ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP VIÊM PHỔI NẶNG CÓ KÈM TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN Ở TRẺ TỪ 2 – 12 THÁNG
ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP VIÊM PHỔI NẶNG CÓ KÈM TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN Ở TRẺ TỪ 2 – 12 THÁNG TUỔITẠI KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆNH NHI ĐỒNG 1
Vũ Hữu Hùng*, Phan Hữu Nguyệt Diễm**
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO – World Health Organization) ước tính mỗi năm có khoảng 150 triệu trẻ em được chẩn đoán viêm phổi. Viêm phổi nặng kèm trào ngược dạ dày thực quản (TNDDTQ) làm tăng nguy cơ viêm phổi tái phát, thời gian nằm viện kéo dài. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài này để có biện pháp điều trị thích hợp, hạn chế di chứng, giảm tỷ lệ tử vong và tiết kiệm chi phí điều trị trong bệnh lý này.
Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi sinh, điều trị và kết quả điều trị của trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng bị viêm phổi nặng kèm TNDDTQ.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả hàng loạt ca bệnh nhitừ 2 tháng đến 12 tháng bị viêm phổi kèm TNDDTQ.
Kết quả: Trong 12 tháng, có 196 trẻ bị viêm phổi kèm TNDDTQ: Bệnh hay gặp ở nam, tỷ lệ nam/nữ là 1,97/1, trẻ sinh non < 38 tuần chiếm 26,5%, có 33% trẻ đã có tiền căn viêm phổi trước đây, trẻ có suy dinh dưỡng có tiền căn viêm phổi kèm TNDDTQ cao hơn trẻ bình thường. Trong đó có 92,9% siêu âm lần 1 phát hiện TNDDTQ; có 7,1% siêu âm lần 2 mới phát hiện TNDDTQ. Tỷ lệ trẻ điều trị chống trào ngược muộn có nguy cơ trở nặng và phải thở oxy cao hơn nhóm trẻ được điều trị chống trào ngược sớm. Điều trị chống trào ngược sớm có tỷ lệ thất bại điều trị thấp. Thời gian nằm viện trung bình là 13,6 ngày.
Kết luận: bệnh viêm phổi kèm TNDDTQ gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái. Trẻ sinh non và suy dinh dưỡng có nguy cơ bị bệnh cao. Trẻ điều trị chống trào ngược muộn có nguy cơ trở nặng và phải thở oxy cao hơn nhóm trẻ được điều trị chống trào ngược sớm.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất