ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP NHAU CÀI RĂNG LƯỢC TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP NHAU CÀI RĂNG LƯỢC TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Phạm Ái Thụy*, Ngô Thị Kim Phụng**
TÓM TẮT :
Mở đầu: Nhau cài răng lược là nguyên nhân đáng kể gây tử vong cũng như bệnh suất của mẹ và là nguyên nhân tường gặp nhất của cắt tử cung cấp cứu sau sanh. Tỷ lệ nhau cài răng lược tăng song song với việc tăng tỷ lệ mổ lấy thai. Tiền căn mổ lấy thai và nhau tiền đạo là hai nguyên nhân quan trọng nhất của nhau cài răng lược.
Mục tiêu nghiên cứu: Nêu đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng, xử trí và kết cục thai kì trên mẹ và con của các trường hợp NCRL tại bệnh viện Từ Dũ từ tháng 10/2012 đến tháng 04/2013.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca hồi cứu.
Kết quả: có 45 trường hợp thỏa tiêu chí chọn mẫu (được xác định bằng giải phẩu bệnh). 97,8% trường hợp có nhau tiền đạo; 80% trường hợp có tiền căn mổ lấy thai, 46,7% trường hợp có tiền căn hút nạo buồng tử cung, tuổi trung bình của sản phụ là 33,2, số lần sanh trung bình là 2,4 lần, SA chẩn đoán được 91% trường hợp NCRL, MRI chẩn đoán đúng 5/7 trường hợp NCRL (71,4%). Lượng máu mất trung bình là 1842 ml. Lượng máu truyền trung bình là: 6,8 đơn vị hồng cầu lắng. Tổn thương bàng quang 4,4% trường hợp. Tổn thương niệu quản 2,2% trường hợp. Tử vong mẹ 0% và cắt tử cung chu sản là 100%. Tuổi thai khi mổ trung bình 34,5 tuần. Tử vong sơ sinh là 8,9%.
Kết luận: Sản phụ với NCRL tăng nguy cơ băng huyết sau sanh, truyền máu khối lượng lớn, cắt tử cung, tổn thương hệ niệu. Về phía con, nguy cơ chủ yếu là non tháng và tử vong sơ sinh. Trong các trường hợp nhau cài răng lược thì nhau tiền đạo và tiền căn mổ lấy thai chiếm tỉ lệ cao.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất