Đặc điểm cận thị ở trẻ em và một số yếu tố liên quan đến sự tiến triển cận thị
Sự gia tăng tỷ lệ cận thị cũng như tiến triển của cận thị ở trẻ em hiện nay đang là một vấn đề đáng lo ngại. Nghiên cứu được thực hiện nhằm nhận xét đặc điểm lâm sàng của tật cận thị ở trẻ em tuổi học sinh và đánh giá những yếu tố liên quan đến tiến triển cận thị. Kết quả cho thấy tỷ lệ xuất hiện cận thị cao nhất ở học sinh tiểu học (55,2%). Độ cận thị trung bình là: -2,8D ± 1,53. Độ cận thị tăng nhiều ở: 42,9% bệnh nhân cận thị trên 4 năm, 43,8% bệnh nhân cận thị nặng, 71,4% bệnh nhân đeo kính liên tục, 58,2% học sinh giỏi, 64,3% bệnh nhân sử dụng mắt nhìn gằn nhiều. Từ đó có thể kết luận, sự tăng độ cận thị có sự liên quan có ý nghĩa thống kê với thời gian mắc cận thị, độ cận thị cao, việc tái khám không theo định kỳ, đeo kính liên tục, học tập nhiều và sử dụng mắt cho nhìn gằn kéo dài.
Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân chính gây giảm thị lực ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về tình hình tật khúc xạ cũng như cận thị ở trẻ em [1, 2, 3, 4, 5, 6]. Mặc dù các tỷ lệ được đưa ra rất khác nhau nhưng nói chung đều cho thấy số trẻ em cận thị ngày càng nhiều và tỷ lệ cận thị tăng dần theo cấp học và khác nhau giữa các khu vực thành phố hay nông thôn.
Đã có nhiều nghiên cứu dịch tễ học về tật khúc xạ nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá riêng biệt những yếu tố liên quan đến sự tiến triển của cận thị. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu: nhận xét đặc điểm lâm sàng của tật cận thị ở trẻ em tuổi học sinh và đánh giá những yếu tố liên quan đến sự tiến triển cận thị.
Tuổi phát hiện cận thị: ở lứa tuổi 5 đến < 12 có 138 bệnh nhân (55,2%), lứa tuổi 12 đến < 16 có 106 bệnh nhân (42,4%), lứa tuổi 16 -18 có 6 bệnh nhân (2,4%). Độ cận thị: độ nhẹ có 185 bệnh nhân (74%), độ cận thị trung bình có 33 bệnh nhân (13,2%), độ cận thị nặng có 32 bệnh nhân (12,8%). Độ cận thị trung bình là: -2,8D ± 1,53. Thời gian mắc cận thị: dưới 2 năm có 178 bệnh nhân (71,2%), từ 3 đến 4 năm có 51% (20,4%), trên 4 năm có 21 bệnh nhân (8,4%). Yếu tố gia đình: 85 bệnh nhân (34%) có bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị cận thị, 165 (66%) bệnh nhân không có yếu tố gia đình. Loạn thị kèm theo cận thị có ở 54 bệnh nhân (21,6%). Về yếu tố học đường: có 95 bệnh nhân (38%) là học sinh trường
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích