14%. Thời gian khởi bệnh < 24 giờ – 1 tuần chiếm 89,3%. Đường huyết trung bình lúc nhập viện là 292,43 ± 89,52 mg/dl, đường huyết trung bình 24 giờ sau là 114,15 ± 26,91 mg/dl. Nhóm bệnh nặng thường gặp có biểu hiện tăng đường huyết là nhiễm trùng hô hấp (21,43%), nhiễm trùng thần kinh trung ương (21,43%), ngạt nước (17,86%).
Kết luận: tăng đường huyết trong bệnh lý nặng cấp tính là một tình huống hiếm gặp trên lâm sàng. Nhưng ảnh hưởng đến nguy cơ bệnh tật và tử vong của bệnh nhân tại khoa cấp cứu. Do vậy, cần tầm soát tăng đường huyết trong những trường hợp bệnh nặng và điều trị kịp thời nhằm giảm nguy cơ tử vong và những biến chứng cho bệnh nhân.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất